Cách bấm huyệt làm giảm nhịp tim, chữa bệnh tim mạch

Cập nhật 07/03/2024

4.5K

TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tham vấn y khoa:TS. BSCKII Lê Quốc Việt

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tim mạch

Cách bấm huyệt làm giảm nhịp tim là một phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh tim được nhiều người ưa chuộng. Phương pháp này cũng được áp dụng phổ biến cho tình trạng rối loạn nhịp tim, tim đập chậm, hở van tim,…. Để tìm hiểu về cách bấm huyệt chữa tim đập nhanh và các bệnh tim mạch khác, mời bạn theo dõi bài viết sau của MEDIPLUS nhé!

1. Rối loạn nhịp tim là gì?

Rối loạn nhịp tim là tình trạng tim đập bất thường như quá nhanh, quá chậm hoặc nhịp tim không đều. Tùy theo từng cấp độ, rối loạn nhịp tim có thể hoặc không đi kèm với các triệu chứng như chóng mặt, đánh trống ngực, hồi hộp, ngất xỉu, gây tử vong. Nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bạn có thể loại bỏ hoặc kiểm soát tốt tình trạng này.

1.1 Các dạng rối loạn nhịp tim

Có nhiều cách phân loại các dạng rối loạn nhịp tim. Trong đó, nơi bắt nguồn và tốc độ nhịp tim là hai tiêu chí  được sử dụng phổ biến nhất. Cụ thể như sau:

Nhịp tim nhanh khi nhịp tim lúc nghỉ ngơi > 100 lần/phút:

  • Nhịp tim nhanh xuất phát từ tâm nhĩ: Rung nhĩ, cuồng nhĩ, hội chứng Wolff-Parkinson-White.
  • Nhịp tim nhanh xuất phát từ tâm thất: Rung tâm thất, nhịp nhanh thất, hội chứng QT kéo dài.

Nhịp tim chậm khi nhịp tim lúc nghỉ ngơi <60 lần/phút: Nhịp tim chậm xoang, Block nhĩ thất, hội chứng suy nút xoang.

  • Nhịp tim sớm (Ngoại tâm thu): Ngoại tâm thu thất và ngoại tâm thu nhĩ.
Rối loạn nhịp tim là gì?

Rối loạn nhịp tim là gì?

1.2 Bấm huyệt chữa bệnh tim có hiệu quả không?

Thực tế, bấm huyệt chữa bệnh tim là một phương pháp có đem lại hiệu quả, giúp người bệnh có thể kiểm soát một số tình trạng bất thường của tim. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp hỗ trợ và không thể thay thế cho các phương pháp điều trị mà bác sĩ đã chỉ định. Các bệnh nhân nếu có nghi ngờ về sức khỏe nên tiến hành khám sức khỏe tổng quát định kỳ để phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả

Ngoài ra, cách bấm huyệt làm giảm nhịp tim cũng không được áp dụng trong các trường hợp cấp cứu, cấp tính và có chỉ định ngoại khoa. Phương pháp này cũng không phù hợp với tình trạng tim đập nhanh đột ngột và tăng cao hơn 120 nhịp/phút. Bởi vì đây là trường hợp khẩn cấp cần được cấp cứu kịp thời.

Xem thêm

10 dấu hiệu nhồi máu cơ tim chớ “tặc lưỡi” bỏ qua

Bạn lo lắng về nhịp đập không đều của trái tim mình? Đừng để ‘rối loạn nhịp tim’ làm gián đoạn cuộc sống quý giá của bạn.Đặt lịch khám Tim mạch ngay, hưởng ưu đãi 25% phí tư vấn chuyên sâu, 10% phí xét nghiệm cận lâm sàng với Dr. Lim Tai Tian chuyên gia nội – can thiệp tim mạch hàng đầu tại Singapore


    2. Hướng dẫn cách bấm huyệt làm giảm nhịp tim

    Cách bấm huyệt chữa tim đập nhanh là phương pháp y học cổ truyền, giúp điều trị và ngăn ngừa rối loạn nhịp tim. Người bệnh có thể tự bấm huyệt chữa bệnh tim đập nhanh tại nhà để cải thiện tình trạng này.

    2.1 Bấm huyệt chữa bệnh tim đập nhanh

    Khi tình trạng nhịp tim đập nhanh xuất hiện kịch phát mà chưa có thuốc hay các biện pháp can thiệp y học khác, người bệnh có thể sử dụng phương y học cổ truyền. Cụ thể, bạn có thể thực hiện cách bấm huyệt làm giảm nhịp tim như sau:

    Khi có cơn nhịp nhanh kịch phát, bạn cần ngay lập tức thực hiện liệu pháp ấn nhãn cầu. Bạn nhắm mắt lại và lấy hai tay đè lên nhãn cầu với lực vừa phải. Đồng thời, bạn ngâm mặt vào nước lạnh để làm chậm, ổn định lại nhịp tim.

    Khi nhịp tim ổn định, bạn tiếp tục điều trị bằng phương pháp bấm huyệt giảm nhịp tim. Cách làm cụ thể như sau:

    • Người bệnh nằm ở tư thế thả lỏng, chân cao hơn ngực.
    • Bạn dùng lòng bàn tay xoa nhẹ nhàng ở lồng ngực theo chiều kim đồng hồ rồi vuốt theo chiều lên xuống.
    • Bạn bấm đồng thời các huyệt Nội Quan và huyệt Hạ Quan đối tay, rồi bấm tiếp huyệt Lệ Đoài trái. Thời gian bấm mỗi huyệt là khoảng 5 – 7 phút.
    • Sau đó, bạn lần lượt bấm các huyệt Mục Phi, Nhân Nghinh và Thần Môn trong khoảng 3 – 5 phút.
    • Nếu bệnh nhân đau chói, nặng tức ngực thì bạn bấm thêm huyệt Đản Trung, Khích Môn.
    Hướng dẫn cách bấm huyệt làm giảm nhịp tim

    Hướng dẫn cách bấm huyệt làm giảm nhịp tim

    2.2 Bấm huyệt giảm nhịp tim

    Nhịp tim chậm có thể là nguyên nhân gây ra các biến chứng nguy hiểm như tắc nghẽn tim hoặc tổn thương cơ tim. Bên cạnh điều trị bằng thuốc và đặt máy tạo nhịp tim, bạn có thể cải thiện tình trạng này bằng cách bấm huyệt chữa bệnh tim mạch như sau:

    • Bấm huyệt Nội Quan: Người bệnh ngồi thả lỏng, đặt ngón cái trái vào huyệt Nội Quan tay phải rồi day, bấm huyệt trong vòng 2 – 3 phút với lực vừa phải. Bạn làm tương tự với huyệt Nội Quan tay trái. 
    • Bấm huyệt Hạ Quan: Đây là huyệt đạo có tác dụng tăng cường cung cấp oxy cho tim. Để tìm thấy huyệt này, bạn chỉ cần ngậm miệng lại, chỗ lõm ở phía trước tai, dưới xương gò má là huyệt Hạ Quan.
    • Bấm huyệt Nhân Trung: Công dụng của huyệt này là kích thích thần kinh thực vật và trung khu hô hấp, khai khiếu, tỉnh thần, cung cấp oxy cho não.
    • Bấm huyệt Đản Trung, Khí Hải, Quan Nguyên, Túc Tam Lý: Đây là nhóm huyệt có tác dụng nâng cao, điều hòa khí đi nuôi cơ thể, thúc đẩy dưỡng khí nuôi tim và não.
    • Day huyệt Hưng Phấn: Day, bấm huyệt đạo này trong vòng 5 phút có thể kích thích thần kinh tim, giúp cơ tim khỏe và dẻo dai hơn khi tiếp thu oxy và đưa máu đi nuôi cơ thể.

    2.3 Bấm huyệt trị hở van tim

    Hở van tim là tình trạng các van tim đóng lại không kín, khiến máu trào ngược lại buồng tim mỗi khi tim co bóp. Theo phương pháp y học cổ truyền, huyệt Hạ Quan thường được ứng dụng trong bấm huyệt trị hở van tim với cách thực hiện như sau: 

    • Bước 1: Bạn dùng hai ngón tay cái nhấn vào hai huyệt Hạ Quan ở hai bên mặt. Trong lúc ấn, bạn ngáp 10 lần.
    • Bước 2: Khi ngáp, bạn sẽ cảm thấy đau ở hai bên nhưng cảm giác đau bên phải sẽ nhiều hơn.
    • Bước 3: Khi ngáp đủ 10 cái, bạn buông tay và kiểm tra sẽ thấy huyết áp giảm đi rất nhiều.
    Bấm huyệt Hạ Quan trị hở van tim

    Bấm huyệt Hạ Quan trị hở van tim

    2.4 Bấm huyệt điều hòa nhịp tim

    Rối loạn nhịp tim thường đi kèm với các triệu chứng như choáng váng, đổ nhiều mồ hôi, chóng mặt, đánh trống ngực, đau ngực, thở ngắn, khó chịu,… Bạn có thể bấm huyệt trị bệnh tim đập rối loạn theo cách sau:

    • Vị trí bấm huyệt: Huyệt Thần Môn, Khích Môn, Nội Quan, Hạ Quan, Bách Hội, Trung Phú, Túc Tam Lý,…
    • Cách bấm: Bạn xoa nhẹ vào huyệt đạo rồi ấn đến khi cảm thấy đau, mỏi và nóng ở vị trí huyệt tác động thì dừng. Bạn thực hiện động tác này 2 lần mỗi ngày, vào sáng và tối, mỗi lần từ 2 – 3 phút.

    3. Lưu ý khi bấm huyệt trị bệnh tim

    Có thể thấy, bấm huyệt chữa bệnh tim mạch là phương pháp đơn giản, giúp bạn điều hòa nhịp tim ngay tại nhà. Để bấm huyệt tốt cho tim và đem lại hiệu quả tối ưu, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

    • Cắt móng tay gọn gàng để tránh làm tổn thương da khi áp dụng cách bấm huyệt làm giảm  nhịp tim. Đồng thời, bạn nên bấm huyệt bằng phần thịt mềm ở móng tay vào đúng huyệt cần tác động.
    • Tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia trước khi bấm huyệt để thực hiện đúng cách và hiệu quả.
    • Thực hiện biện pháp bấm huyệt đều đặn mỗi ngày, kết hợp với việc tập hít thở và giữ ấm bụng. Hạn chế ăn mặn và cay, đồng thời, tránh căng thẳng, mệt mỏi,…
    • Không sử dụng phương pháp bấm huyệt nếu chưa hiểu rõ vị trí và công dụng của các huyệt đạo để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
    • Thực hiện phương pháp này ở các cơ sở uy tín, bởi thầy thuốc có tay nghề, chuyên môn cao.
    • Bấm huyệt chỉ là phương pháp cải thiện mang tính tạm thời. Nếu bạn không chăm sóc đúng cách, tình trạng bệnh tim vẫn có thể tiếp tục tái phát.
    Lưu ý khi bấm huyệt trị bệnh tim

    Lưu ý khi bấm huyệt trị bệnh tim

    Trên đây là toàn bộ thông tin về cách bấm huyệt làm giảm nhịp tim. Để phương pháp này có hiệu quả tốt, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh và đảm bảo tâm thế thư thái, thoải mái cho cơ thể. Để cơ thể đạt được trạng thái tích cực này, bạn có thể cân nhắc sử dịch vụ khám sức khỏe tim mạch tại MEDIPLUS để tầm soát sớm các mầm bệnh trên cơ thể mình nhé !

    Đánh giá bài viết

      ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


      Bài viết liên quan

      Hở Van Tim 2 Lá 2/4 Có Nguy Hiểm Không? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia

      Hở van tim 2 lá 2/4 có nguy hiểm không? Là vấn đề đang được nhiều người bệnh quan tâm để hiểu rõ bệnh và…

      22 Th3, 2024
      481

      Chuyên mục: Tim mạch

      Xơ vữa mạch vành có thể chữa khỏi bằng thuốc không? Làm thế nào để hạn chế bệnh tiến triển

      Xơ vữa mạch vành là căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe, tuy nhiên, việc phát hiện sớm và kiểm soát xơ vữa mạch vành…

      13 Th3, 2024
      427

      Tham vấn y khoa: BS Hoàng Văn Sơn

      Chuyên mục: Tim mạch

      Hở van tim sống được bao lâu? Cùng chuyên gia MEDIPLUS tìm hiểu

      Hở van tim là tình trạng xảy ra khi van tim không đóng chặt hoàn toàn, dẫn đến máu chảy ngược về tâm nhĩ, lâu…

      02 Th4, 2024
      450

      Chuyên mục: Tim mạch

      Top 5+ Phòng khám tim mạch Hà Nội uy tín

      Các vấn đề về tim mạch thường không biểu hiện rõ ràng nhưng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Đôi khi, mặc…

      08 Th4, 2024
      763

      Chuyên mục: Tim mạch

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám