Cách sơ cứu người bị điện giật kịp thời an toàn nhất

Cập nhật 31/07/2024

93

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe, Kỹ năng sơ cứu

Cách sơ cứu người bị điện giật khi tiếp xúc với các thiết bị điện, dòng điện cao thế, bị sét đánh, v.v… Khi nạn nhân bị điện giật, dòng điện có thể gây choáng, ngừng tim, ngừng thở và bỏng. Vết bỏng điện nhìn bên ngoài có thể rất nhỏ, thậm chí không nhìn thấy, nhưng tổn thương do bỏng điện có thể sâu và rộng dưới da. 

Theo Tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing, hướng dẫn dưới đây giúp sơ cứu các trường hợp bị điện giật khi tiếp xúc với các thiết bị điện hoặc dòng điện cao thế. 

Dấu hiệu nhận biết người bị điện giật

Để có thể sơ cứu nhanh chóng, kịp thời nhất bạn cần phải biết chính xác người đang bị điện giật là ai, dấu hiệu như thế nào. Một số dấu hiệu thường gặp như:

  • Nhìn thấy nạn nhân bị điện giật. 
  • Nạn nhân nói mình bị điện giật. 
  • Xung quanh nạn nhân có đường dây điện hở, các vật dẫn điện và nạn nhân có ít nhất một trong các dấu hiệu sau: 
  • Mất ý thức;
  • Co quắp chân tay; 
  • Co giật;
  • Khó thở;

Hướng dẫn cách xử lý đúng khi thấy có người bị điện giật

Trong các tình huống nạn nhân bị điện giật bạn cần phải tuân thủ thực hiện theo đúng các bước dưới đây để an toàn không chỉ với người bị điện giật mà cho chính bạn. 

6 bước sơ cứu người bị điện giật đúng cách an toàn nhất

Bước 1: Nhanh chóng ngắt nguồn điện. 

Nhanh chóng ngắt nguồn điện. 

Nhanh chóng ngắt nguồn điện.

Bước 2: Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện. 

  • Không tiếp xúc trực tiếp với mặt đất, mặt sàn: đi giày dép khô, đứng trên ghế, v.v. 
  • Dùng vật liệu khô và không dẫn điện để tách dòng điện ra khỏi nạn nhân: cán chổi nhựa, thanh gỗ, v.v… Nếu không thể tách dòng điện khỏi nạn nhân thì kéo họ ra xa nguồn điện bằng cách quấn dây thừng hoặc khăn khô quanh mắt cá chân nạn nhân rồi kéo ra xa khỏi nguồn điện. 
Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

Tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện

Bước 3: Xử trí theo tình huống:

Tình huống 1: Nạn nhân còn tỉnh 

  • Đưa nạn nhân về tư thế nằm nghiêng an toàn.
  • Theo dõi tình trạng nạn nhân. 

Tình huống 2: Nạn nhân bất tỉnh 

  • Kiểm tra dấu hiệu sống của nạn nhân (sự tỉnh táo – hô hấp – mạch)

Bước 4: Gọi hỗ trợ xung quanh

Bước 5: Nếu nạn nhân có cả 3 dấu hiệu dưới đây = Gọi cấp cứu 115 rồi tiến hành hồi sinh tim phổi.

  • Không tỉnh táo
  • Không thở hoặc thở ngáp cá (thở ngắn, gấp và không đều, xuất hiện trong vài phút đầu sau ngừng tim); 
  • Không có mạch cảnh hoặc mạch quay 
Cách sơ cứu người bị điện giật

Cách sơ cứu người bị điện giật

Bước 6: Tìm và sơ cứu các chấn thương phối hợp; 

Lưu ý khi sơ cứu người bị điện giật

  • Người sơ cứu có thể bị giật nếu tiếp xúc trực tiếp với nạn nhân.
  • Nếu nạn nhân không tỉnh, hồi sinh tim phổi là biện pháp sơ cứu quan trọng nhất tại nơi xảy ra sự cố. 
  • Luôn chú ý tìm các tổn thương phối hợp do điện giật gây ra như: Chấn thương, va đập, bỏng, v.v
Lưu ý sơ cứu khu bị điện giật

Lưu ý sơ cứu khu bị điện giật

Cách xử trí sai mà nhiều người hay mắc phải

Rất nhiều người đang xử trí sai cách khi gặp người bị điện giật dẫn đến những hệ lụy đáng tiếc, như: 

  • Không quan sát hiện trường, ngay lập tức đi vào khu vực có nạn nhân bị điện giật -> Bị điện giật và có thể trở thành nạn nhân thứ hai. 
  • Sau khi tách nạn nhân khỏi nguồn điện, vùi nạn nhân xuống đất hoặc giội nước lên người nạn nhân -> Gây chậm trễ thời gian sơ cứu. 
  • nan nhân ra khỏi nguồn điện bằng tay hoặc vật liệu dẫn điện (ướt, kim loại, v.V…) -> Bị điện giật và có thể trở thành nạn nhân thứ hai. 
  • Chuyển ngay nạn nhân ngừng tuần hoàn đến cơ sở y tế mà không tiến hành hồi sinh tim phổi -> Nạn nhân có thể tử vong trên đường đi cấp cứu. 
Sơ cứu điện giật sai cách

Sơ cứu điện giật sai cách

Mong rằng hướng dẫn sơ cứu người bị điện giật đúng cách và an toàn. Từ đó sẽ có tâm lý vững vàng khi gặp phải tình huống tương tự ở ngoài đời thực. Nếu cần bất kỳ sự hỗ trợ nào liên quan đến việc sơ cứu điện giật, đừng ngần ngại gọi ngay qua số 19003366 để được tư vấn MIỄN PHÍ. 

Nguồn: Tổ chức giáo dục sức khỏe Wellbeing

First Aid – Sơ cứu nhanh – Giành sự sống

*Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Quan hệ bằng miệng có thể gây bệnh gì?

    Quan hệ tình dục bằng miệng là một hình thức quan hệ được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đây cũng là một con đường…

    16 Th9, 2024
    273

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Vi khuẩn bạch hầu là gì? Xét nghiệm bệnh được không?

    Bệnh bạch hầu là một căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Việc hiểu rõ về vi khuẩn bạch…

    16 Th9, 2024
    107

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Bầu ăn cà chua được không? Tìm hiểu lợi ích và rủi ro

    Bầu ăn cà chua được không? Tìm hiểu ngay câu trả lời trong bài viết dưới đây của MEDIPLUS để có kiến thức dinh dưỡng…

    27 Th9, 2023
    897

    Tham vấn y khoa: ThS. BS Trần Thị Thuý Mùi

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ bị khô rát phải làm sao? 9 nguyên nhân và cách chữa

    Không ít chị em phụ nữ bị tình trạng khô rát âm đạo, ít ra nước và làm ảnh hưởng đến cuộc yêu. Vậy quan…

    16 Th9, 2024
    157

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám