Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không? [HỎI ĐÁP]

Cập nhật 03/01/2024

3.1K

BS. Phạm Tùng Dương

Tham vấn y khoa:BS. Phạm Tùng Dương

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Cường giáp là tình trạng tăng cường sản xuất các hormone tuyến giáp tự do, bao gồm hormone T3 (triiodothyronine) và hormone T4( Tetraiodothyronine – thyroxine, T4), một cách bất thường gây các biến chứng nguy hiểm như gầy sút cân, tim đập nhanh ,…Điều này khiến rất nhiều bệnh nhân cường giáp lo lắng và băn khoăn không biết bệnh cường giáp có chữa khỏi được không, tình trạng này có buộc phải phẫu thuật tuyến giáp? Cùng MEDIPLUS đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!

Bệnh cường giáp là gì?

Tuyến giáp là một trong chín tuyến nội tiết của cơ thể, có hình dạng cánh bướm nằm ở phía trước cổ. Chúng đảm nhiệm chức năng sản xuất hormone T3 (Triiodothyronine) và hormone T4( Tetraiodothyronine – thyroxine, T4) có vai trò quan trọng trong các hoạt động chuyển hóa, điều hòa nhiệt độ và kiểm soát nhịp tim của cơ thể.

Cường giáp do nhiều nguyên nhân gây nên

Cường giáp do nhiều nguyên nhân gây nên

Bệnh cường giáp hình thành khi tuyến giáp hoạt động quá mức (do tác động từ các chất kích thích tuyến giáp hoặc do tăng chức năng tuyến giáp), chúng sẽ tăng cường tổng hợp và bài tiết các hormone T3, T4 vượt quá nhu cầu sử dụng của cơ thể. Một số bệnh lý thường gặp có thể gây cường giáp bao gồm:

  • Bệnh Basedow: Là dạng cường giáp tự miễn, phổ biến ở những người có bướu giáp lớn và lan tỏa ở cổ. Bệnh chiếm hơn 90% các trường hợp cường giáp.
  • Viêm tuyến giáp: Có thể là viêm các thùy bán cấp, viêm tuyến giáp Hashimoto, viêm tuyến giáp lympho bào thầm lặng (biến thể của viêm tuyến giáp Hashimoto). Trong trường hợp này, cường giáp là kết quả của sự phá hủy tuyến giáp và làm phóng thích các hormone dự trữ. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể chuyển sang giai đoạn suy giáp.
  • Bệnh Plummer (bệnh bướu đơn nhân hoặc đa nhân độc): Bệnh do các đột biến gen trên receptor TSH gây ra, khiến tuyến giáp bị hoạt hóa và kích thích liên tục. Khác với bệnh Basedow, người mắc bệnh Plummer không có biểu hiện tự miễn và thường không có dấu hiệu thuyên giảm bệnh.
  • Cường giáp do thuốc: Một số thuốc như amiodarone, alemtuzumab, thuốc điều trị ung thư, interferon – alpha,… có thể gây viêm tuyến giáp kèm theo cường giáp cũng như các rối loạn tuyến giáp khác. Bệnh nhân điều trị bằng các thuốc này nên được theo dõi chặt chẽ.
  • Ăn quá nhiều iod: Sử dụng nhiều thực phẩm chứa iod có thể gây cường giáp do dư thừa iod cung cấp cho vùng chức năng của tuyến giáp để sản sinh hormone.

Người bị bệnh cường giáp thường có các triệu chứng như lo lắng, run tay, tăng huyết áp, tăng nhịp tim, tăng tiết mồ hôi, mệt mỏi, sụt cân, đi ngoài phân lỏng,… Người mắc bệnh Basedow còn có thêm biểu hiện lồi mắt, chảy nước mắt, cảm giác nóng rát và chói mắt.

Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như rung tâm nhĩ, đột quỵ, suy tim sung huyết, loãng xương,… Ngoài ra, cường giáp cũng gây rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ tăng nguy cơ khó mang thai.

Theo thống kê, tỷ lệ mắc cường giáp ở phụ nữ cao gấp 2-10 lần nam giới. Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh gồm:

  • Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tuyến giáp.
  • Người mắc một số bệnh lý mãn tính như thiếu máu ác tính, đái tháo đường type 1, suy thượng thận nguyên phát, rối loạn nội tiết tố,…
  • Thường xuyên sử dụng các loại thực phẩm giàu iod như tảo, rong biển,…
  • Người đã và đang dùng thuốc có hàm lượng iod cao như amiodarone.
  • Người đã phẫu thuật tuyến giáp hoặc có các vấn đề liên quan đến tuyến giáp như bướu cổ.
  • Tuổi trên 60, nhất là phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới.

Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?

Người mắc bệnh cường giáp ở giai đoạn nặng có thể phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Một số biến chứng thường gặp nếu người bệnh mắc chứng cường giáp có thể kể đến như:

  • Các vấn đề về mắt như song thị, nhạy cảm ánh sáng, đau mắt, mất thị lực.
  • Cơn bão giáp: Là một tình trạng mất bù của cường giáp, có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu không điều trị kịp thời.
  • Rối loạn nhịp tim: Tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, suy tim cùng nhiều vấn đề tim mạch khác,…
  • Biến chứng trong thai kỳ đối với phụ nữ mang thai như tăng huyết áp, sinh con nhẹ cân, sảy thai, sinh non.

Theo báo cáo, có đến 50% người mắc bệnh cường giáp không được chẩn đoán và điều trị kịp thời do triệu chứng bệnh không đặc trưng, dễ nhầm lẫn với nhiều bệnh lý khác. Điều này khiến nhiều người lo lắng, băn khoăn không biết liệu bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?

Cường giáp gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh

Cường giáp gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bệnh

Tham vấn y khoa Ths Bác sĩ Nguyễn Danh Quỳnh – Bác sĩ Tai mũi họng & Ung bướu MEDIPLUS cho biết, bệnh cường giáp hoàn toàn có thể được chữa khỏi nếu người bệnh tuân thủ quá trình thăm khám và điều trị. Khi nhận thấy các biểu hiện đặc trưng của bệnh như bướu cổ sưng tấy, mắt lồi, móng tay dễ gãy, rụng tóc,… người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra, chẩn đoán và chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.

Về phương pháp và liệu trình điều trị Bác sĩ Quỳnh cho biết thêm, hiện nay có 3 phương pháp điều trị cường giáp phổ biến bao gồm: Điều trị nội khoa (dùng thuốc), sử dụng chất phóng xạ (uống iod gắn chất phóng xạ) và phẫu thuật tuyến giáp. Nếu người bệnh tuân thủ phác đồ điều trị, tuyến giáp sẽ hoạt động bình thường trở lại, nồng độ hormone được cân bằng cũng như chấm dứt các triệu chứng khó chịu của bệnh.

Bên cạnh việc tuân thủ điều trị, người bệnh cường giáp cần hạn chế ăn các thực phẩm giàu iod như rau cần tây, rau chân vịt, cải thảo, bắp cải, hải sản, rong biển, lòng đỏ trứng, phomai,…Theo đó, lượng iod tối đa được dung nạp mỗi ngày rơi vào khoảng 150 microgam. Riêng đối với người bị bệnh Basedow, cần kết hợp chế độ nghỉ ngơi, thư giãn và tập thể dục hợp lý để tránh căng thẳng, stress – là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ gây cường giáp.

*Lưu ý: Người bệnh cường giáp tuyệt đối không được tự điều trị bằng cách lấy kim châm vào bướu, dùng dao lam rạch bướu hoặc đắp lá vào bướu,… Điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây áp xe tại vùng cổ khiến quá trình điều trị trở nên khó khăn và kéo dài hơn.

Bệnh cường giáp có tự khỏi được không?

Trong hầu hết các trường hợp, bệnh cường giáp không thể tự khỏi nếu không được điều trị. Mục tiêu điều trị là cân bằng hoạt động của tuyến giáp và duy trì tình trạng này trong khoảng thời gian dài nhất có thể, đồng thời, dự phòng và điều trị biến chứng nếu có.

Trong trường hợp người bệnh sử dụng thuốc kháng giáp để điều trị, quá trình này có thể dừng sau 18-24 tháng. Đặc biệt, tỷ lệ khỏi bệnh lên đến 40-70% chỉ sau 1-2 năm. Bên cạnh đó, có nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, những bệnh nhân sử dụng hormone tuyến giáp kết hợp với chế độ ăn uống phù hợp thường có tỷ lệ khỏi bệnh cao.

Sau khi kết thúc quá trình điều trị, người bệnh phải tái khám 3 tháng một lần trong năm đầu tiên vì bệnh rất dễ tái phát vào giai đoạn này. Trong trường hợp tái phát, người bệnh sẽ được bác sĩ cân nhắc chỉ định các phác đồ điều trị: tiếp tục dùng thuốc kháng giáp, áp dụng liệu pháp iod phóng xạ, hoặc điều trị ngoại khoa.

Cường giáp không thể tự khỏi mà phải điều trị

Cường giáp không thể tự khỏi mà phải điều trị

Bệnh cường giáp khi nào nên mổ?

Căn cứ vào nguyên nhân, độ tuổi, tình trạng mang thai, mức độ cường giáp và các bệnh lý mãn tính kèm theo, bác sĩ có thể sẽ chỉ định can thiệp ngoại khoa bằng cách phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp.

Tương tự như liệu pháp phóng xạ, sau phẫu thuật, người bệnh dễ bị suy giáp. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc bổ sung hormone tuyến giáp phù hợp để điều chỉnh nồng độ của chúng về trạng thái cân bằng.

Bên cạnh đó, quá trình phẫu thuật tuyến giáp có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro như mất máu, tổn thương dây thanh quản, khàn giọng, để lại sẹo,…Trong trường hợp cắt hoàn toàn tuyến giáp, người bệnh phải dùng thuốc bổ sung hormon tuyến giáp suốt đời. Do đó, chỉ định ngoại khoa thường được xem như là biện pháp cuối cùng sau khi đã cân nhắc toàn diện giữa lợi ích và rủi ro cho người bệnh, cụ thể trong các trường hợp sau:

  • Người bệnh không đáp ứng với các phương pháp trước đó, bao gồm việc điều trị bằng thuốc kháng giáp và uống iod phóng xạ khiến bệnh cường giáp tái phát.
  • Viêm tuyến giáp nặng hoặc bướu cổ kích thước lớn (độ 2-3) đã điều trị nội khoa ổn định. Bệnh nhân có biểu hiện lên cân, hết run tay, nhịp tim bình thường.
  • Người bệnh có vấn đề về mắt hoặc tình trạng hoạt động quá mức của tuyến giáp có ảnh hưởng đến mắt.
  • Phụ nữ mang thai ở tháng thứ 3-4 hoặc bà mẹ đang cho con bú.
  • Người không có điều kiện điều trị nội khoa.
Chỉ áp dụng phẫu thuật tuyến giáp cho một số đối tượng nhất định

Chỉ áp dụng phẫu thuật tuyến giáp cho một số đối tượng nhất định

Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc: “Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?” Nhìn chung, bệnh cường giáp hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm nếu người bệnh tuân thủ phác đồ và chỉ định của bác sĩ. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 hoặc Fanpage Facebook của Tổ hợp Y tế MEDIPLUS để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia nhanh nhất.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

5/5 - (1 bình chọn)

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Quan hệ bị rách môi bé có sao không? 2 Cách xử lý

    Rách môi bé khi quan hệ là tình trạng của nhiều chị em phụ nữ. Vậy nguyên nhân do đâu mà môi cô bé bị…

    28 Th10, 2024
    3.4K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Nước tiểu màu cam là bị làm sao? Chữa thế nào?

    Cơ thể tốt nhất khi nước tiểu có màu vàng đậm hoặc vàng trong. Tuy nhiên, một số người lại có nước tiểu màu cam,…

    07 Th11, 2024
    562

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ ở tuổi 16 có sao không? Có đi tù không?

    Quan hệ tình dục ở tuổi 16 là một chủ đề nhạy cảm và thường gây nhiều thắc mắc cho các bạn trẻ. Nhiều người…

    18 Th12, 2024
    174

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ ở tuổi 13 có sao không? Có phạm tội không?

    Quan hệ tình dục ở tuổi 13 có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ở độ tuổi này, cơ thể và…

    16 Th9, 2024
    2.0K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám