276
Tác giả:Phạm Quang Nam
•
Chuyên mục:Sức khỏe
MỤC LỤC
Bệnh bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính ảnh hưởng đến cổ họng và đường hô hấp. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch bạch hầu có tỷ lệ tử vong lên đến 20% với tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên ngày càng tăng. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh bạch hầu là gì? Dịch bạch hầu có nguy hiểm không? Ai có nguy cơ mắc bệnh? Tổ hợp y tế Mediplus sẽ giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
Dịch bạch hầu là gì? Dịch bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, với khả năng lây lan mạnh mẽ và nhanh chóng bùng phát thành dịch (theo wiki). Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, đặc trưng bởi sự xuất hiện của giả mạc ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản và mũi. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến da và các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc cơ quan sinh dục.
Dịch bạch hầu là một căn bệnh nguy hiểm, thường gây sốt nhẹ, mệt mỏi và nổi hạch ở cổ sau thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể bị nhầm lẫn với các chứng đau họng khác do chưa xuất hiện giả mạc ở mũi họng.
Bệnh bạch hầu là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc, với tổn thương nghiêm trọng chủ yếu do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh có thể qua đi hoặc trở nặng hơn, gây tử vong chỉ trong vòng 6 – 10 ngày.
Dịch bạch hầu có nguy hiểm không?
Bệnh có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như tổn thương dây thần kinh gây tê liệt, mất kiểm soát bàng quang, tê liệt cơ hoành, nhiễm trùng phổi (gây suy hô hấp hoặc viêm phổi), và thậm chí tử vong. Các trường hợp tử vong thường do giả mạc phát triển nhanh chóng làm tắc nghẽn đường hô hấp trên hoặc do tác hại của độc tố lên tim và hệ thần kinh.
Dịch tễ học bệnh bạch hầu có khả năng lây lan. Đây là một bệnh truyền nhiễm có thể lan truyền qua nhiều hình thức khác nhau, phổ biến nhất là qua đường hô hấp. Khi người bệnh hoặc người mang mầm bệnh nói chuyện, ho, hoặc hắt hơi, các giọt bắn chứa vi khuẩn bạch hầu sẽ hòa vào không khí. Người khỏe mạnh có thể nhiễm bệnh nếu hít phải các giọt bắn này, đặc biệt nếu họ chưa có miễn dịch chống lại. Bệnh cũng có thể lây gián tiếp khi người khỏe tiếp xúc với các vật dụng có dính chất bài tiết hoặc giọt bắn chứa vi khuẩn bạch hầu.
Tìm hiểu: Vi khuẩn bạch hầu là gì? Xét nghiệm chẩn đoán bệnh được không?
Các loại bạch hầu thường gặp bao gồm:
Bạch hầu ở họng và mũi khiến người bệnh mệt mỏi, ăn uống kém và đau cổ họng do sự xuất hiện của giả mạc dày và dai, có màu trắng ngà, bám chắc vào amidan và có thể lan rộng, bao phủ cả vùng vòm họng.
Trong một số trường hợp nặng, người bệnh có thể xuất hiện các hạch cổ và sưng nề vùng dưới hàm. Nếu nhiễm độc nặng hơn, người bệnh sẽ tái mặt, mạch đập nhanh, trở nên đờ đẫn, hôn mê, và nếu không được điều trị kịp thời, có thể tử vong trong vòng 6-10 ngày.
Bạch hầu họng
Bệnh bạch hầu thanh quản thường biểu hiện với sự xuất hiện của giả mạc tại thanh quản hoặc từ vòm họng lan xuống dưới. Bệnh tiến triển nhanh chóng và đặc biệt nguy hiểm. Nếu không được can thiệp và điều trị kịp thời, giả mạc này có thể phát triển làm tắc đường thở, dẫn đến suy hô hấp và tử vong nhanh chóng.
Dấu hiệu nhận biết bao gồm viêm thanh quản cấp với triệu chứng ho khan, khàn tiếng, khó thở chậm trong thì hít vào, và tiếng rít thanh quản. Ở giai đoạn muộn, bệnh có thể dẫn đến ngạt thở.
Bạch hầu cấp (hay còn gọi là bạch hầu ác tính) là loại bệnh bạch hầu nghiêm trọng, có thể xuất hiện từ ngày đầu tiên hoặc từ ngày thứ 2, thứ 3 của bệnh. Các triệu chứng chính bao gồm:
Người bệnh có thể trở nên rất mệt mỏi, da tím tái, có rối loạn nhịp tim, khó thở, giọng nói khàn, huyết áp giảm, mạch rất nhanh. Nếu không được xử trí kịp thời, bệnh có thể dẫn đến tình trạng nguy kịch đe dọa tính mạng và tử vong.
Bạch hầu ác tính
Xem thêm: Tiêm bạch hầu ho gà uốn ván cho bà bầu giá bao nhiêu?
Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu là do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae thường khu trú và làm tổn thương đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản). Vi khuẩn này tạo ra giả mạc dày, dính chắc và khó bóc tách, đồng thời sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân, ảnh hưởng đến tim, thận và hệ thần kinh.
Ổ dịch bạch hầu có thể lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp. Ngoài ra, vi khuẩn cũng có thể truyền từ người này sang người khác thông qua các vật trung gian như đồ chơi, vật dụng chứa dịch tiết của người bệnh.
Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bạch hầu, tuy nhiên, một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, chẳng hạn như trẻ em dưới 15 tuổi, người chưa có miễn dịch với bệnh bạch hầu do chưa tiêm vắc xin đầy đủ và người lớn tiếp xúc với bệnh nhân mắc hoặc nghi ngờ mắc bạch hầu hoặc sống tại các khu vực nguy cơ cao.
Ai có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu?
Gần đây, sau khi ghi nhận một ca tử vong do bệnh bạch hầu tại tỉnh Nghệ An, cơ quan chức năng đã nhanh chóng khoanh vùng và xác định 119 trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân. Bệnh bạch hầu có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời, khiến dư luận đặc biệt quan tâm.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết bệnh bạch hầu là một căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt đối với những người chưa được tiêm chủng hoặc đã mất hiệu lực của vắc xin. Nguy cơ tử vong do bệnh này là từ 10-20%.
“Bệnh bạch hầu có tỷ lệ tử vong cao hơn COVID-19, tuy nhiên nguy cơ lây nhiễm của bệnh bạch hầu lại thấp hơn. Mặc dù bệnh có thể xuất hiện rải rác ở các địa phương, nhưng nó không gây ra đại dịch như COVID-19, vì vậy người dân không cần quá lo lắng.” bác sĩ Cấp chia sẻ thêm.
Nguy cơ tử vong do bệnh bạch hầu là từ 10-20%
Xét theo Mục 7 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh bạch hầu, do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định số 2957/QĐ-BYT năm 2020, các biện pháp phòng dịch bạch hầu có thể thực hiện như sau:
– Tiêm một liều đơn benzathine penicillin (600.000 đơn vị đối với trẻ ≤ 5 tuổi; 1.200.000 đơn vị đối với trẻ > 5 tuổi).
– Hoặc uống Erythromycin (40mg/kg/ngày cho trẻ em, chia làm các lần 10mg/lần cách nhau 6 giờ) trong 7 ngày. Người lớn: 1g/ngày, chia làm các lần 250mg/lần cách nhau 6 giờ.
– Hoặc Azithromycin: 10-12mg/kg một lần/ngày cho trẻ em, tối đa 500mg/ngày, điều trị trong 7 ngày. Người lớn: 500mg/ngày trong 7 ngày
Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu
Hy vọng rằng qua bài chia sẻ của Tổ hợp y tế Mediplus, mọi người đã có cái nhìn rõ ràng hơn về thắc mắc liên quan đến dịch bạch hầu. Nếu vẫn còn câu hỏi cần tư vấn hoặc đặt lịch khám với bác, chuyên gia hãy liên hệ với hotline 1900.3366 để được tư vấn cụ thể hơn!
*Lưu ý: Bài viết mang tính tham khảo, không thể thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa
Đặt lịch khám bệnh
Chọn cơ sở khám(*)MEDIPLUS TÂN MAI
← Quay lại
Chọn loại dịch vụ khám Khám trong giờKhám ngoài giờKhám online
Chọn chuyên khoaGói khám sức khỏe tầm soát cho nam - gói cơ bản - Gói khám sức khỏe tầm soát cho nam - gói cơ bảnGói khám tầm soát nâng cao cho nam giới - Gói khám tầm soát nâng cao cho nam giớiGói khám sức khỏe tầm soát cho nữ - gói cơ bản - Gói khám sức khỏe tầm soát cho nữ - gói cơ bảnGói khám sức khỏe nâng cao cho nữ - Gói khám sức khỏe nâng cao cho nữGói khám sức khỏe sản phụ khoa - Gói nâng cao - Gói khám sức khỏe sản phụ khoa - Gói nâng caoGói tầm soát ung thư phổi - Gói tầm soát ung thư phổiGói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa - Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóaGói khám sức khỏe cơ xương khớp nâng cao - Gói khám sức khỏe cơ xương khớp nâng caoGói khám nâng cao doanh nghiệp - Gói khám nâng cao doanh nghiệpGói khám cơ bản cho doanh nghiệp - Gói khám cơ bản cho doanh nghiệpGói khám sức khỏe sản phụ khoa - Gói nâng cao - Gói khám sức khỏe sản phụ khoa - Gói nâng caoDịch vụ test nhanh kháng nguyên SAR-CoV-2 dành cho cá nhân - Dịch vụ test nhanh kháng nguyên SAR-CoV-2 dành cho cá nhânDịch vụ test nhanh kháng nguyên SAR-CoV-2 dành cho doanh nghiệp - Dịch vụ test nhanh kháng nguyên SAR-CoV-2 dành cho doanh nghiệpDịch vụ xét nghiệm COVID-19 RT-PCR dành cho doanh nghiệp - Dịch vụ xét nghiệm COVID-19 RT-PCR dành cho doanh nghiệpGói tầm soát ung thư vú- Mediplus - Gói tầm soát ung thư vú- MediplusGói tầm soát ung thư cổ tử cung - buồng trứng - Gói tầm soát ung thư cổ tử cung - buồng trứngGói kiểm tra sức khỏe hậu Covid - 19 (không triệu chứng) - Gói kiểm tra sức khỏe hậu Covid - 19 (không triệu chứng)Gói kiểm tra sức khỏe hậu Covid - 19 (triệu chứng nhẹ) - Gói kiểm tra sức khỏe hậu Covid - 19 (triệu chứng nhẹ)Gói kiểm tra sức khỏe hậu Covid - 19 (triệu chứng nặng) - Gói kiểm tra sức khỏe hậu Covid - 19 (triệu chứng nặng)Dịch vụ xét nghiệm COVID-19 RT-PCR dành cho cá nhân - Dịch vụ xét nghiệm COVID-19 RT-PCR dành cho cá nhânGói khám Nam khoa học đường - Gói khám Nam khoa học đườngGói khám Rối loạn sinh lý nam Hậu Covid - Gói khám Rối loạn sinh lý nam Hậu CovidGói tầm soát đột quỵ - Gói tầm soát đột quỵGói khám tầm soát cơ bản hệ tiêu hóa gan mật - Gói khám tầm soát cơ bản hệ tiêu hóa gan mậtGói tầm soát nâng cao hệ tiêu hóa gan mật - Gói tầm soát nâng cao hệ tiêu hóa gan mậtGói khám sức khỏe trẻ em từ 0-6 tuổi - Gói khám sức khỏe trẻ em từ 0-6 tuổiGói tổng quát cơ bản cho nam giới dưới 50 tuổi - Gói tổng quát cơ bản cho nam giới dưới 50 tuổiGói tổng quát cơ bản cho nam giới trên 50 tuổi - Gói tổng quát cơ bản cho nam giới trên 50 tuổiGói tổng quát cơ bản cho nữ giới dưới 50 tuổi - Gói tổng quát cơ bản cho nữ giới dưới 50 tuổiGói khám sức khỏe chuyên sâu cho Nam giới - Gói khám sức khỏe chuyên sâu cho Nam giớiGói khám cơ bản cho nữ trên 50 tuổi - Gói khám cơ bản cho nữ trên 50 tuổiGói khám sức khỏe chuyên sâu cho nữ - Gói khám sức khỏe chuyên sâu cho nữTest nhanh Virus Adeno - Test nhanh Virus Adeno
Chọn bác sĩThS. BS Nguyễn Thị Diệu Hồng - ThS. BS Nguyễn Thị Diệu HồngTS. BSCKII Lê Quốc Việt - TS. BSCKII Lê Quốc ViệtThS. BSNT Nguyễn Hữu Thảo - ThS. BSNT Nguyễn Hữu ThảoTS. BS Lê Thị Liễu - TS. BS Lê Thị LiễuBSCKI Mai Văn Lực - BSCKI Mai Văn LựcTS. BS Đàm Trọng Nghĩa - TS. BS Đàm Trọng NghĩaBS Hoàng Văn Sơn - BS Hoàng Văn SơnBS. Phạm Tùng Dương - BS. Phạm Tùng Dương
Δ
Bài viết liên quan
Quan hệ FWB không còn xa lạ gì đối với giới trẻ, đặc biệt là giới trẻ tại các nước phương Tây. Vậy mối quan…
Chuyên mục: Sức khỏe
Không ít chị em phụ nữ bị tình trạng khô rát âm đạo, ít ra nước và làm ảnh hưởng đến cuộc yêu. Vậy quan…
Nhiều người lầm tưởng rằng quan hệ tình dục “ra ngoài” là cách an toàn để tránh thai. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai…
Nhiều người thắc mắc rằng tại sao quan hệ 4 tuần có thai 6 tuần. Điều này có bình thường hay không hay là người…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.