Dịch bạch hầu có nguy hiểm không? Ai có nguy cơ mắc bệnh?

Cập nhật 16/09/2024

182

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Sức khỏe

Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ảnh hưởng đến cổ họng và đường hô hấp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch bạch hầu có tỷ lệ tử vong lên đến 20% với tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên ngày càng tăng. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu là gì? Dịch bạch hầu có nguy hiểm không? Ai có nguy cơ mắc bệnh? Tổ hợp y tế Mediplus sẽ giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.

1. Dịch bạch hầu có nguy hiểm không? Có lây không?

Dịch bạch hầu là gì? Dịch bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, với khả năng lây lan mạnh mẽ và nhanh chóng bùng phát thành dịch (theo wiki). Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, đặc trưng bởi sự xuất hiện của giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản và mũi. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến da và các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc cơ quan sinh dục.

Dịch bạch hầu có nguy hiểm không? 

Dịch bạch hầu là một căn bệnh nguy hiểm, thường gây sốt nhẹ, mệt mỏi và nổi hạch ở cổ sau thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể bị nhầm lẫn với các chứng đau họng khác do chưa xuất hiện giả mạc ở mũi họng. 

Bệnh bạch hầu là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc, với tổn thương nghiêm trọng chủ yếu do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh có thể qua đi hoặc trở nặng hơn, gây tử vong chỉ trong vòng 6 – 10 ngày.

Dịch bạch hầu có nguy hiểm không? 

Dịch bạch hầu có nguy hiểm không?

Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tổn thương dây thần kinh gây tê liệt, mất kiểm soát bàng quang, tê liệt cơ hoành, nhiễm trùng phổi (gây suy hô hấp hoặc viêm phổi), và thậm chí tử vong. Các trường hợp tử vong thường do giả mạc phát triển nhanh chóng làm tắc nghẽn đường hô hấp trên hoặc do tác hại của độc tố lên tim và hệ thần kinh.

Dịch bạch hầu có lây không?

Dịch tễ học bệnh bạch hầu có khả năng lây lan. Đây là một bệnh truyền nhiễm có thể lan truyền qua nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất là qua đường hô hấp. Khi người bệnh hoặc người mang mầm bệnh nói chuyện, ho, hoặc hắt hơi, các giọt bắn chứa vi khuẩn bạch hầu sẽ hòa vào không khí. Người khỏe mạnh có thể nhiễm bệnh nếu hít phải các giọt bắn này, đặc biệt nếu họ chưa có miễn dịch chống lại. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp khi người khỏe tiếp xúc với các vật dụng có dính chất bài tiết hoặc giọt bắn chứa vi khuẩn bạch hầu.

Tìm hiểu: Vi khuẩn bạch hầu là gì? Xét nghiệm chẩn đoán bệnh được không?

2. Các loại bạch hầu thường gặp

Các loại bạch hầu thường gặp bao gồm:

Bạch hầu họng

Bạch hầu ở họng và mũi khiến người bệnh mệt mỏi, ăn uống kém và đau cổ họng do sự xuất hiện của giả mạc dày và dai, có màu trắng ngà, bám chắc vào amidan và có thể lan rộng, bao phủ cả vùng vòm họng.

Trong một số trường hợp nặng, người bệnh có thể xuất hiện các hạch cổ và sưng nề vùng dưới hàm. Nếu nhiễm độc nặng hơn, người bệnh sẽ tái mặt, mạch đập nhanh, trở nên đờ đẫn, hôn mê, và nếu không được điều trị kịp thời, có thể tử vong trong vòng 6-10 ngày.

Bạch hầu họng

Bạch hầu họng

Bạch hầu thanh quản

Bệnh bạch hầu thanh quản thường biểu hiện với sự xuất hiện của giả mạc tại thanh quản hoặc từ vòm họng lan xuống dưới. Bệnh tiến triển nhanh chóng và đặc biệt nguy hiểm. Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, giả mạc này có thể phát triển làm tắc đường thở, dẫn đến suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.

Dấu hiệu nhận biết bao gồm viêm thanh quản cấp với triệu chứng ho khan, khàn tiếng, khó thở chậm trong thì hít vào, và tiếng rít thanh quản. Ở giai đoạn muộn, bệnh có thể dẫn đến ngạt thở.

Bạch hầu ác tính

Bạch hầu cấp (hay còn gọi là bạch hầu ác tính) là loại bệnh bạch hầu nghiêm trọng, có thể xuất hiện từ ngày đầu tiên hoặc từ ngày thứ 2, thứ 3 của bệnh. Các triệu chứng chính bao gồm:

  • Sốt cao (39 – 40°C)
  • Cảm thấy mệt mỏi, suy nhược nặng
  • Da xanh tái
  • Cảm giác buồn nôn, đau khi nuốt
  • Màng giả lan rộng nhanh chóng ở hai bên amidan
  • Hơi thở có mùi hôi
  • Hạch ở góc hàm sưng to và đau khi chạm
  • Cổ bạnh ra, đau

Người bệnh có thể trở nên rất mệt mỏi, da tím tái, có rối loạn nhịp tim, khó thở, giọng nói khàn, huyết áp giảm, mạch rất nhanh. Nếu không được xử trí kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tình trạng nguy kịch đe dọa tính mạng và tử vong.

Bạch hầu ác tính

Bạch hầu ác tính

Xem thêm: Tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu?

3. Ai có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu?

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu là do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thường khu trú và làm tổn thương đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản). Vi khuẩn này tạo ra giả mạc dày, dính chắc và khó bóc tách, đồng thời sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân, ảnh hưởng đến tim, thận và hệ thần kinh.

Ổ dịch bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể truyền từ người này sang người khác thông qua các vật trung gian như đồ chơi, vật dụng chứa dịch tiết của người bệnh.

Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bạch hầu, tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, chẳng hạn như trẻ em dưới 15 tuổi, người chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu do chưa tiêm vắc xin đầy đủ và người lớn tiếp xúc với bệnh nhân mắc hoặc nghi ngờ mắc bạch hầu hoặc sống tại các khu vực nguy cơ cao.

Ai có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu?

Ai có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu?

4. Nguy cơ tử vong của bệnh bạch hầu là bao nhiêu?

Gần đây, sau khi ghi nhận một ca tử vong do bệnh bạch hầu tại tỉnh Nghệ An, cơ quan chức năng đã nhanh chóng khoanh vùng và xác định 119 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân. Bệnh bạch hầu có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời, khiến dư luận đặc biệt quan tâm.

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết bệnh bạch hầu là một căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt đối với những người chưa được tiêm chủng hoặc đã mất hiệu lực của vắc xin. Nguy cơ tử vong do bệnh này là từ 10-20%.

“Bệnh bạch hầu có tỷ lệ tử vong cao hơn COVID-19, tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm của bệnh bạch hầu lại thấp hơn. Mặc dù bệnh có thể xuất hiện rải rác ở các địa phương, nhưng nó không gây ra đại dịch như COVID-19, vì vậy người dân không cần quá lo lắng.” bác sĩ Cấp chia sẻ thêm.

Nguy cơ tử vong do bệnh bạch hầu là từ 10-20%

Nguy cơ tử vong do bệnh bạch hầu là từ 10-20%

5. Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu

Xét theo Mục 7 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu, do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 2957/QĐ-BYT năm 2020, các biện pháp phòng dịch bạch hầu có thể thực hiện như sau:

  • Tất cả các người nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu cần nhập viện và phải được cách ly cho đến khi có hai kết quả xét nghiệm vi khuẩn âm tính, mỗi mẫu bệnh phẩm lấy cách nhau 24 giờ và không quá 24 giờ sau khi điều trị kháng sinh.
  • Trường hợp không có điều kiện xét nghiệm, bệnh nhân cần phải cách ly sau 14 ngày điều trị kháng sinh.
  • Rửa tay đúng cách bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Phải tẩy uế và sát khuẩn nhà ở, dụng cụ trong phòng, đồ dùng và quần áo của người bệnh.
  • Tiêm chủng vắc-xin bạch hầu trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, sử dụng vắc-xin đa giá bạch hầu – ho gà – uốn ván cho trẻ từ 2-3 tháng tuổi, tiêm 2 lần, mỗi lần 1ml cách nhau 1 tháng, và tiêm lại mỗi năm 1 lần cho đến 5 tuổi.
  • Đối với những người tiếp xúc:
  • Xét nghiệm vi khuẩn và theo dõi trong vòng 7 ngày.

– Tiêm một liều đơn benzathine penicillin (600.000 đơn vị đối với trẻ ≤ 5 tuổi; 1.200.000 đơn vị đối với trẻ > 5 tuổi).

– Hoặc uống Erythromycin (40mg/kg/ngày cho trẻ em, chia làm các lần 10mg/lần cách nhau 6 giờ) trong 7 ngày. Người lớn: 1g/ngày, chia làm các lần 250mg/lần cách nhau 6 giờ.

– Hoặc Azithromycin: 10-12mg/kg một lần/ngày cho trẻ em, tối đa 500mg/ngày, điều trị trong 7 ngày. Người lớn: 500mg/ngày trong 7 ngày

 Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu

Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu

Hy vọng rằng qua bài chia sẻ của Tổ hợp y tế Mediplus, mọi người đã có cái nhìn rõ ràng hơn về thắc mắc liên quan đến dịch bạch hầu. Nếu vẫn còn câu hỏi cần tư vấn hoặc đặt lịch khám với bác, chuyên gia hãy liên hệ với hotline 1900.3366 để được tư vấn cụ thể hơn!

*Lưu ý: Bài viết mang tính tham khảo, không thể thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    [Giải đáp] Tại sao đàn ông thích quan hệ khi say? 

    Nhiều người cho rằng sử dụng rượu bia có thể giúp họ trở nên thoải mái và mạnh dạn hơn trong các mối quan hệ…

    28 Th10, 2024
    2.2K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ bằng miệng có thể gây bệnh gì?

    Quan hệ tình dục bằng miệng là một hình thức quan hệ được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đây cũng là một con đường…

    28 Th10, 2024
    393

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ dùng bao cao su an toàn không? 4 Cách tránh thai an toàn

    Sử dụng bao cao su khi quan hệ là cách để nhiều cặp đôi có thể tránh thai khá hiệu quả. Phương pháp này rất…

    28 Th10, 2024
    231

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Bạch hầu là bệnh gì? Nguyên nhân, biểu hiện, triệu chứng

    Bạch hầu hiện đang là căn bệnh lây lan qua đường hô hấp nhanh chóng, đe dọa đến sức khỏe của con người. Vậy bệnh…

    16 Th9, 2024
    201

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám