Đi tiểu ra máu (đái ra máu) – Nguyên nhân cần đặc biệt lưu ý

Cập nhật 12/05/2023

6.3K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Đi tiểu ra máu (đái ra máu) là hiện tượng xuất hiện máu trong nước tiểu, trong một số trường hợp nước tiểu vẫn có thể màu đỏ nhưng khi làm xét nghiệm lại không thấy các chỉ dấu của tình trạng tiểu ra máu. Vậy khi nào thì tình trạng này mới thực sự nguy hiểm? Nguyên nhân tiềm ẩn đằng sau việc đi tiểu có lẫn máu là gì? Cùng tham khảo qua bài chia sẻ của MEDIPLUS dưới đây.

Đi tiểu ra máu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Đi tiểu ra máu có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm

Đi tiểu ra máu là bị gì?

Bạn cần biết, nước tiểu là chất lỏng được bài tiết do thận và được đào thải ra ngoài qua đường niệu đạo. Màu sắc của nó sẽ thay đổi tùy thuộc vào chế độ ăn uống và tình trạng sức khỏe hiện tại. (Dễ nhận thấy nhất khi ăn uống thực phẩm có màu, hoặc co sử dụng các loại thuốc kháng sinh).

Tình trạng đi tiểu ra máu (hay nói nôm na là đái ra máu) là hiện tượng nước tiểu có màu hơi ánh đỏ hoặc đỏ thẫm do có lẫn hồng cầu. Đôi khi tình trạng này sẽ tự biến mất sau vài ngày (nếu là nguyên nhân sinh lý) hoặc có thể kéo dài nếu là biểu hiện của bệnh lý.

Tiểu ra máu đôi khi chỉ được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu

Tiểu ra máu đôi khi chỉ được phát hiện khi xét nghiệm nước tiểu

Ngoài ra, hiện tượng tiểu ra máu có thể phân thành các dạng và triệu chứng các dạng cũng khác nhau, cụ thể:

Tiểu ra máu đại thể

Nước tiểu người bệnh sẽ có màu từ hồng, đỏ đến đỏ thẫm tùy vào lượng hồng cầu được đào thải ra ngoài. Một số trường hợp tiểu ra máu đại thể có thể có lẫn cục máu hoặc nước tiểu màu nâu đậm với rất nhiều lắng cặn. Người bệnh hoàn toàn có thể dễ dàng quan sát được bằng mắt thường…

Tiểu ra máu vi thể

Với trường hợp tiểu ra máu vi thể, màu sắc nước tiểu không thay đổi nhiều khiến người bệnh khó có thể nhận biết bằng mắt thường. Tuy nhiên, khi làm xét nghiệm tế bào học sẽ thấy số lượng hồng cầu >10.000 hồng cầu/ml nước tiểu. Do đó, tiểu ra máu vi thể thông thường chỉ tình cờ phát hiện được khi người bệnh làm xét nghiệm nước tiểu trong đợt khám định kỳ.

Trong trường hợp không phát hiện hồng cầu nhưng nước tiểu vẫn có màu đỏ, đó có thể không phải là tình trạng tiểu ra máu mà là do loại thực phẩm hoặc, đồ dùng bạn đang ăn, uống vào và hấp thụ:

  • Một số thực phẩm như củ dền, đậu tằm, đại hoàng hay lô hội nếu tiêu thụ với số lượng lớn trong thời gian ngắn có thể làm nước tiểu có màu đỏ nâu. Màu nước tiểu sẽ dần sáng lên khi các loại thức ăn này được bài tiết hoàn toàn ra khỏi cơ thể.
  • Các loại thuốc kê theo toa cũng có thể làm nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ như kháng sinh rifampicin điều trị lao, phenytoin dùng trong bệnh động kinh, các thuốc nhuận tràng,…
  • Tình trạng mất nước như tiêu chảy, sốt, đổ mồ hôi, không uống đủ nước do rối loạn cảm giác khát (ở người già) cũng làm cho nước tiểu có màu nâu đỏ. Đó là do cơ chế bù trừ của thận, tăng tái hấp thu giữ lại nước cho cơ thể làm nước tiểu bị cô đặc và sậm màu hơn.

Nguyên nhân bị đi tiểu ra máu

Tiểu ra máu có thể là dấu hiệu cho thấy sự tổn thương ở bất kì cơ quan nào liên quan đến hệ thống bài tiết của cơ thể. Theo chuyên gia thận tiết niệu Tổ hợp Y tế MEDIPLUS có 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tiểu ra máu:

Tiểu ra máu do Thận có vấn đề

Rất rõ ràng, bởi đây là cơ quan bài tiết nước tiểu, vấn đề tại thận là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên tình trạng tiểu ra máu. Các bệnh lý về thận có thể kể đến khiến tình trạng tiểu ra máu xuất hiện ở nhiều người:

Sỏi thận

Đây là chứng bệnh hay gặp và dễ gây tiểu ra máu nhất. Nguyên nhân của sỏi thận là do các chất cặn trong nước tiểu lắng xuống và tích tụ thành các tinh thể rắn gây sỏi thận hoặc sỏi bàng quang. Khi mới hình thành, các viên sỏi có kích thước khá nhỏ nên có thể dễ dàng tự đào thải qua đường tiểu. Các trường hợp viên sỏi lớn với cạnh sắc nhọn, cứng khi di chuyển tạo ma sát, gây tổn thương và chảy máu niêm mạc đường tiết niệu. Bệnh lý này có thể được phát hiện thông qua siêu âm hoặc chụp thận có thuốc cản quang tĩnh mạch (UIV).

Sỏi thận là nguyên nhân hàng đầu gây tiểu ra máu

Sỏi thận là nguyên nhân hàng đầu gây tiểu ra máu

Thận đa nang

Các triệu chứng của bệnh thận đa nang bao gồm đau thắt lưng, tiểu máu, tiểu ra mủ, phát hiện khối u vùng hố thận và nồng độ ure máu tăng. Một số trường hợp còn có biểu hiện bụng to và khi sờ vùng cạnh rốn sẽ thấy có một khối rõ rệt.

Lao thận

Đa số các trường hợp lao thận sẽ đi kèm với cả viêm bàng quang nên các biểu hiện lâm sàng khá đặc trưng với hội chứng bàng quang rõ: tiểu rắt, tiểu buốt,… Thường gặp ở lao thận là tiểu ra máu vi thể, ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu cho kết quả trực khuẩn lao(+).

Ung thư thận

Đái ra máu là triệu chứng thường gặp ở người bệnh bị ung thư thận (chiếm 80%). Phần lớn các trường hợp ung thư thận  tiểu ra máu đại thể, toàn bãi, không có máu cục. Một số trường hợp đái máu vi thể, có máu cục, có thể kèm theo các cơn đau quặn thận. Kết quả chụp UIV có thể cho thấy bể thận bị biến dạng hoặc khiếm khuyết.

Viêm cầu thận cấp

Viêm cầu thận cấp là một đợt viêm cầu thận đột ngột và xảy ra nhanh bất ngờ. Đây là biểu hiện lâm sàng của một tổn thương viêm cấp ở cầu thận có sự xuát hiển của hồng cầu niệu, protein niệu, phù và tăng huyết áp. Bệnh lý này thường có tình trạng tiểu ra máu vi thể kèm theo các biểu hiện toàn thân như sốt, đau 2 bên vùng thắt lưng, đau bụng dưới.

Viêm đài bể thận

Viêm thận – bể thận thường do nhiễm khuẩn cấp tính gây ra bởi các vi khuẩn gram âm. Bệnh lý thường đi kèm các triệu chứng rõ như sốt cao rét run, tiểu buốt, tiểu rắt, đau vùng thắt lưng, có thể có mủ hoặc máu trong nước tiểu.

Tiểu ra máu do bị chấn thương

Những chấn thương do tai nạn hoặc va chạm trong thể thao gây chấn thương bộ phận sinh dục, chấn thương thận, bàng quang, niệu quản, vùng thắt lưng hay vùng chậu cũng có thể là nguyên nhân gây tiểu máu.Tuy nhiên, tình trạng này không kéo dài và sẽ hồi phục lại sau 24-48 giờ.

Tiểu ra máu do mắc các bệnh ở niệu đạo

Các dấu hiệu và triệu chứng liên quan đến viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt bao gồm: cảm giác buồn tiểu liên tục, tiểu ra máu nhiều lần (đại thể hoặc vi thể), tiểu rắt, xuất tinh có lẫn máu,…

Nhiễm trùng đường tiểu

Niệu đạo là cơ quan cuối cùng của hệ tiết niệu, là nơi đào thải những chất tiết và thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn, cặn bẩn nên luôn tiềm tàng nguy cơ viêm nhiễm cao hơn so với các bộ phận khác. Các triệu chứng thường gặp của nhiễm trùng niệu đạo phải kể đến tiểu buốt (đau rát vùng niệu đạo khi tiểu), tiểu rắt (tiểu 5-6 lần/1 giờ, mỗi lần một ít) hoặc nước tiểu có mùi khó chịu. Tuy nhiên, với một số đối tượng đặc biệt, cụ thể là người cao tuổi, biểu hiện duy nhất được tìm thấy chỉ là tiểu ra máu vi thể.

Viêm tuyến tiền liệt hoặc phì đại tiền liệt tuyến

Tiền liệt tuyến chỉ có ở nam giới, tuyến này nằm ở dưới bàng quang, bọc quanh đoạn đầu của niệu đạo và có vai trò sản xuất tinh dịch, đồng thời cũng là hàng rào bảo vệ đường tiết niệu trước vi khuẩn và các chất độc hại. Khi tuyến tiền liệt phát triển quá mức  chèn ép niệu đạo, cản trở dòng tiểu làm tăng áp lực tại các mao mạch gây chảy máu khi tiểu.

Viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt cũng là nguyên nhân đi tiểu ra máu

Viêm hoặc phì đại tuyến tiền liệt cũng là nguyên nhân đi tiểu ra máu

Bàng quang có vấn đề cũng là nguyên nhân

Một số bệnh lý ở bàng quang như viêm bàng quang cấp, viêm bàng quang kẽ, sỏi bàng quang, u bàng quang,… cũng gây tình trạng tiểu ra máu ở bệnh nhân. Các bệnh lý này có thể được phát hiện thông qua siêu âm hoặc chụp X – quang.

Viêm bàng quang cấp phần lớn là do nhiễm các loại vi khuẩn gram âm, đặc biệt là Escheria coli với con số lên đến 90% trường hợp viêm nhiễm. Một số loại vi khuẩn khác cũng có thể gây viêm bàng quang cấp như: Proteus mirabilis, Staphylococcus saprophyticus, Klebsiella, Staphylococcus aureus,…

Người bệnh ung thư bàng quang ở giai đoạn đầu không có các triệu chứng rõ ràng. Trong một số trường hợp xuất hiện tiểu ra máu vi thể.

Chị em đến ngày đèn đỏ

Do “chị nguyệt” ghé thăm hàng tháng đối với chị em phụ nữ, điều này cũng là nguyên nhân khi đi vệ sinh tiểu tiện sẽ dễ lẫn máu. Máu lẫn có thể có màu hồng, hoặc đỏ cục, tùy thuộc thể trạng cũng như thời kỳ chị em hành kinh.

Đi tiểu ra máu điều trị bằng cách nào?

Phác đồ điều trị tiểu ra máu phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên nhân gốc rễ của bệnh là do đâu. Nguyên tắc điều trị cho người bệnh tiểu ra máu là loại bỏ tác nhân gây bệnh và làm nước tiểu trở về trạng thái bình thường. Bác sĩ có thể chỉ định một số kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn hoặc thuốc giảm đau trong trường hợp cơn đau vùng tiết niệu gây khó chịu cho người bệnh.

Trường hợp bị sỏi (thận hoặc bàng quang), cần tiến hành can thiệp ngoại khoa hoặc sóng xung kích để loại bỏ sỏi (tán sỏi) càng sớm càng tốt, tránh biến chứng.

Trong quá trình điều trị, bác sĩ có thể chỉ định thêm xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu hoặc siêu âm ổ bụng để theo dõi tầm soát các đối tượng có nguy cơ bị ung thư thận hoặc ung thư bàng quang và đưa ra phác đồ điều trị.

Kháng sinh được kê để điều trị nhiễm khuẩn

Kháng sinh được kê để điều trị nhiễm khuẩn gây tình trạng tiểu ra máu

Đi tiểu ra máu là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm người bệnh cần lưu ý. Khi gặp phải tình trạng này người bệnh cần đến cơ sở y tế để được thăm khám xác định chính xác nguyên nhân và hướng xử trí phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ tại Hotline số 1900 3366 hoặc nhắn tin trực tiếp trên Fanpage của Tổ hợp để được nhận được tư vấn từ các chuyên gia của MEDIPLUS.

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị Y khoa!

4/5 - (1 bình chọn)

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Quan hệ bị rách môi bé có sao không? 2 Cách xử lý

    Rách môi bé khi quan hệ là tình trạng của nhiều chị em phụ nữ. Vậy nguyên nhân do đâu mà môi cô bé bị…

    28 Th10, 2024
    3.5K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    [Gợi ý] 11 Cách tránh thai sau khi quan hệ không cần thuốc

    Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có hiệu quả ngừa thai khá tốt, tuy nhiên sử dụng nhiều trong thời gian dài có thể…

    28 Th10, 2024
    3.4K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ tình dục không an toàn là sao? 5 lưu ý

    Hiện nay, thực trạng quan hệ tình dục sớm ngày càng trở nên phổ biến. Đặc biệt là các cặp đôi còn quan hệ không…

    28 Th10, 2024
    922

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ ngày đèn đỏ có hại không? Cần lưu ý gì

    Để tìm kiếm cảm giác mới lạ, nhiều cặp đôi chọn cách quan hệ vào ngày đèn đỏ. Vậy quan hệ ngày đèn đỏ có…

    28 Th10, 2024
    1.3K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám