Đái dắt (tiểu rắt) – Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả tại nhà

Cập nhật 12/05/2023

25.4K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Đái dắt (hay tiểu rắt) là biểu hiện thường gặp của các bệnh lý liên quan đến đường tiết niệu. Tình trạng này có thể gặp ở mọi đối tượng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý cũng như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Vậy, cụ thể đái dắt là bệnh gì? Cách điều trị bệnh ra sao? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Đi đái dắt là bệnh gì?

Hiểu một cách đơn giản, đái dắt là tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày. Người bệnh luôn cảm thấy buồn tiểu nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít hoặc thậm chí không có. Trong lâm sàng, đây được xem như một hội chứng rối loạn tiểu tiện kết hợp với tình trạng tăng hoạt của bàng quang.

>> Xem thêm bài liên quan:

Đái dắt là tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít hoặc không có

Đái dắt là tình trạng tiểu nhiều lần trong ngày nhưng lượng nước tiểu mỗi lần rất ít hoặc không có

Tiểu rắt không chỉ đơn giản là tiểu nhiều lần mà nó còn ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người bệnh. Có trường hợp bệnh nhân vừa đi tiểu xong lại buồn đi tiếp, gây nhiều khó khăn và bất tiện cho sinh hoạt. Bên cạnh đó, đây còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nghiêm trọng như viêm thận, suy thận, viêm nhiễm tiết niệu ngược dòng,… Do vậy, bệnh nhân cần phải đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời.

Tình trạng đái dắt có thể xảy ra ở mọi độ tuổi. Trong đó, những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả là phụ nữ mang thai, người già và trẻ em có bàng quang yếu, người mắc các bệnh lý về thần kinh, tiểu đường, viêm đường tiết niệu, cao huyết áp, người thừa cân, béo phì, tăng sinh tuyến tiền liệt lành tính, sỏi đường tiết niệu,…

Theo thống kê, nữ giới có nguy cơ mắc đái dắt cao hơn so với nam giới, phần lớn là đến từ bệnh lý viêm nhiễm đường tiểu dưới. Nguyên nhân là do cấu tạo niệu đạo của phụ nữ ngắn hơn nam giới, lỗ niệu đạo gần với hậu môn nên rất dễ dàng cho các vi khuẩn như E.Coli, vi khuẩn lậu cầu, Chlamydia, Mycoplasma xâm nhập, gây triệu chứng điển hình là tiểu buốt, tiểu rắt, tiểu ra mủ,…

Nguyên nhân hay bị đi tiểu rắt

Trên lâm sàng ghi nhận nhiều nguyên nhân gây đái dắt khác nhau. Thông thường, để dễ hình dung, có thể chia thành 2 nguyên nhân chính gồm nguyên nhân chủ quan đến từ người bệnh và nguyên nhân bệnh lý. Cụ thể có thể kể đến một số nguyên nhân hay gặp:

Đái dắt nguyên nhân chủ quan từ người bệnh:

  • Đái dắt có thể do người bệnh thường xuyên sử dụng thực phẩm, đồ uống có tác dụng lợi tiểu như cà phê, trà,… Bệnh nhân tập thể dục, lao động gắng sức gây ảnh hưởng đến hệ bài tiết, dẫn đến hiện tượng tăng hoạt. Bên cạnh đó, đây có thể là tác dụng phụ khi bệnh nhân sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp, thuốc giãn cơ,…
  • Tiểu rắt thường xảy ra ở phụ nữ mang thai, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ do thai nhi lớn lên chèn ép vào bàng quang. Ngoài ra, quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến tổn thương, viêm nhiễm đường tiết niệu cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây đái dắt ở cả hai giới.

Một số bệnh lý gây tịnh trạng tiểu rắt, tiểu buốt:

Bên cạnh những nguyên nhân chủ quan trên, tiểu rắt còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm cần đặc biệt lưu ý như:

  • Suy giảm chức năng thận: Suy thận, thận ứ nước, viêm đường tiết niệu, thận yếu,…
  • Bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục nữ: Ung thư cổ tử cung, viêm phần phụ sinh dục, u xơ tử cung,…
  • Bệnh trực tràng: Một số bệnh lý nguy hiểm như viêm trực tràng, ung thư trực tràng,…
  • Phì đại tuyến tiền liệt: Tuyến tiền liệt của nam giới sưng to gây chèn ép niệu đạo và chặn đường đi của nước tiểu ra khỏi cơ thể. Bàng quang bị căng tức gây kích thích, do đó, ngay cả khi có ít nước tiểu, người bệnh vẫn muốn đi tiểu và đi nhiều lần dẫn đến biểu hiện tiểu rắt ở nam giới.
  • Viêm bàng quang kẽ (hội chứng đau bàng quang): Nguyên nhân gây bệnh hiện vẫn chưa được nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, biểu hiện đặc trưng của bệnh là đau vùng chậu, vùng bàng quang, tiểu rắt và thường xuyên muốn đi tiểu.
  • Bệnh đột quỵ và những bệnh liên quan đến thần kinh: Khi bị tổn thương vùng thần kinh trung ương chi phối bàng quang, chức năng bàng quang bị rối loạn kèm theo các triệu chứng tiểu nhiều và buồn đi tiểu thường xuyên.
  • Ngoài ra còn có một vài nguyên nhân ít phổ biến khác như ung thư bàng quang, xạ trị,…
Tiểu rắt có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân bệnh lý

Tiểu rắt có thể do nguyên nhân chủ quan hoặc nguyên nhân bệnh lý

Dấu hiệu đi đái dắt

Vậy, đâu là dấu hiệu để xác định một bệnh nhân bị đái dắt? Bên cạnh các triệu chứng bệnh lý, khi bị đái dắt, bệnh nhân sẽ có các biểu hiện như sau:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày (nhiều hơn 7 lần vào ban ngày, hơn 2 lần vào ban đêm).
  • Cảm giác buồn đi tiểu xuất hiện đột ngột, khó nhịn tiểu, nếu không đi ngay có thể bị són tiểu ra ngoài.
  • Nước tiểu có màu đục, có bọt, đôi khi có máu.
  • Buồn tiểu ngay cả khi vừa đi tiểu xong, nhưng khi tiểu lại không có nước tiểu hoặc nước tiểu rất ít.
  • Đau vùng bụng dưới, đồng thời, bệnh nhân có cảm giác đau rát khi đi tiểu.
  • Ngoài ra còn có các triệu chứng như sốt, buồn nôn, sút cân, mệt mỏi, đau lưng hoặc đau hông.

Khi xuất hiện những triệu chứng này, bệnh nhân nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám, theo dõi và điều trị kịp thời. Tránh để bệnh tiến triển nặng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của bệnh nhân.

Cần phát hiện sớm các dấu hiệu tiểu rắt để kịp thời chữa trị

Cần phát hiện sớm các dấu hiệu tiểu rắt để kịp thời chữa trị

Đi tiểu rắt điều trị dứt điểm tại nhà hiệu quả

Tình trạng đái dắt kéo dài gây ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Không những thế, đây còn là dấu hiệu cho nhiều bệnh lý tiềm ẩn nguy hiểm khác. Do đó, việc phát hiện sớm và điều trị dứt điểm bệnh ngay từ giai đoạn đầu là vô cùng cần thiết.

Chẩn đoán sớm các bệnh lý gây tiểu rắt

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây nên tình trạng đái dắt, bác sĩ cần khai thác các thông tin về tiền sử bệnh tật cũng như khám thực thể bệnh nhân. Căn cứ vào đó, bác sĩ sẽ tiến hành chỉ định một số xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Kiểm tra xem trong nước tiểu có chứa những thành phần bất thường nào hay không.
  • Áp lực đồ bàng quang (cystometry): Đo áp lực bên trong bàng quang, đồng thời, đánh giá cơ và thần kinh tại bàng quang.
  • Nội soi bàng quang: Dùng ống nội soi mỏng, nhẹ nội soi bên trong niệu đạo và bàng quang để xem xét và đánh giá các bất thường.
  • Xét nghiệm thần kinh: Đánh giá xem liệu tiểu rắt có liên quan đến các bệnh lý về hệ thần kinh trung ương hay không.
  • Siêu âm: Đánh giá cấu trúc, chức năng bàng quang và các bộ phận khác của đường tiết niệu.

Bài tập điều trị tình trạng tiểu rắt hiệu quả tại nhà

Đối với đái dắt do nguyên nhân bệnh lý, người bệnh cần phải được điều trị dứt điểm bệnh lý tiềm ẩn. Trường hợp bàng quang tăng hoạt có thể điều trị bằng cách điều chỉnh hành vi, kết hợp với chế độ ăn uống khoa học hằng ngày.

Bài luyện tập bọng đái (bladder training) là bài tập phổ biến được các bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân đái dắt. Bệnh nhân cần lên thời gian đi tiểu cố định và kéo dài thời gian són tiểu trong vòng 12 tuần.

Ví dụ, ban đầu, người bệnh nên luyện tập đi tiểu sau mỗi 30 phút, ngay cả khi không buồn tiểu. Sau đó, từ từ tăng dần thời gian không đi tiểu lên 50 phút, 70 phút, cho đến khi khoảng thời gian giữa hai lần đi tiểu cách nhau 3-4 giờ là đạt. Bài tập này giúp người bệnh kiểm soát cơn co bóp cơ bàng quang. Từ đó, giảm bớt được số lần đi tiểu trong ngày.

Ngoài ra, bệnh nhân có thể tập thêm các bài tập Kegel tác động trực tiếp đến vùng cơ sàn chậu (cơ PC). Từ đó, mang lại hiệu quả trong việc tăng cường sự dẻo dai và sức bền của nhóm cơ này, ngăn ngừa tình trạng tiểu không tự chủ.

Bên cạnh đó, người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho khoa học, hợp lý. Tránh các thực phẩm và dược phẩm gây kích thích hoặc tăng hoạt bàng quang như thuốc lợi tiểu, caffeine, rượu bia, đồ uống có ga, socola, chất tạo ngọt, sản phẩm từ cà chua, thực phẩm cay, nóng… Bổ sung đầy đủ chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày vì táo bón có thể làm nặng thêm các triệu chứng của hội chứng tăng hoạt bàng quang.

Người bệnh đái dắt nên uống đủ nước để hạn chế tình trạng táo bón và gia tăng lượng nước tiểu quá mức trong bàng quang. Nên theo dõi lượng nước uống hằng ngày. Đặc biệt, không nên uống nước vào ban đêm, trước khi đi ngủ, bởi vì sẽ khiến người bệnh đi tiểu đêm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Tùy thuộc vào nguyên nhân và triệu chứng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc hoặc các biện pháp khác đi kèm như tiêm Botox vào cơ bàng quang (giúp thư giãn cơ bàng quang, tăng khả năng lưu giữ, hạn chế rò rỉ nước tiểu), phẫu thuật cấy thiết bị (kiểm soát kích thích thần kinh và sự co cơ sàn chậu),…

Điều trị tiểu rắt bằng bài tập kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh 

Điều trị tiểu rắt bằng bài tập kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, nhiều rau xanh

Mẹo hay chữa đái dắt tại nhà hiệu quả bất ngờ

Hạt bí ngô

Thông tin bạn cần biết: Hạt bí ngô chứa hàm lượng lớn các axit béo omega-3 có đặc tính chống viêm rất hiệu quả. Theo các nghiên cứu kho học, tinh dầu chiết xuất từ hạt bí có khả năng cải thiện chức năng hệ tiết niệu. Tham khảo cách chữa tiểu rắt tại nhà từ hạt bí ngô:

  • Chuẩn bị hạt bí ngô và đậu tương, loại bỏ lép và tạp rồi rửa sạch để ráo nước.
  • Tiến hành sao khô vàng, cả 2 loại hạt rồi dùng máy say thành bột mịn.
  • Cách dùng: Mỗi lần dùng 1 muỗng cà phê bột hòa nước ấm, dùng đều đặn hàng ngày đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
Điều trị hiệu quả chứng tiểu rắt bằng hạt bí ngô

Điều trị hiệu quả chứng tiểu rắt bằng hạt bí ngô

Trà râu ngô

Râu ngô (phần râu non lấy ra từ bắp ngô) được sử dụng khá tốt trong điều trị các vấn đề liên quan đến đường tiết niệu. Theo Đông y, râu ngô tính bình, vị ngọt thanh, có tác dụng lợi tiểu, trị phù thũng, thanh nhiệt và giải độc. Vấn đề tiểu rắt, tiểu buốt có thể sử dụng trà râu ngô như sau:

  • Chuẩn bị khoảng 20gr râu ngô (sử dụng râu ngô tươi hoặc khô đều được), loại bỏ tạp rồi rửa sạch.
  • Cho râu ngô đã rửa sạch vào siêu, thêm nước lọc rồi đun sôi trong khoảng 5-10 phút.
  • Sử dụng trà râu ngô thay nước hàng ngày, tốt nhất là sau các bữa ăn để mang lại hiệu quả tốt.
Điều trị chứng tiểu rắt tại nhà bằng trà râu ngô khá hay và hiệu quả

Điều trị chứng tiểu rắt tại nhà bằng trà râu ngô khá hay và hiệu quả

Vừng đen

Hạt vừng, đặc biệt là vừng đen một trong các bài thuốc dân gian khá phổ biến. Trong hạt vùng có nguồn khoáng chất dồi dào, chất chống oxy hóa, có khả năng cân bằng chức năng của bàng quang, hạn chế tình trạng đi tiểu mất kiểm soát. Chia sẻ cách trị đái rắt khá hay từ vừng:

  • Chuẩn bị khoảng 10gr hạt vừng, rửa sạch rồi rang nóng đến khi dậy mùi thơm sau đó dùng máy say nhuyễn.
  • Cho vừng say nhuyễn vào nổi, chế thêm 180ml nước lọc rồi đun sôi ở lửa nhỏ. Cho thêm đường thốt nốt vào đến khi tan chảy hết rồi nhấc ra để nguội.
  • Chia nhỏ thành từng phần rồi dùng trong ngày để đạt hiểu quả tốt.
Mẹo dân gian chữa đi tiểu dắt tại nhà từ hạt vừng

Mẹo dân gian chữa đi tiểu dắt tại nhà từ hạt vừng

Hương nhu tía

Hương nhu tía là một trong những bài thuốc dân gian trị đái rắt hiệu quả được nhiều người áp dụng. Về thành phần, trong hương nhu tía có chứa nhiều hoạt chất chống viêm, giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn cũng như điều hòa chức năng của bàng quang. Tham khảo nhanh cách trị chứng tiểu dắt từ hương nhu dưới đây:

  • Chuẩn bị 2-3 lá hương nhu tía, rửa sạch cho vào cối giã nát.
  • Cho thêm 1 cốc nước lọc và 1 thìa mật ong vào khuấy đều.
  • Cách dùng: Uống trực tiếp, thời điểm tốt nhất là vào sáng sớm.
Lá hương nhu tía cũng là bài thuốc dân gian được nhiều người chi sẻ mang lại hiệu quả tốt

Lá hương nhu tía cũng là bài thuốc dân gian được nhiều người chi sẻ mang lại hiệu quả tốt

Phòng ngừa trước bệnh đái rắt

Bệnh đái dắt có thể chủ động phòng ngừa bằng việc duy trì chế độ ăn uống cân bằng và lối sống lành mạnh, khoa học. Hạn chế các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, caffeine, cắt bỏ thực phẩm gây tăng hoạt bàng quang như thuốc lợi tiểu, thực phẩm cay, socola,… trong khẩu phần ăn hàng ngày. 

Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, trái cây (chuối, táo, lê,…) các loại hạt trong chế độ ăn hàng ngày để hạn chế tình trạng táo bón. Từ đó, gián tiếp cải thiện lưu lượng nước tiểu qua niệu đạo. Bởi lẽ, táo bón gây áp lực lớn lên bàng quang, tiết niệu, niệu đạo, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng đái dắt.

Bên cạnh đó, người bệnh không nên chủ quan, e ngại hoặc giấu bệnh khi phát hiện mình bị tiểu rắt. Thay vào đó, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế gần nhất để xác định chính xác nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp và dứt điểm tình trạng bệnh.

Duy trì lối sống lành mạnh, điều độ để phòng ngừa bệnh đái dắt

Duy trì lối sống lành mạnh, điều độ để phòng ngừa bệnh đái dắt

Trên đây là những thông tin xoay quanh nguyên nhân, dấu hiệu cũng như hướng điều trị tình trạng đái dắt (tiểu rắt) mà MEDIPLUS muốn gửi đến bạn. Nhìn chung, bệnh có thể hoàn toàn được chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị bằng các bài tập kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, hợp lý.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về tình trạng sức khỏe cũng như bệnh lý, cần Bác sĩ hỗ trợ, liên hệ ngay tới số hotline 1900 3366 hoặc inbox trực tiếp tới Fanpage Tổ hợp Y tế MEDIPLUS để nhận được sự tư vấn và giải đáp từ các chuyên gia nhanh nhất.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

2.5/5 - (6 votes)

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Quan hệ ở tuổi 17 có sao không? Có ảnh hưởng gì không? 

    Tuổi 17 là độ tuổi nhạy cảm và đầy thách thức, khi con người bắt đầu khám phá các mối quan hệ tình cảm và…

    16 Th9, 2024
    671

    Chuyên mục: Sức khỏe

    [Giải đáp] Quan hệ cho ra ngoài có thai không?

    Nhiều người lầm tưởng rằng quan hệ tình dục “ra ngoài” là cách an toàn để tránh thai. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai…

    28 Th10, 2024
    396

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ bao lâu thì thử que cho kết quả đúng? Cần lưu ý gì?

    Quan hệ bao lâu thì thử que cho kết quả đúng là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm nhất, đặc biệt là những…

    28 Th10, 2024
    1.8K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    [Tư vấn] Quan hệ trước ngày kinh nguyệt có bầu không?

    Nhiều người hay tính toán ngày kinh nguyệt để nắm được khả năng có thai cũng như tránh thai khi quan hệ. Do đó, nhiều…

    28 Th10, 2024
    1.9K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám