Bệnh sán chó là gì? Có nguy hiểm không, dấu hiệu nhận biết nhiễm sán chó

Cập nhật 12/05/2023

4.2K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Bệnh sán chó là bệnh lý thường gặp ở các loài chó (tỷ lệ mắc bệnh lên đến 21%) và khá hiếm gặp ở người, chủ yếu là trẻ em và những người tiếp xúc trực tiếp với ấu trùng sán dải. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người nhiễm. Hiểu rõ về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết để có biện pháp phòng tránh kịp thời, tránh các biến chứng không mong muốn xảy ra.

Những điều cần biết về sán dây chó

Sán dây chó là loài ký sinh trùng có tên khoa học là Dipylidium caninum, còn được biết đến với nhiều cái tên như sán chó, sán dây bọ chét, sán dây hai lỗ, sán dây dưa chuột hay sán dải chó. Vật chủ của chúng thường là chó và mèo, đôi khi có thể tìm thấy ở người, nhất là trẻ em. Trong một vài báo cáo của CDC, bệnh nhiễm sán chó được phát hiện ở hầu hết các châu lục có người sinh sống trên toàn thế giới.

Về đặc điểm hình thể, sán dải chó có màu hồng nhạt, chiều dài khoảng 10-70cm. Thân gồm 175 đốt hình elip hoặc hình bầu dục. Những đốt ở gần đầu thường ngắn và mảnh, rộng khoảng 0,2mm. Trong khi đó, các đốt sán chưa trưởng thành tập trung chủ yếu ở vùng cổ, có chiều rộng lớn hơn chiều dài. Khi trưởng thành, những đốt sán trở nên vuông hơn, đạt kích thước 27×12 mm lúc già và chứa nhiều trứng.

>>> Có thể bạn quan tâm:

Phần đầu của sán dải chó Dipylidium caninum

Phần đầu của sán dải chó Dipylidium caninum

Sán dải chó thường ký sinh trong ruột non của chó hoặc mèo bị nhiễm bệnh. Những đốt sán già chứa trứng sẽ đứt ra thành đốt hoặc từng đoạn nhỏ, rồi thông qua đường hậu môn hay phân chó ra môi trường ngoài. Trứng sẽ được phóng thích và dính vào lông chó cũng như niêm mạc hậu môn của nó.

Do tập tính thường xuyên liếm khắp cơ thể, liếm vật dụng sinh hoạt, liếm chủ (con người), động tác này đã vô tình khiến trứng sán phát tán khắp nơi không kiểm soát. Bên cạnh đó, các vật chủ trung gian như loài bọ chét Ctenocephalides canis, C. felis felis, C. felis orientis có thể nuốt phải phôi sán đang phát triển thành nang ấu trùng có đuôi (cercocyst), sau đó truyền sang cho con người thông qua việc chơi đùa với chó hoặc vô tình nuốt phải bọ chét, trứng sán.

Sau khi vào cơ thể người, ấu trùng sán chó sẽ phát triển thành sán trưởng thành trong vòng 1 tháng. Không chỉ con người, chó cũng có thể ăn phải bọ chét mang trứng sán hoặc ấu trùng sán chó. Lúc này, sán tiếp tục ký sinh trong ruột non chó và tiếp tục phát triển 1 vòng đời mới.

Chu trình phát triển của sán dải chó Dipylidium caninum

Chu trình phát triển của sán dải chó Dipylidium caninum

Người mắc bệnh sán chó có thể gặp nhiều triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào nơi khu trú của sán. Có hai vị trí phổ biến mà sán chó thường ký sinh ở người là da và não. Sán chó ký sinh trên da thường gây viêm, mẩn ngứa, nổi mề đay,… khá giống với các triệu chứng dị ứng thông thường. Do đó, trường hợp này rất khó nhận biết bằng kiểm tra lâm sàng mà cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác để kết luận.

Sán chó tấn công lên não thường gây nguy hiểm hơn và ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng người bệnh. Tùy vào vị trí tổn thương, số lượng ký sinh trùng và đáp ứng miễn dịch mà biểu hiện của bệnh nhân trên hệ thần kinh sẽ khác nhau. Thông thường, người bệnh bị nhức đầu, chóng mặt, giảm trí nhớ, kém tập trung,… Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển sang động kinh, liệt nửa người, thậm chí là hôn mê sâu.

Nguyên nhân bị bệnh sán chó

Có nhiều nguyên nhân bị nhiễm sán chó cho người như tiếp xúc trực tiếp với thú cưng (vuốt ve, ôm ấp chó mèo), ăn thực phẩm chứa ấu trùng hoặc trứng sán, tiếp xúc với nguồn đất chứa phân của chó nhiễm bệnh,… Thời gian ủ bệnh của mỗi người dài hay ngắn tùy thuộc vào thói quen sinh hoạt, tần suất ăn thực phẩm chứa mầm bệnh, tần suất tiếp xúc với thú cưng hoặc vùng đất nhiễm sán chó.

Một điều đặc biệt cần lưu ý là sán chó không lây trực tiếp từ người sang người. Bởi lẽ, đây là loài ký sinh trùng gây bệnh đặc trưng ở loài chó và chỉ sinh sản tạo vòng đời mới khi ở trong vật chủ này. Bên cạnh đó, sán chó không lây nhiễm qua đường máu và đường sữa mẹ nên khi ký sinh trong cơ thể người, chúng không thể lây truyền từ mẹ sang con.

Tiếp xúc trực tiếp với thú cưng thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm sán chó

Tiếp xúc trực tiếp với thú cưng thường xuyên làm tăng nguy cơ nhiễm sán chó

Đối tượng dễ bị nhiễm sán chó

Trẻ em thường xuyên tiếp xúc với thú cưng, cát, đất có là đối tượng dễ mắc sán chó nhất. Bên cạnh đó, do hậu môn chó nhiễm bệnh có rất nhiều trứng sán, kết hợp với tập tính liếm lông cũng như liếm lên các đồ vật xung quanh của chó, nên trứng sán được phát tán rộng và có thể có mặt ở bất kỳ đâu.

Ngoài ra, những người ăn thực phẩm bị nhiễm bẩn trứng sán chó, hoặc các loại rau, củ, quả trồng ở vùng đất có chó thường xuyên phóng uế mà không rửa hay nấu chín kỹ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Người ăn thịt chó mèo và thức ăn không được nấu chín,… tiềm ẩn nhiều khả năng bị nhiễm sán chó hơn so với bình thường.

Những người thường xuyên tiếp xúc với phân chó, gia súc, gia cầm,…do yêu cầu công việc như người chăn nuôi, buôn bán chó – mèo – gia súc,… có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh hơn cả vì phơi nhiễm trực tiếp với mầm bệnh. Do đó, khi chăm sóc, nên trang bị quần áo bảo hộ, vệ sinh thật cẩn thận để tránh nhiễm sán cho bản thân cũng như không lây lan trứng sán cho môi trường xung quanh.

Ăn thực phẩm chưa được nấu chín làm tăng nguy cơ nhiễm sán chó rất cao

Ăn thực phẩm chưa được nấu chín làm tăng nguy cơ nhiễm sán chó rất cao

Nhiễm sán chó có nguy hiểm không?

Bệnh sán chó thường diễn ra âm thầm, không có các biểu hiện lâm sàng đặc trưng nên thường dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Do đó, đa số các bệnh nhân đều phát hiện ở giai đoạn muộn và ổ trứng sán đã lan rộng trong cơ thể.

Sau một thời gian ký sinh, người bệnh có biểu hiện đau đầu, mệt mỏi, dị ứng, tiêu chảy, chán ăn, đau bụng cũng như rối loạn tiêu hóa,… Đặc biệt, một số trường hợp sán chó gây nên nhiều bệnh mãn tính khác rất khó chữa trị như bệnh Crohn’s, hội chứng viêm đại tràng kích thích, bệnh Celiac, viêm tụy, viêm đại tràng giả loét, sỏi mật, bất dung nạp lactose,…

Nếu không được điều trị kịp thời, sán chó có thể di chuyển lên não và gây ra nhiều biến chứng thần kinh nguy hiểm như động kinh, liệt nửa người, hôn mê sâu,… Do đó, khi thấy trong người có các biểu hiện như rối loạn tiêu hóa, dị ứng,… và có tiếp xúc với chó mèo trong vòng 2-3 tuần trở lại thì người bệnh cần đi khám ngay để được sàng lọc, chẩn đoán, phát hiện sớm và điều trị bệnh sán chó kịp thời, tránh các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra.

Ổ trứng sán dải chó tìm thấy trong cơ thể

Ổ trứng sán dải chó tìm thấy trong cơ thể

Cần được chẩn đoán sớm nhiễm sán chó

Nếu bị sán chó có thể chẩn đoán bằng thăm khám lâm sàng (không kiểm soát tình trạng bọ chét, không tẩy giun định kỳ với praziquantel) kết hợp với xét nghiệm (chụp CT, siêu âm) tìm đốt sán trong phân, quần áo, giường ngủ hoặc xung quanh hậu môn người bệnh. Rất khó để xét nghiệm trứng sán trong phân người bệnh mặc dù chúng vẫn có thể tồn tại trong phân sau khi các đốt sán bị tiêu hủy.

Bên cạnh đó, người bệnh sẽ được chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm huyết thanh Elisa để phát hiện kháng thể kháng sán chó trong máu. Thông thường, ở người nhiễm bệnh, kháng thể này sẽ xuất hiện khoảng 2 tuần sau đó và tồn tại trong thời gian dài, kể cả khi sán chó đã chết hoặc bị đào thải sau 2-8 năm.

Bị nhiễm sán chó có chữa được không?

Bệnh sán chó hoàn toàn có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, hiệu quả điều trị tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng và tình trạng của các cơ quan bị ảnh hưởng.

Ở giai đoạn nhẹ với các triệu chứng thường quy như đau bụng, tiêu chảy, bác sĩ sẽ kê đơn và yêu cầu người bệnh điều chỉnh chế độ sinh hoạt, tránh tiếp xúc với chó mèo, chọn thực phẩm sạch và nấu chín trước khi ăn. Những trường hợp nặng hơn (sán chó đã khu trú lên não) đòi hỏi nhiều thời gian và quá trình điều trị tương đối gặp khó khăn nhất định.

Nguyên tắc điều trị bệnh sán chó là điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt của người bệnh. Bệnh nhân cần tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả cũng như nâng cao khả năng phục hồi sau khi chữa khỏi.

Thuốc thường dùng để điều trị nhiễm sán chó là Niclosamide dạng viên 500mg hoặc Praziquantel dạng viên nén 600mg với liều lượng hợp lý tùy vào tình trạng bệnh. Ngoài ra, người bệnh có thể được chỉ định thêm thuốc kháng viêm nếu có dấu hiệu viêm nhiễm ở các cơ quan do ấu trùng sán chó khu trú gây ra.

Trong trường hợp bệnh nhân nhiễm sán chó nghiêm trọng như số lượng sán nhiều gây tắc ruột, sán khu trú lên não dẫn đến động kinh hoặc khối u lớn, bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hoặc khai thông chỗ tắc, kết hợp với dùng thuốc sao cho phù hợp.

Phòng ngừa nhiễm sán chó

Bệnh nhiễm sán chó có thể được phòng ngừa bằng nhiều biện pháp an toàn, dễ thực hiện mà hiệu quả cao, không tốn kém. Trong đó, phương pháp chính cần được thực hiện xuyên suốt là truyền thông giáo dục sức khỏe, nâng cao chất lượng vệ sinh, rửa tay sạch trước khi ăn cũng như ăn thực phẩm sạch đã được nấu chín kỹ.

Các loài thú cưng như chó, mèo nên được tẩy sán, diệt bọ chét định kỳ bằng những loại thuốc chuyên dụng như:

  • Bayticol (flumethrin 6%) pha 1 ml trong 2 lít nước tắm hoặc xịt để diệt ve, ghẻ, chấy, rận.
  • Vòng đeo cổ Preventef (diazenon) diệt bọ chét trong 4 tháng.
  • Frontline xoa lên chó, mèo diệt được bọ chét trong 2 tháng.
  • Program (lufenuron) viên uống định kỳ mỗi tháng một lần.

Bên cạnh đó, cần tắm gội cho thú cưng thường xuyên, cho chúng đi khám bác sĩ thú y định kỳ để phát hiện sớm bệnh và kịp thời chữa trị các bệnh lý truyền nhiễm. Tạo thói quen đi vệ sinh đúng nơi quy định cho thú cưng, không phóng uế bừa bãi. Các trang trại, lò mổ cần đảm bảo thực hiện tốt vệ sinh, xử lý rác thải, phân động vật đúng quy trình thích hợp.

Tắm rửa và tẩy giun, sán, diệt bọ chét cho thú cưng định kỳ để tránh lây nhiễm bệnh 

Tắm rửa và tẩy giun, sán, diệt bọ chét cho thú cưng định kỳ để tránh lây nhiễm bệnh

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin bổ ích về bệnh sán chó. Bệnh này tuy không phổ biến nhưng nguy cơ truyền nhiễm khá cao, mỗi người cần phải lưu ý và thận trọng, thực hiện tốt biện pháp vệ sinh an toàn để không bị mắc bệnh và lây lan cho cộng đồng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ qua số Hotline 1900 3366 hoặc nhắn tin trực tiếp tới Fanpage Facebook Tổ hợp Y tế MEDIPLUS để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ từ các chuyên gia.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Quan hệ ra bọt trắng có sao không? Có nguy hiểm không?

    Trong đời sống tình dục, hiện tượng ra bọt trắng sau khi quan hệ là vấn đề mà nhiều người thắc mắc. Điều này có…

    17 Th12, 2024
    440

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ 4 tuần có thai 6 tuần là sao? Có phải bị cắm sừng không?

    Nhiều người thắc mắc rằng tại sao quan hệ 4 tuần có thai 6 tuần. Điều này có bình thường hay không hay là người…

    28 Th10, 2024
    1.6K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ sau 8 ngày thử thai được chưa?

    Quan hệ sau 8 ngày thử thai được chưa?, hay Có thai mấy tuần thì thử que lên 2 vạch? là băn khoăn của rất…

    28 Th10, 2024
    5.3K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Vi khuẩn bạch hầu là gì? Xét nghiệm bệnh được không?

    Bệnh bạch hầu là một căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Việc hiểu rõ về vi khuẩn bạch…

    16 Th9, 2024
    266

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám