744
Tác giả:Phạm Quang Nam
•
Chuyên mục:Sức khỏe
MỤC LỤC
Mỗi người mẹ khi mang thai đều mong ngóng khoảnh khắc con chào đời, mong muốn được tính ngày dự sinh chuẩn xác. Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ gợi ý cho bạn một số cách tính ngày dự sinh chuẩn nhất cho mẹ bầu qua bài viết dưới đây!
Ngày dự sinh ( Estimated Date of Delivery – EDD) chính là dự kiến ngày có thể mẹ bầu sẽ chuyển dạ và sinh em bé. Thường thì người ta sẽ xác định ngày dự sinh của các mẹ dựa theo ngày bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt lần cuối của người đó.
Việc tính toán trước ngày dự sinh vô cùng quan trọng, điều này giúp phần giám sát sự phát triển của thai nhi tốt hơn để có thể đưa ra các biện pháp can thiệp kịp thời trong những trường hợp mẹ bầu vượt quá ngày dự sinh, giúp tránh được các vấn đề về sức khỏe có thể nghiêm trọng dẫn đến ảnh hưởng tới thai nhi.
Một trong những thông tin cực kì quan trọng đối với các mẹ bầu chính là ngày dự sinh bởi vì nó giúp mẹ bầu có thời gian, tâm lí và các sự chuẩn bị kỹ lưỡng khác để chuẩn bị đón bé con chào đời. Thông thường mọi người thường nghe thấy câu “ Mang nặng đẻ đau 9 tháng 10 ngày” nên hay nghĩ thời gian mang thai bé là 9 tháng 10 ngày, tuy vậy, không thể áp dụng con số này đối với tất cả các mẹ bầu bởi vì ngày dự sinh của các mẹ là khác nhau.
Có rất nhiều yếu tố sẽ ảnh hưởng đến ngày chào đời của các bé như chu kỳ kinh nguyệt gần nhất của mẹ là khi nào, quá trình phát triển của thai nhi…
Theo số liệu thống kê đã có, khoảng 6% các mẹ đã sinh con ra trùng với ngày dự sinh. Số còn lại thì các bé sẽ ra đời chênh lệch từ 1 đến 2 tuần so với ngày dự sinh ban đầu. Ngày dự sinh cũng chỉ mang tính chất tham khảo, các mẹ vẫn nên tự mình lưu ý để chuẩn bị cho mình một tâm thế trước khi đón con chào đời.
Để có thể tính được ngày dự kiến sinh nở, các mẹ bầu có thể tham khảo các cách tính ngày dự kiến sinh nở được nêu dưới đây. Tất nhiên, các mẹ cùng cần ghi nhớ rằng kết quả ngày dự sinh có thể sẽ thay đổi và không có một mốc cố định nào trong suốt thời gian mang thai.
Tính ngày dự sinh theo chu kỳ kinh nguyệt là phương pháp tính ngày dự sinh thông dụng, phổ biến nhất. Chi tiết cách tính ngày dự sinh theo chu kỳ kinh nguyệt:
Ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng + 7 ngày + 9 tháng
Lưu ý, phương pháp này chỉ có thể áp dụng cho những trường hợp có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hàng tháng và ghi nhớ chính xác ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt, chu kỳ bất thường, rong kinh hoặc không nhớ chính xác ngày đầu tiên hành kinh sẽ không thể áp dụng phương pháp này.
Đây là phương pháp tính ngày dự sinh đơn giản, thông dụng. Trong ba tháng đầu thai kỳ ( tam cá nguyệt thứ nhất), khi thăm khám bác sĩ sẽ thực hiện đo kích thước thai nhi, xác định tuổi thai. Từ đó, có thể dự đoán chính xác ngày dự sinh cho mẹ dựa vào ngày thai nhi đủ 40 tuần tuổi.
Ưu điểm của cách tính này là nhanh gọn, mẹ bầu không cần xác định hay phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt hoặc thời điểm thụ thai. Đồng thời, việc thăm khám và siêu âm thai định kỳ là cách tốt nhất giúp mẹ có thể theo dõi tình hình sức khoẻ và sự phát triển của thai nhi trong bụng. Giúp sàng lọc, chẩn đoán các dị tật bẩm sinh hay nguy cơ bệnh lý để có thể phòng ngừa và khắc phục sớm nhất. Vì vậy, mẹ bầu cần thường xuyên thăm khám, kiểm tra, tầm soát sức khỏe thai nhi theo chỉ định của bác sĩ để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Cách tính ngày dự sinh theo thời điểm thụ thai có độ chính xác cao đối với một số trường hợp kinh nguyệt ổn định, đều đặn và nhớ rõ ngày quan hệ tình dục.
Theo nghiên cứu, trứng sẽ sống trong tử cung của phụ nữ trong khoảng 24 giờ tính từ thời điểm rụng trứng. Nếu trứng và tinh trùng gặp nhau trong thời điểm này sẽ diễn ra quá trình thụ tinh. Công thức tính ngày dự sinh theo thời điểm thụ thai:
Thời điểm thụ thai + 266 ngày ( 38 tuần)= Ngày dự sinh
Đặc biệt, đối với các trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm ( IVF), bác sĩ và các chuyên gia sẽ biết chính xác thời gian noãn được thụ tinh và ngày chuyển phôi. Do đó, với các trường hợp sinh sản theo phương pháp này ngày dự sinh sẽ được tính chuẩn xác hơn so với các trường hợp sinh sản tự nhiên. Chi tiết công thức tính tuổi thai IVF:
Ngày chuyển phôi + 266 ngày ( 38 tuần) – tuổi phôi = ngày dự sinh.
Phương pháp này cũng được một số chị em ưa chuộng và áp dụng vì kết quả cho ra khá chính xác. Để có thể tính ngày dự sinh theo phương pháp này, mẹ bầu cần xác định chính xác ngày rụng trứng của mình. Sau đó: Ngày rụng trứng + 266 ngày ( 38 tuần) = ngày dự sinh.
Tuy nhiên, để có thể xác định chính xác ngày và thời điểm rụng trứng rất khó. Chị em phụ nữ có thể theo dõi chu kỳ kinh bằng các thiết bị, công cụ online giúp hỗ trợ theo sát ngày rụng trứng.
Qua bài viết trên, MEDIPLUS đã gợi ý cho bạn một số cách tính ngày dự sinh chính xác. Để có một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu cần tuân thủ chặt chẽ lịch thăm khám định kỳ thai nhi, thực hiện xét nghiệm, tầm soát theo chỉ định bác sĩ. Liên hệ ngay với hotline 1900 3366 để đặt lịch thăm khám thai kỳ tại TỔ HỢP Y TẾ MEDIPLUS.
Đặt lịch khám bệnh
Chọn cơ sở khám(*)MEDIPLUS TÂN MAI
← Quay lại
Chọn loại dịch vụ khám Khám trong giờKhám ngoài giờKhám online
Chọn chuyên khoaGói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói tiêu chuẩn - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói tiêu chuẩnGói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói nâng cao - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nam - Gói nâng caoGói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cơ bản - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cơ bảnGói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói nâng cao - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói nâng caoGói tầm soát và chăm sóc chuyên sâu Phụ khoa - Tuyến vú - Gói tầm soát và chăm sóc chuyên sâu Phụ khoa - Tuyến vúGói khám chuyên sâu hệ Tiêu hóa - Gói khám chuyên sâu hệ Tiêu hóaGói khám tầm soát sức khỏe cho nam giới - Gói cao cấp - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nam giới - Gói cao cấpGói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cao cấp - Gói khám tầm soát sức khỏe cho nữ - Gói cao cấpGói dịch vụ dành cho Doanh Nghiệp - Gói dịch vụ dành cho Doanh Nghiệp
Chọn bác sĩThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng - ThS. BS Nguyễn Thị Diệu HồngTS. BSCKII Lê Quốc Việt - TS. BSCKII Lê Quốc ViệtThS. BSNT Nguyễn Hữu Thảo - ThS. BSNT Nguyễn Hữu ThảoTS. BS Lê Thị Liễu - TS. BS Lê Thị LiễuTS. BS Đàm Trọng Nghĩa - TS. BS Đàm Trọng NghĩaBS Hoàng Văn Sơn - BS Hoàng Văn SơnBS. Phạm Tùng Dương - BS. Phạm Tùng DươngBSCKI Phan Thị Thủy - BSCKI Phan Thị ThủyBS.CKI Lê Thị Thủy - BS.CKI Lê Thị ThủyThS.BS Thào Thị Thảo Nguyên - ThS.BS Thào Thị Thảo Nguyên
Δ
Bài viết liên quan
Tiêm vắc-xin là một trong những biện pháp phòng ngừa bạch hầu ho gà uốn ván hiệu quả. Vậy cụ thể tiêm bạch hầu ho…
Chuyên mục: Sức khỏe
Bạn đang thắc mắc liệu quan hệ ngày cuối kinh nguyệt có thể dẫn đến việc mang thai không? Mặc dù những ngày cuối kỳ…
Quan hệ tình dục là một phần tự nhiên của cuộc sống, nhưng liệu có ‘tiêu chuẩn’ nào cho tần suất quan hệ? Quan hệ…
Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ảnh hưởng đến cổ họng và đường hô hấp. Theo Tổ chức Y tế Thế…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.