Bệnh giang mai lây qua đường nào? 4 cách phòng bệnh

Cập nhật 28/07/2024

211

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Bệnh Xã Hội

Những năm gần đây, các bệnh lây truyền qua đường tình dục trở nên phổ biến hơn với số lượng ca bệnh ngày càng tăng. Giang mai là một trong những bệnh được nhiều người lo ngại do nguy cơ lây nhiễm cao và nhiều con đường lây truyền khác nhau. Vậy bệnh giang mai lây qua đường nào? Tỷ lệ lây nhiễm giang mai ra sao? Hãy cùng Tổ hợp y tế Mediplus tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.

1. Bệnh giang mai là gì? Những ai dễ mắc bệnh

Giang mai là một bệnh nhiễm khuẩn mạn tính lây truyền qua đường tình dục, do vi khuẩn Treponema pallidum gây ra. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn này có thể tồn tại nhiều năm mà không gây ra triệu chứng rõ ràng.

Bệnh giang mai kéo dài có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Đặc biệt, ở giai đoạn cuối, giang mai có thể gây tổn thương thần kinh và dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như liệt, mất thị lực, liệt dương, sa sút trí tuệ và thậm chí đe dọa tính mạng. Phụ nữ mang thai mắc giang mai mà không được điều trị có nguy cơ cao dẫn đến thai lưu hoặc tử vong ở trẻ sơ sinh lên tới 40%.

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai là gì?

Giang mai có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai, nhưng những người sau đây có nguy cơ nhiễm bệnh cao hơn:

  • Quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình, không sử dụng các biện pháp bảo vệ.
  • Quan hệ với người mắc bệnh giang mai.
  • Quan hệ tình dục đồng giới.
  • Người mắc HIV.
  • Người sử dụng methamphetamine hoặc heroin (theo wiki).
  • Phụ nữ mang thai không được chăm sóc trước sinh hoặc khám thai muộn (trong tam cá nguyệt thứ hai hoặc muộn hơn).

2. Bệnh giang mai có lây không? 

Tương tự như các căn bệnh xã hội khác, giang mai là bệnh có thể lây từ người người sang người khác, từ vật thể có chứa vi khuẩn bệnh sang người. Tỷ lệ lây nhiễm giang mai

 qua đường tình dục có thể lên tới 90%.

3. Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Có nhiều con đường có thể lây nhiễm giang mai thường gặp nhất phải kể đến như:

Quan hệ tình dục

Giang mai lây truyền trực tiếp qua tiếp xúc với các săng giang mai. Những vết loét này có thể xuất hiện xung quanh dương vật, âm đạo, hậu môn, trực tràng hoặc trên môi và miệng.  Vậy bệnh giang mai lây qua đường nào? quan hệ tình dục là một trong những con đường lây nhiễm phổ biến nhất. Các yếu tố tăng nguy cơ lây nhiễm bao gồm các bệnh gây tổn thương bộ phận sinh dục và nhiễm HIV/AIDS.

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Bệnh giang mai lây qua đường nào?

Tiếp xúc gián tiếp với xoắn khuẩn giang mai

Lây nhiễm gián tiếp xảy ra khi con người tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai trên các vật dụng cá nhân của người bệnh, chẳng hạn như chăn, mền, hoặc quần áo. Nếu người bình thường có vết thương hở trên cơ thể và tiếp xúc với những đồ dùng này, xoắn khuẩn giang mai có thể xâm nhập qua da hoặc máu và dẫn đến việc mắc bệnh giang mai.

Đường máu

Đường máu cũng là một con đường lây nhiễm giang mai. Sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc kim truyền máu không an toàn là nguyên nhân phổ biến và thường gặp gây lây nhiễm giang mai hiện nay.

Tỷ lệ lây nhiễm giang mai qua đường máu rất cao

Tỷ lệ lây nhiễm giang mai qua đường máu rất cao

Từ mẹ sang con

Ngoài việc lây nhiễm qua đường tình dục và đường máu, bệnh giang mai còn có thể lây từ mẹ sang con. Hầu hết phụ nữ mang thai mắc bệnh giang mai có nguy cơ cao lây nhiễm cho thai nhi, đặc biệt trong khoảng thời gian từ tháng thứ tư đến tháng thứ năm của thai kỳ.

Trong một số trường hợp, giang mai cũng có thể lây lan khi người mẹ sinh thường và em bé tiếp xúc trực tiếp với vết loét hoặc săng giang mai ở vùng hậu môn của mẹ.

Sự lây nhiễm giang mai từ mẹ sang thai nhi hoặc trẻ sơ sinh có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, như sảy thai, sinh non, chậm phát triển hoặc thai chết lưu. Trẻ sơ sinh bị nhiễm giang mai có nguy cơ mắc phải các bệnh như viêm não bẩm sinh, viêm xoang bẩm sinh, cũng như các tổn thương liên quan đến xương khớp và hệ thần kinh.

Xem thêm: Bệnh giang mai có ngứa không? 7 dấu hiệu và 3 triệu chứng

4. Triệu chứng giang mai theo 4 giai đoạn của bệnh

Bệnh giang mai có thể tiến triển qua bốn giai đoạn khác nhau, với mỗi giai đoạn biểu hiện các triệu chứng đặc trưng. Dưới đây là các dấu hiệu điển hình của giang mai ở từng giai đoạn:

  • Giai đoạn nguyên phát: Người bệnh thường xuất hiện vết loét cứng, mịn, không đau, thường tự biến mất sau vài tuần hoặc vài tháng, nhưng điều này không có nghĩa là bệnh đã khỏi.
  • Giai đoạn thứ phát: Người bệnh có thể phát ban hình đồng xu khắp cơ thể. Nốt ban giang mai thường sần sùi nhưng không gây ngứa. Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện bao gồm sốt, mệt mỏi, đau cơ, giảm cân, sưng hạch bạch huyết, nhức đầu, và rụng tóc.
  • Giai đoạn tiềm ẩn: Nếu không được điều trị trong hai giai đoạn đầu, bệnh giang mai sẽ tiến triển sang giai đoạn tiềm ẩn. Trong giai đoạn này, các dấu hiệu của giang mai rất ít hoặc không xuất hiện. Tuy nhiên, nhiễm trùng vẫn tồn tại và có thể kéo dài đến 20 năm, dẫn đến tổn thương tim, xương, hệ thần kinh và các cơ quan khác.
  • Giai đoạn cuối: Khoảng 20% người mắc giang mai sẽ phát triển đến giai đoạn muộn. Trong giai đoạn này, một loạt các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể phát sinh từ từ, bao gồm tổn thương não, suy giảm trí nhớ, rối loạn nhận thức, bệnh tim, rối loạn vận động, tổn thương thần kinh, co giật, và các vấn đề về thị lực.
Triệu chứng giang mai ở giai đoạn cuối

Triệu chứng giang mai ở giai đoạn cuối

5. Cần làm gì khi bị mắc bệnh giang mai?

Bên cạnh việc tìm hiểu giang mai lây qua những đường nào chúng ta cũng cần phải quan tâm cách điều trị bệnh. Việc điều trị sớm là rất quan trọng khi phát hiện bệnh giang mai. Nếu được chẩn đoán và điều trị ở giai đoạn đầu, bệnh có khả năng khỏi cao. Penicillin là kháng sinh thường được sử dụng để điều trị giang mai. Trong trường hợp bệnh được phát hiện trong vòng một năm, ở giai đoạn nguyên phát hoặc thứ phát, một liều tiêm penicillin thường đủ để điều trị; nếu bệnh đã kéo dài hơn, có thể cần thêm liều.

Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị. Việc sử dụng penicillin hoặc các kháng sinh khác có thể gây ra tác dụng phụ như nhức đầu, sốt, đau khớp, buồn nôn, và ớn lạnh, nhưng các triệu chứng này thường chỉ kéo dài trong khoảng một ngày.

6. Cách phòng ngừa bệnh giang mai

  • Để giảm nguy cơ mắc giang mai, việc thực hiện quan hệ tình dục an toàn với biện pháp bảo vệ là rất quan trọng và có vai trò chính trong việc ngăn ngừa lây nhiễm.
  • Ngoài ra nên tránh sử dụng chung các vật dụng cá nhân như kim tiêm để giảm nguy cơ tiếp xúc với dịch tiết hoặc máu có chứa vi khuẩn gây bệnh.
  • Phụ nữ dự định mang thai nên khám sức khỏe trước để kiểm tra tình trạng mắc giang mai và điều trị nếu cần. Nếu phát hiện bệnh trong thời gian mang thai, phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
  • Cuối cùng, thăm khám sức khỏe định kỳ hàng năm không chỉ giúp phát hiện giang mai mà còn nhiều vấn đề sức khỏe khác, từ đó có thể xử lý kịp thời nếu cần.
 Cách phòng ngừa bệnh giang mai

Cách phòng ngừa bệnh giang mai

7. Giải đáp thắc mắc về lây nhiễm giang mai

Bệnh giang mai có chữa được không?

Theo các chuyên gia, giang mai có thể được chữa trị hoàn toàn và không tái phát nếu được phát hiện và điều trị sớm và chính xác. Do đó, người bệnh nên chủ động tiến hành khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Giang mai có lây qua đường miệng không?

Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Bệnh có thể lây truyền qua các hình thức như hôn, quan hệ tình dục bằng miệng, hoặc sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng.

Giang mai có lây qua da không

Có,bệnh giang mai có thể lây truyền qua da, nhưng chủ yếu thông qua tiếp xúc với các vết loét hoặc tổn thương da chứa vi khuẩn.

Bệnh giang mai có lây qua nước bọt không?

Bệnh giang mai hoàn toàn có thể lây truyền qua đường nước bọt nếu người bệnh có các vết loét ở môi, miệng, hoặc họng.

Giang mai có lây qua đường ăn uống không?

Nếu thức ăn bị dính nước bọt của người mắc bệnh giang mai có vết loét trong miệng và người khỏe mạnh ăn chung thức ăn đó, nguy cơ lây nhiễm giang mai qua nước bọt là hoàn toàn có thể xảy ra.

Giang mai có lây qua đường ăn uống không?

Giang mai có lây qua đường ăn uống không?

Giang mai có lây qua quần áo không?

Xoắn khuẩn giang mai có thể tồn tại trên các vật dụng cá nhân, quần áo, chăn gối, nếu chúng tiếp xúc với dịch tiết, máu, hoặc dịch mủ của người mắc bệnh. Nếu người khác tiếp xúc với những vật dụng này và có vết xước trên da, xoắn khuẩn có thể xâm nhập qua da hoặc niêm mạc và vào cơ thể qua đường máu.

Hy vọng rằng qua bài chia sẻ của Tổ hợp y tế Mediplus, mọi người đã có cái nhìn rõ ràng hơn về thắc mắc liên quan đến giang mai lây qua đường nào. Nếu vẫn còn câu hỏi cần tư vấn hoặc đặt lịch khám với bác, chuyên gia hãy liên hệ với hotline 1900.3366 để được tư vấn cụ thể hơn!

*Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế cho khám và điều trị y khoa!

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Chữa sùi mào gà bao nhiêu tiền? Khám ở đâu tốt?

    Chi phí chữa trị sùi mào gà luôn là mối quan tâm hàng đầu của bệnh nhân khi phải đối mặt với vấn đề này.…

    26 Th8, 2024
    65

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Bệnh giang mai có ngứa không? 7 dấu hiệu và 3 triệu chứng

    Bệnh giang mai thường lây lan qua đường tình dục. Căn bệnh này cũng rất ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Vậy bệnh…

    28 Th7, 2024
    234

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    [Tư vấn] Vợ bị sùi mào gà chồng có bị không?

    Vợ bị sùi mào gà chồng có bị không chắc hẳn là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, khi vợ…

    19 Th8, 2024
    127

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Thời gian ủ bệnh sùi mào gà trong bao lâu?

    Sùi mào gà là một bệnh lây truyền qua đường tình dục được gây ra bởi virus HPV. Thời gian ủ bệnh, hay còn gọi…

    19 Th8, 2024
    123

    Chuyên mục: Bệnh Xã Hội

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám