Bệnh cường giáp là gì? Bướu cổ, cổ sưng to có nguy hiểm?

Cập nhật 12/06/2023

2.2K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Bệnh cường giáp là một trong số các bệnh lý tuyến giáp phổ biến, biểu hiện bằng việc tuyến giáp tiết quá nhiều hormone, gây rối loạn các quá trình trao đổi chất của các cơ quan. Cường giáp nếu không được điều trị sớm sẽ là mối đe dọa rất lớn đến nhiều cơ quan, khiến sức khỏe suy yếu nhanh chóng.

1. Bệnh cường giáp là gì?

Bạn cần biết, tuyến giáp là một cơ quan nhỏ nằm ở trước cổ, có hình cánh bướm với chức năng kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể, tác động đến hoạt động của hầu hết các cơ quan. Tuy nhiên, đôi khi tuyến giáp hoạt động năng suất hơn bình thường, tiết ra lượng lớn hormone tuyến giáp vào máu cao hơn nhu cầu của cơ thể cần gây ra bệnh cường giáp. Các trường hợp khi bị cường giáp, hoạt động trao đổi chất của cơ thể cũng bị ảnh hưởng, dẫn đến loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, tâm trạng thay đổi, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, giảm cân,…

Tuyến giáp hoạt động quá mức gây ra bệnh cường giáp

Tuyến giáp hoạt động quá mức gây ra bệnh cường giáp

2. Nguyên nhân bệnh cường giáp hình thành

Các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp bao gồm:

  • Bệnh Basedow (hay Graves): Là một bệnh lý có tính di truyền từ thế hệ trước sang các thế hệ trong cùng gia đình. Graves gây suy giảm hệ thống miễn dịch, kích thích tuyến giáp tăng cường sản xuất hormone, lâu ngày dẫn đến cường giáp. Bệnh Basedow được cho là nguyên nhân chính, dẫn đến 85% các trường hợp cường giáp.
  • Thừa iốt: Iốt là thành phần tham gia kích thích tuyến giáp tăng sản xuất hormone. Do đó, những người có chế độ dinh dưỡng bổ sung quá nhiều iốt cũng là lý do khiến cho tuyến giáp hoạt động quá mức.
  • Viêm tuyến giáp: Biểu hiện bằng việc tuyến giáp bị viêm nhiễm, có thể gây đau nhức cổ hoặc tiến triển âm thầm khiến người bệnh không nhận ra.Viêm tuyến giáp thường xuất hiện sau khi sinh khoảng 1 năm hay còn gọi là viêm tuyến giáp sau sinh. Tình trạng viêm nhiễm nếu không được khắc phục sớm sẽ dẫn đến suy giáp, rối loạn chức năng sản xuất hormon của tuyến giáp. Do đó, khám sức khỏe định kỳ mỗi năm 1 lần là cách tốt nhất để phát hiện, khắc phục sớm viêm tuyến giáp.
  • Tăng chức năng tuyến giáp: Tuyến giáp hoạt động quá mức có thể gây nên các nốt sần, cục u xuất hiện bên trong tuyến giáp. Các nốt u, sần này có thể lành tính hoặc tiềm ẩn mầm mống ung thư, tuy nhiên tỷ lệ này rất thấp. Các cục u tuyến giáp là yếu tố kích thích tuyến giáp sản xuất nhiều hormone hơn bình thường, lâu ngày dẫn đến cường giáp.
  • Tác dụng thuốc tăng hormone: Các trường hợp suy giáp, sử dụng thuốc kích thích tiết hormon tuyến giáp quá liều có thể khiến tuyến giáp tiết hormon quá mức, không kiểm soát được. Do đó, tuân thủ đúng chỉ định, liều dùng của bác sĩ là cách tốt nhất để đưa hoạt động của tuyến giáp trở về bình thường.
Các yếu tố làm tăng nguy cơ và là nguyên nhân gây bệnh cường giáp

Các yếu tố làm tăng nguy cơ và là nguyên nhân gây bệnh cường giáp

3. Dấu hiệu bệnh cường giáp như thế nào để nhận biết?

Các triệu chứng bệnh cường giáp khá đa dạng. Tuổi càng cao thì biểu hiện bệnh càng không rõ rệt, dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng hay gặp ở tuổi già. Người bệnh có thể nhận biết bệnh lý cường giáp qua một số biểu hiện sau đây:

  • Tim đập nhanh, mạnh, hoặc loạn nhịp.
  • Cân nặng giảm đột ngay cả khi bạn vẫn ăn lượng thức ăn như vậy, thậm chí còn ăn nhiều hơn.
  • Hay có cảm giác thèm ăn.
  • Cơ thể mệt mỏi, vã mồ hôi, các cơ yếu đi.
  • Da mỏng, tóc dễ gãy rụng, móng dễ trầy xước.
  • Cơ thể trở nên nhạy cảm với sự thay đổi của nhiệt độ, khó ngủ về đêm, hay lo lắng, cáu gắt.
  • Đi tiểu thường xuyên, tiểu đêm nhiều lần.
  • Bướu cổ, cổ sưng to hơn bình thường.
  • Tay run.
  • Rối loạn kinh nguyệt.
Dấu hiệu bệnh cường giáp đôi khi lại dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng tuổi già

Dấu hiệu bệnh cường giáp đôi khi lại dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng tuổi già

4. Bệnh cường giáp có nguy hiểm không, gây biến chứng gì?

Tuyến giáp hoạt động quá sức nếu không được kiểm soát sớm có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm:

  • Vấn đề về tim: Triệu chứng điển hình khi mắc bệnh cường giáp là nhịp tim nhanh, loạn nhịp, tim đập mạnh như đánh trống ngực. Các dấu hiệu này kéo dài có thể dẫn đến suy tim, thậm chí là đột quỵ, đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
  • Bão giáp: Đây là biến chứng cường giáp khá hiếm gặp. Do việc sản sinh quá nhiều hormon tuyến giáp khiến người bệnh bị bão giáp với triệu chứng điển hình là sốt, tăng huyết áp, tim đập nhanh. Nếu không được điều trị kịp thời, bão giáp có thể sẽ gây suy tim, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
  • Loãng xương: Người bị cường giáp lâu ngày dễ bị loãng xương do máu phải tăng cường huy động canxi từ xương ra để tham gia vào quá trình chuyển hóa nên dễ khiến xương bị xốp, mỏng, giòn, dễ gãy. Do đó, trong thời gian điều trị cường giáp, bệnh nhân nên được bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D cho đến khi tuyến giáp trở lại hoạt động bình thường để ngăn ngừa nguy cơ loãng xương.
  • Vấn đề về mắt: Biến chứng tại mắt phổ biến nhất ở bệnh nhân cường giáp là mắt lồi to, chủ yếu gặp phải ở các bệnh nhân cường giáp mắc bệnh Basedow. Lúc này mắt sẽ lồi to hơn, nhạy cảm khi tiếp xúc với ánh sáng, dễ chảy nước mắt, giác mạc bị tổn thương hoặc dẫn đến viêm kết mạc.
  • Vấn đề khi mang thai: Việc tuyến giáp sản sinh quá nhiều hormon sẽ gây ra một số biến chứng trong thai kỳ như sinh non, sẩy thai, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Do đó, trong giai đoạn mang thai, mẹ bầu nên kiểm tra nồng độ hormon tuyến giáp thường xuyên để kịp thời can thiệp, điều trị khi có dấu hiệu cường giáp.
Bệnh cường giáp gây nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp sới sức khỏe

Bệnh cường giáp gây nhiều biến chứng ảnh hưởng trực tiếp sới sức khỏe

5. Chẩn đoán bệnh cường giáp bằng cách nào?

Bệnh cường giáp có thể được phát hiện thông qua một số phương pháp thăm khám sau:

Chẩn đoán lâm sàng

Khi nghi ngờ người bệnh mắc cường giáp, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sơ bộ tuyến giáp bằng cách dùng tay sờ lên bên ngoài tuyến giáp xem có bị sưng, căng, mấp mô hay ấn mềm không.

Ngoài ra, bác sĩ sẽ thăm khám thêm một số cơ quan khác như mắt, tim, tay để xem các triệu chứng của bệnh biểu hiện trên các cơ quan này. Cụ thể khi bị cường giáp, các cơ quan này có thể xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Mắt: Đỏ, sưng, nhạy cảm với ánh sáng, dễ chảy nước mắt.
  • Tim: Đập nhanh, dồn dập hoặc loạn nhịp.
  • Tay: Bác sĩ đề nghị người bệnh gập duỗi từ từ hai bên cánh tay, bàn tây để kiểm tra xem có bị run hay không.

Làm xét nghiệm máu

Người bệnh được lấy máu để kiểm tra nồng độ hormon tuyến giáp T3, T4. Nếu nồng độ T3, T4 Trong máu cao hơn ngưỡng cho phép với T3 là từ 1,3-3,1 nmol/l, T4 là từ 0,93-1,7 ng/dL và lượng hormone TSH (hormon ức chế bài tiết hormon khi tuyến giáp hoạt động quá mức) thấp hơn bình thường ( 0,4-5 mIU/L) thì người bệnh được chẩn đoán mắc bệnh cường giáp.

Chẩn đoán hình ảnh

Một số phương pháp chẩn đoán cường giáp khác mà bác sĩ có thể chỉ định như:

  • Xét nghiệm hấp thụ Iốt phóng xạ (RAIU): Với phương pháp này, người bệnh sẽ được uống thuốc iốt phóng xạ để kiểm tra mức độ hấp thụ của các tế bào tuyến giáp. Sau khi uống khoảng 6-24 giờ, người bệnh sẽ được quét cổ để kiểm tra mức độ hấp thụ iốt. Nếu tuyến giáp hấp thụ quá mức iốt thì có nghĩa là lượng hormon T4 đang sản xuất ra quá nhiều, người bệnh có nguy cơ cao mắc cường giáp.
  • Quét tuyến giáp: Sau khi đưa chất phóng xạ vào cơ thể, người bệnh được chụp tuyến giáp trong tư thế nằm ngửa. Thông qua hình ảnh chụp, bác sĩ sẽ quan sát xem tuyến giáp có bị viêm, sưng, có khối u hay không để làm căn cứ chẩn đoán các bệnh lý tuyến giáp.
  • Siêu âm tuyến giáp: Là phương pháp sử dụng sóng siêu âm để thu lấy hình ảnh bên trong tuyến giáp. Từ đó giúp quan sát mức độ tổn thương, bất thường bên trong tuyến.

6. Phương pháp điều trị cường giáp hiện nay

Tùy vào mức độ, giai đoạn bệnh, người mắc cường giáp có thể được chỉ định điều trị bằng một trong các phương pháp sau:

  • Thuốc kháng giáp: Loại thuốc điều trị cường giáp phổ biến nhất phải kể đến là Propylthiouracil (PTU) và Methimazole (Tapazole) với tác dụng giúp ức chế quá trình sản xuất hormon tuyến giáp, giúp cơn cường giáp dần được kiểm soát, ổn định trở lại.
  • Thuốc chẹn Beta: Đây là nhóm thuốc trực tiếp ngăn cản sự hoạt động của các hormon tuyến giáp. Tuy không có tác động ức chế sự bài tiết của các hormon tuyến giáp, không giúp làm giảm nồng độ hormon trong máu nhưng giúp giảm thiểu các triệu chứng căng thẳng, lo lắng, loạn nhịp, tim đập nhanh của bệnh lý cường giáp. Các thuốc chẹn Beta thường được kết hợp với một số nhóm thuốc khác để kéo dài thời gian và hiệu quả điều trị bệnh lý cường giáp.
  • Phóng xạ iốt: Hoạt động theo cơ chế đưa thuốc vào cơ thể để hấp thụ, phá hủy các tế bào cường giáp hoạt động quá mức, giúp làm giảm bài tiết hormon, điều hòa lại hoạt động của tuyến giáp.
  • Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp: Được xem là phương pháp giúp điều trị triệt để bệnh lý cường giáp. Người bệnh có thể được tiến hành cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến, giúp loại trừ triệt để nguyên nhân gây bệnh. Tuy nhiên sau khi cắt bỏ tuyến giáp, lượng hormon tiết ra sẽ bị suy giảm, người bệnh có thể phải dùng thuốc bổ sung hormon tuyến giáp cả đời.
Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chẹn beta hoặc cần phẫu thuật cát bỏ tuyến giáp

Bác sĩ có thể chỉ định thuốc chẹn beta hoặc cần phẫu thuật cát bỏ tuyến giáp

7. Nên chủ động phòng bệnh từ sớm

Bệnh cường giáp ở giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng nên khi phát hiện bệnh thường đã tiến triển nặng. Do đó, phòng bệnh từ sớm là cách tốt nhất để tránh mắc căn bệnh tuyến giáp nguy hiểm này. Một số cách phòng bệnh hiệu quả có thể kể đến như:

  • Xây dựng chế độ tập luyện thể thao thường xuyên, đều đặn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Cơ thể khỏe mạnh sẽ sản sinh ra nhiều kháng thể, tiêu diệt các yếu tố gây bệnh, ngăn ngừa các tế bào ác tính nhân lên, gây hại cho tuyến giáp.
  • Bổ sung đầy đủ Iốt trong các bữa ăn hàng ngày giúp cơ thể khỏe mạnh, trí não minh mẫn, phát triển tốt, phòng ngừa bướu cổ cũng như các biến chứng thai kỳ nguy hiểm ở thai nhi.
  • Khi bị cường giáp, người bệnh rất cần được bổ sung các chất chống oxy hóa như rau củ trái cây,… để tăng sức đề kháng cũng như cân bằng hoạt động của tuyến giáp.
  • Thiết lập các thói quen sống lành mạnh như ăn đủ chất, luyện tập thể thao đều đặn, ngủ đủ giấc, hạn chế đồ ăn chế biến sẵn, không sử dụng các chất kích thích, thuốc lá, không ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ,… để cơ thể được cân bằng, góp phần giúp ổn định hoạt động tuyến giáp, duy trì trạng thái tốt nhất.

Trên đây là bài viết cung cấp các thông tin quan trọng để nhận biết và phòng ngừa sớm bệnh cường giáp. Với bất kỳ một bệnh lý nào, việc phát hiện sớm ngay từ giai đoạn đầu là cách tốt nhất để rút ngắn thời gian điều trị, giúp sức khỏe mau trở lại bình thường. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hoặc cẫn hỗ trợ thêm, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline: 1900 3366 hoặc Fanpage để nhận được tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu của MEDIPLUS!

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Quan hệ ở tuổi 13 có sao không? Có phạm tội không?

    Quan hệ tình dục ở tuổi 13 có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Ở độ tuổi này, cơ thể và…

    16 Th9, 2024
    2.0K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ ngày cuối kinh nguyệt có thai không? 5 Lưu ý

    Bạn đang thắc mắc liệu quan hệ ngày cuối kinh nguyệt có thể dẫn đến việc mang thai không? Mặc dù những ngày cuối kỳ…

    28 Th10, 2024
    1.3K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ bị trào ra ngoài có sao không? Có thai không? 

    Hiện tượng quan hệ bị trào ra ngoài là một vấn đề phổ biến mà nhiều cặp đôi gặp phải, khiến không ít người lo…

    18 Th12, 2024
    645

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Nước tiểu màu cam là bị làm sao? Chữa thế nào?

    Cơ thể tốt nhất khi nước tiểu có màu vàng đậm hoặc vàng trong. Tuy nhiên, một số người lại có nước tiểu màu cam,…

    07 Th11, 2024
    565

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám