Bệnh cúm A tăng đột biến giữa mùa hè – Liệu có nguy hiểm?

Cập nhật 12/05/2023

1.1K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Chỉ trong vòng 2 tuần gần đây, mỗi ngày có đến ¼-⅕ tổng số bệnh Nhi đến khám tại bệnh viện Nhiệt đới Trung ương do mắc cúm A. Về mặt lý thuyết, bệnh cúm A là một dạng bệnh lý thường xuất hiện vào mùa đông xuân, khi thời tiết lạnh do các chủng virus cúm A như H1N1, H5N1, H7N9… gây ra. Tuy nhiên, theo báo cáo thực tế năm nay lại cho thấy số lượng mắc cúm A tăng lên sớm hơn, thậm chí nhiều nơi tạo thành các ổ dịch, bùng phát và lây truyền khá nhanh. Đáng ngại hơn, một số trường hợp còn diễn biến nặng, nguy kịch.

Bác sĩ thăm khám bệnh nhân nhi mắc cúm A

Bác sĩ thăm khám bệnh nhân nhi mắc cúm A tại Bệnh viện bệnh nhiệt đới TW

Số lượng bệnh nhân cúm A tăng vọt

Hà Nội ghi nhận thông tin chùm ca bệnh cúm A gồm 20 công nhân tại một khu công nghiệp ở Đông Anh, đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương. Cũng theo báo cáo, tuần qua đã ghi nhận hơn 100 bệnh nhi mắc cúm A nhập viện phải theo dõi. Không chỉ trẻ em mà tại các bệnh viện đã ghi nhận nhiều trường hợp người lớn mắc cúm A.

Tại bệnh viện Thanh Nhàn, mỗi ngày cũng có đến hàng chục bệnh nhân cúm A đến khám và điều trị. Nhiều người đến khám với biểu hiện sốt cao, mệt mỏi, có người nặng hơn bị viêm phổi, suy hô hấp.

Trường hợp bệnh nhi ở Nghệ An nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, tổn thương phổi và phải chạy ECMO. Trường hợp này được xác định mắc cúm A/H5N1. Gia đình cho biết, trước khi chuyển lên bệnh viện Nhi, cháu đã điều trị tại bệnh viện huyện – tỉnh 7 ngày với triệu chứng sốt cao, ho và không có tiền sử tiếp xúc với gia cầm.

Các chuyên gia đánh giá số ca mắc cúm A tăng bất ngờ tại Hà Nội hiện nay là hoàn toàn “bất thường” và chưa thể lý giải chính xác cho điều này.

Số lượng bệnh nhân nhập viện vì bệnh cúm A tăng nhanh bất thường

Số lượng bệnh nhân nhập viện vì cúm A tăng nhanh bất thường

Các loại virus cúm A

Cúm A/H1N1

Cúm A/H1N1 là chủng virus cúm được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ghi nhận vào năm 2009. Ban đầu, cúm A/H1N1 được gọi là “cúm lợn” vì theo các nghiên cứu về nguồn gốc lây bệnh, các nhà khoa học cho rằng chủng cúm này có nguồn gốc từ lợn. Cúm A/H1N1 có tốc độ lây lan nhanh và dễ bùng phát thành các đợt dịch và đại dịch.

Tuy nhiên đây chưa phải là một loại bệnh nguy hiểm như cúm A/H5N1 hay A/H7N9, nhưng cúm A/H1N1 lại có khả năng gây bội nhiễm, viêm phổi nặng, suy đa tạng hoặc thậm chí là tử vong ở một số người có bệnh nền, hoặc mắc bệnh mãn tính. Theo thống kê cho thấy, mỗi năm ghi nhận trên 500.000 trường hợp tử vong do cúm A/H1N1.

Virus Cúm A/H1N1

Virus Cúm A/H1N1 có tốc độ lây lan và bùng phát nhanh

Cúm A/H5N1

Xuất hiện vào năm 1997, sự bùng phát của virus cúm A/H5N1 đã giết chết hàng chục triệu gia cầm. Từ tháng 12/2003 – 6/2008 đã có 243 người tử vong do cúm gia cầm trong tổng số 385 ca nhiễm ở 15 quốc gia khác nhau, trong đó chủ yếu là các nước Châu Á. Báo cáo từ các tổ chức y tế, Indonesia được ghi nhận là quốc gia có nhiều ca tử vong do cúm A/H5N1 nhất, với 110 người chết, trong 135 ca nhiễm.

Con số thống kê tại Việt nam cũng ở mức rất cao, kể từ khi xuất hiện vào cuối năm 2003 – 9/2008, Việt Nam đã ghi nhận có 106 trường hợp nhiễm cúm A/H5N1 và có đến 52 ca tử vong.

Virus cúm A/H5N1

Virus cúm A/H5N1 bùng phát tại nhiều quốc gia Châu Á

Cúm A/H3N2

Virus cúm A/H3N2 xuất hiện đầu tiên ở Hoa Kỳ vào năm 1968, đucợ xem là “đại dịch kinh hoàng” giết chết 1 triệu người dân trên toàn thế giới, trong số đó phần lớn là người dân Hoa Kỳ với hơn 100 nghìn người.

Chủng virus gồm 2 gen từ virus cúm A là: hemagglutinin H3 và N2 neuraminidase và có thể lây nhiễm cho chim, người và động vật có vú. Virus dễ lưu hành trên toàn thế giới dưới dạng cúm A theo mùa.

Virus cúm A/H3N2

Virus cúm A/H3N2 đại dịch kinh hoàng tại Hoa Kỳ năm 1968

Cúm A/H7N9

Khởi phát vào tháng 3/2013 tại Trung Quốc, ca nhiễm virus cúm A/H7N9 đầu tiên chóng bùng phát mạnh thành những trận đại dịch. Đây là loại virus có độc tính rất cao, có khả năng lây truyền từ người sang người, bệnh có khả năng nhân lên trong các cơ quan hô hấp, tiêu hóa, sinh sản, tiết niệu, tồn tại trong dịch tiết của cơ thể như nước mũi, nước bọt, nước mắt và phân,…

Đến nay, những báo cáo cho thấy bệnh nhân nhiễm virus cúm A/H7N9 hầu hết đều được ghi nhận mắc viêm phổi. Đối với những trường hợp nặng, không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Có ít trường hợp nhiễm virus cúm A/H7N9 có triệu chứng giống cúm tự hồi phục mà không cần sự can thiệp của các biện pháp y tế.

Vius cúm A/H7N9

Vius cúm A/H7N9 có độc tính cao mức độ lây nhanh và biến chứng nguy hiểm

Cúm A biến chứng nguy hiểm

Cúm A rất dễ lây lan, mọi người đều có thể mắc phải, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, người già và phụ nữ có thai. Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm:

  • Viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng đường tiết niệu
  • Tiến triển nặng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở, tím tái, phù phổi do suy tim và có thể gây tử vong
  • Phù não và tổn thương gan trầm trọng, tỷ lệ tử vong rất cao
  • Với phụ nữ đang mang thai nếu mắc cúm A có thể gây ra biến chứng viêm phổi hoặc sẩy thai. Nếu mắc cúm trong 3 tháng đầu có thể gây ra biến chứng ở thai nhi, nhất là bệnh lý về hệ thần kinh trung ương, tuy nhiên không gây quái thai.

Việc quan trọng hàng đầu là phát hiện bệnh và đi thăm khám kịp thời ngay từ sớm, ngăn ngừa biến chứng. Nhận biết ngay các dấu hiệu cúm A điển hình:

  • Sốt kèm theo viêm họng nhẹ, hắt hơi, ho.
  • Nghẹt mũi kéo dài vài ngày.
  • Trường hợp nặng có thể bị tức ngực, khó chịu và ho khan.
  • Trẻ nhiễm cúm A thường sốt cao 39-40 độ, da mắt xung huyết, ăn kém, quấy khóc…

Ngay khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ cúm A, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị hiệu quả và hướng dẫn chăm sóc đúng cách. Tuyệt đối không tự mua thuốc điều trị tại nhà tránh làm bệnh trở nặng hơn.

Xét nghiệm chẩn đoán cúm A

RT-PCR: Kỹ thuật xét nghiệm Real-Time PCR (Polymerase Chain Reaction) là phương pháp có độ đặc hiệu cao và đặc trưng nhất để kiểm tra và phân loại virus cúm. Phương pháp này cho ra kết quả trong vòng 4-6 giờ.

Miễn dịch huỳnh quang: Phương pháp có độ nhạy và đặc hiệu thấp hơn phương pháp RT-PCR, nhưng cho ra kết quả chỉ sau vài giờ nhận mẫu bệnh phẩm.

Xét nghiệm nhanh (RIDTs): Phương pháp test nhanh, có kết quả sau 10-15 phút nhưng không chính xác như các loại xét nghiệm cúm khác. Hiệu suất của xét nghiệm phụ thuộc nhiều vào độ tuổi bệnh nhân, thời gian mắc bệnh, loại bệnh phẩm và chủng virus cúm. Nên kết hợp xét nghiệm nhanh với những phương pháp xét nghiệm chẩn đoán khác khi kết quả xét nghiệm nhanh âm tính.

Phân lập virus: Đây không phải là xét nghiệm sàng lọc, nhưng trong thời gian bệnh cúm hoạt động nên thực hiện trên mẫu bệnh phẩm thu thập từ những người nghi ngờ mắc cúm, đặc biệt là những đối tượng có yếu tố dịch tễ với cúm.

Chi phí test nhanh cúm A B bao nhiêu tiền?

Xét nghiệm influenza virus A B test nhanh nhằm phát hiện định tính kháng thể kháng Hemagglutinin, giúp phát hiện trực tiếp các kháng nguyên các chủng virus cúm với độ chính xác cao và nhanh chóng.

Tổ hợp y tế MEDIPLUS giảm giá xét nghiệm cúm A B influenza virus test nhanh chỉ còn 331.000 đồng. Nhanh chóng, chính xác và tiết kiệm, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp hotline 1900 3366 hoặc trực tiếp đến địa chỉ 99 Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.

Cách điều trị bệnh cúm A

Với những bệnh nhân mắc cúm A, các triệu chứng ở mức độ nhẹ, không biến chứng có thể được chăm sóc và điều trị tại nhà.

CHẾ ĐỘ SINH HOẠT SỬ DỤNG THUỐC PHÒNG BỆNH XỬ LÝ
Xây dựng chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Uống nhiều nước và hạn chế ăn uống các thực phẩm lạnh. Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt theo phác đồ chỉ định của bác sĩ điều trị. Cúm có thể lây nhanh, vậy nên hạn chế đến những nơi đông hoặc tiếp xúc với nhiều người, nếu có cần phải sử dụng khẩu trang y tế. Trong trường hợp, sau khoảng 7 ngày các triệu chứng không thuyên giảm mà tiến triển nặng hơn, người bệnh cần được đưa đến cơ sở y tế, PK chuyên khoa để được xử lý kịp thời.

Với những trường hợp tiến triển nặng hơn, xuất hiện biến chứng, cần nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất có đủ điều kiện y tế và cấp cứu hồi sức ban đầu để được theo dõi, làm các xét nghiệm và dùng thuốc chỉ định phù hợp.

Sử dụng thuốc Tamiflu điều trị bệnh cúm A không biến chứng cho trẻ trên 1 tuổi và người lớn. Tamiflu là thuốc hỗ trợ điều trị, không phải thuốc điều trị đặc hiệu cúm A và chỉ phát huy tác dụng tối đa nếu được sử dụng trong vòng 24h. Mặt khác, Tamiflu chỉ điều trị cúm A không biến chứng, nếu phát hiện biến chứng, bệnh nhân cần được điều trị kết hợp cùng các loại thuốc kháng sinh khác.

*LƯU Ý: Không tự ý mua thuốc và điều trị khi chưa có sự hưỡng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa!

Các câu hỏi khác liên quan về bệnh cúm A

Bệnh cúm A có lây không? Lây qua đường nào?

Câu trả lời là . Đây là một bệnh lây nhiễm và nhanh trên diện rộng qua con đường chủ yếu:

  • Qua giọt bắn: khi người bệnh nói chuyện, ho, hắt hơi sẽ bắn ra những giọt dịch chứa virus từ đường hô hấp. Người lành tiếp xúc nói chuyện, hoặc hít phải sẽ bị nhiễm virus cúm A.
  • Qua tiếp xúc với đồ vật, bề mặt có chứa các giọt nước bọt hay dịch tiết mũi họng của người bệnh bắn ra bám vào người bình thường, sau đó đưa tay lên mũi, miệng dễ bị mắc bệnh.

Đây là một trong các dạng bệnh lý có khả năng lây nhanh từ người sang người trong khoảng thời gian từ 1 ngày trước cho đến 7 ngày sau khi mắc bệnh.

Mắc cúm A bao lâu thì khỏi?

Điều trị sớm bệnh có thể khỏi sau khoảng 1 tuần. Một số trường hợp đặc biệt khác như có bệnh nền, người cao tuổi, sức đề kháng yếu, phụ nữ có thai bệnh có thể chuyển biến thành viêm phổi, suy hô hấp, thậm chí nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể dẫn đến tử vong.

Bị cúm A rồi có bị lại không?

Đã từ bị cúm A thì vẫn CÓ bị lại. Với các chủng cúm A, người mắc bệnh khi đã từng mắc và đã điều trị khỏi trước đó thì vẫn có khả năng tái nhiễm. Điều này là vì khả năng miễn dịch của người đã bệnh kém, kể cả khi khỏi bệnh nhưng tiếp xúc với nguồn bệnh thì vẫn bị như thường. Ngoài ra, các loại virus cúm A biến đổi khá nhanh và liên tục theo thời gian, nếu không được tiêm vacxin, các chủng cúm mới có thể tấn công và đe dọa sức khỏe, tính mạng người bệnh bất cứ lúc nào.

Có vắc xin phòng cúm A không?

Hiện tại có vắc xin phòng cúm A, lưu hành Việt Nam bao gồm các loại: Influvac Tetra (Hà Lan), Ivacflu-S (Việt Nam) và Vaxigrip Tetra (Pháp) vắc xin phòng cúm Tứ giá thế hệ mới, phòng được 4 chủng cúm A (H1N1, H3N2) và B (Yamagata, Victoria) cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.

Cúm A là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, do vậy tránh đưa trẻ tập trung nơi đông người, đặc biệt là tiếp xúc với những người bị cúm. Cần đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để để hạn chế lây nhiễm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hoặc cần được tư vấn giải đáp, khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 hoặc nhắn tin trực tiếp qua Fanpage Facebook của Tổ hợp để nhận hỗ trợ từ các chuyên gia hàng đầu của MEDIPLUS!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Quan hệ chạm vào cổ tử cung có sao không? 3 lưu ý cho bạn nữ

    Cổ tử cung là một bộ phận quan trọng trong cơ thể phụ nữ, có độ nhạy cảm cao. Trong quan hệ tình dục, đôi…

    16 Th9, 2024
    8.6K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ bao lâu thì thử que cho kết quả đúng? Cần lưu ý gì?

    Quan hệ bao lâu thì thử que cho kết quả đúng là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm nhất, đặc biệt là những…

    28 Th10, 2024
    4.8K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    [Giải đáp] Quan hệ 2 lần liên tiếp có thai không?

    Quan hệ tình dục không chỉ giúp bạn thỏa mãn nhu cầu mà còn giúp gắn kết tình cảm giữa hai người. Tuy nhiên, đôi…

    28 Th10, 2024
    2.5K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ xong đi tiểu buốt là bệnh gì? Khi nào cần đi khám?

    Hiện tượng quan hệ xong đi tiểu buốt thường gặp ở cả nam và nữ. Điều này không chỉ gây ra sự khó chịu mà…

    28 Th10, 2024
    404

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám