Lao cột sống bệnh lý nhiễm khuẩn xương khớp nguy hiểm

Cập nhật 13/06/2023

1.3K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Lao là bệnh lý phổ biến, không chỉ gây tổn thương cho phổi, vi khuẩn lao còn có thể gây ra lao cột sống – một bệnh lý xương khớp rất nguy hiểm. Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, từ trẻ đến già, rất dễ tái phát và khó điều trị, khiến nhiều người e sợ.

1. Lao cột sống là gì?

Lao cột sống (còn được gọi là mục xương sống) là một dạng bệnh lao ngoài phổi, được đánh giá là một trong những bệnh nhiễm khuẩn xương khớp nguy hiểm nhất. Theo thống kê, số người mắc bệnh này chiếm khoảng 60% các trường hợp lao xương khớp. Đây là tình trạng nhiễm vi khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis ở vùng đĩa đệm và cột sống. Vi khuẩn lao thường gây tổn thương chủ yếu lên vùng lưng và thắt lưng, để lại biến chứng nặng nề trên hệ thần kinh và cột sống, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh.

Lao cột sống là bệnh lý xương khớp nguy hiểm

Lao cột sống là bệnh lý xương khớp nguy hiểm

Lao là một dạng bệnh lý có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp, thường tấn công vào phổi sau đó có thể lây lan sang các cơ quan khác. Tuy nhiên, lao xương khớp lại không lây trực tiếp từ người sang người. Người bị bệnh có thể bị lây nhiễm lao phổi (qua đường hô hấp) rồi lan dần đến xương.

Ngoài ra, lao xương khớp còn có thể lây theo đường từ mẹ sang con, nếu người mẹ mắc bệnh trong thời kỳ mang thai thì khả năng con sinh ra có nguy cơ mắc bệnh khá cao.

>>> Xem thêm bài viết: Bệnh lao phổi (ho lao) các dấu hiệu nhận biết

2. Nguyên nhân lao cột sống do đâu

Vi khuẩn lao xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, làm tổn thương phổi, sau đó chúng theo máu hoặc hạch bạch huyết tấn công vào các cơ quan khác của cơ thể, trong đó có cột sống.

Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Theo những số liệu thống kê y tế trên thế giới, trong giai đoạn từ những năm 1920 – 1950, trẻ em là đối tượng  bị lao cột sống nhiều nhất (chiếm tỷ lệ 50 – 60%). Vào những năm cuối thế kỷ 20, tỷ lệ này giảm dần, tỷ lệ nhóm trẻ dưới 15 tuổi ở nước ta giảm xuống còn khoảng dưới 40%. Theo báo cáo ghi nhận, bệnh phổ biến ở lứa 21 – 30 tuổi (tỷ lệ khoảng 30%) và lứa 41 – 50 tuổi.

3. Các triệu chứng nhận biết bị lao cột sống

Giai đoạn đầu, bệnh lao thường diễn biến âm thầm, không gây đau đớn hay có các triệu chứng rõ ràng nên rất khó nhận biết. Thông thường đến giai đoạn muộn thì mới xuất hiện các triệu chứng rầm rô và biểu hiện ngày càng rõ  hơn:

  • Đau vùng cột sống bị tổn thương: Ban đầu cột sống chỉ đau âm ỉ, đau tăng dần vào buổi chiều tối hoặc về đêm. Trường hợp bị lao cột sống ngực thì bệnh nhân sẽ đau ở vùng đốt sống ngực. Vùng thắt lưng bị tổn thương càng nhiều thì các cơn đau càng dữ dội, cảm giác đau men theo các rễ thần kinh bị áp xe chèn ép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động.
  • Teo chân tay: Lao cột sống khiến cho tay chân teo nhỏ lại, như vùng trước ngoài của cẳng chân hay bắp chuối chân.
  • Liệt vận động: Người bệnh chủ yếu liệt vận động chi dưới hơn so với liệt vận động tứ chi. Tủy sống bị chèn ép còn là nguyên nhân gây liệt vận động một hoặc cả hai chân.
  • Rối loạn biến dưỡng da, tóc, móng: Rễ thần kinh bị chèn ép do các tổn thương gây các rối loạn biến dưỡng da, tóc, móng.
  • Ổ bụng dưới phồng lên: Các áp xe do vi khuẩn lao  phát triển, chui qua dây chằng bẹn, lan dần xuống đùi, áp xe có hình như nút áo. Qua một thời gian, các áp xe lao với kích thước lớn xuất hiện ở các vùng mông, u toạ, mặt ngoài đùi hay vùng tam giác thắt lưng dưới,.. Các áp xe có thể vỡ ra xuất hiện triệu chứng rò mủ dưới da.
  • Dị tật cột sống: Hầu hết các trường hợp lao cột sống, bệnh nhân đều sẽ bị dị tật biến dạng cột sống, còn nặng hay nhẹ thì tùy theo mức độ tổn thương.
Lao cột sống có thể gây dị tật cột sống

Lao cột sống có thể gây dị tật cột sống

4. Lao cột sống có nguy hiểm không?

Lao cột sống được cho là bệnh nhiễm khuẩn xương khớp nguy hiểm nhất. Nếu không được điều trị sớm theo phác đồ phù hợp, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh khi mắc phải:

  • Cơn đau mạn tính:  Bệnh nhân phải chịu đựng những cơn đau kéo dài do tủy sống và rễ thần kinh bị chèn ép bởi các ổ áp xe. Các cơn đau gây cản trở bệnh nhân mỗi khi đi đứng, thay đổi tư thế, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt của bệnh nhân. Thậm chí, bệnh nhân có khả năng đối diện với khả năng bị liệt vận động (thường là liệt 2 chi dưới) hay  tàn phế suốt đời.
  • Vi khuẩn lao phá huỷ cột sống, dẫn đến biến dạng cột sống như xẹp đốt sống hay gù nhọn cột sống khiến các hoạt động gập cúi người gặp nhiều khó khăn. Bệnh nhân dễ bị gãy xương, đặc biệt là vùng đốt sống cổ.
  • Người bệnh bị khàn tiếng, khó khăn khi ăn uống do xuất hiện các áp xe ở vùng cổ và hầu họng.
  • Một số biến chứng trên hô hấp như viêm xoang, suy hô hấp cũng hay gặp phải…

5. Điều trị lao cột sống bằng cách nào?

Bệnh lao xương thường diễn biến âm thầm, do đó người bệnh khó có thể phát hiện bệnh sớm. Điều này cũng gây ra cản trở nhất định trong quá trình điều trị bệnh. Hiện nay, nhờ sự phát triển của y học, lao cột sống có thể chữa khỏi nếu phát hiện và điều trị đúng phác đồ.

5.1 Điều trị nội khoa

Nguyên tắc điều trị lao dùng thuốc là cần phối hợp các thuốc chống lao với nhau, cần dùng ít nhất 3 loại thuốc trong đợt điều trị tấn công và ít nhất 2 loại trong đợt điều trị duy trì. Với các trường hợp lao đa kháng, vẫn ưu tiên chỉ định thuốc uống.

Quá trình điều trị cần thực hiện đúng nguyên tắc 3Đ: “Đúng – Đều – Đủ” nhằm tránh tái phát và tình trạng kháng thuốc. Cụ thể, Bệnh nhân phải tuân thủ đúng liều điều trị, đều đặn và đủ thời gian điều trị: đợt tấn công kéo dài 2 – 3 tháng và đợt điều trị duy trì khoảng 4 – 10 tháng. Người bệnh cần được thường xuyên kiểm tra, thăm khám tình trạng sức khỏe, mức tổn thương hay sự tiến triển của bệnh.

Các thuốc hay được chỉ định như:

  • Thuốc chống lao: được chia thành 2 loại:
  • Thuốc chống lao thiết yếu(hàng 1): isoniazid (H), pyrazinamid (Z), streptomycin (S), rifampicin (R), ethambutol (E). Ngoài ra có 2 thuốc chống lao hàng 1 đang được khuyến cáo bổ sung là rifabutin (Rfb) và rifapentine (Rpt).

Thuốc chống lao hàng 2 được chia thành các phân nhóm nhỏ bao gồm:

  • Nhóm A:Levofloxacin hoặc Moxifloxacin, Bedaquiline, Linezolid
  • Nhóm B: Clofazimine, Cycloserine hoặc Terizidone
  • Nhóm C: Amikacin (hoặc Streptomycin), Ethionamide hoặc Prothionamide, p-aminosalicylic acid

Ngoài ra tùy thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số thuốc như:

  • Thuốc giảm đau: paracetamol, efferalgan, codein, morphin,…
  • Thuốc chống viêm không steroid: Celecoxib, Piroxicam, Meloxicam, Diclofenac,…
  • Thuốc giãn cơ: Eperisone, Tolperisone.

*Lưu ý: Người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ và tuân thủ theo phác đồ điều trị tránh các tác dụng phụ không mong muốn xảy ra ảnh hưởng tới sức khỏe!

5.2 Điều trị ngoại khoa

Một số trường hợp lao xương khớp sẽ được bác sĩ chỉ định điều trị ngoại khoa như:

  • Lao cột sống đã có ép tủy trên lâm sàng, có bằng chứng khẳng định bằng các xét nghiệm cận lâm sàng (chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ,…)
  • Lao có ổ áp xe lạnh quá to, gây chèn ép các bộ phận tại chỗ
  • Đốt sống bị tổn thương phá hủy nặng nề, có nguy cơ chèn ép tủy.

Các phương pháp phẫu thuật điều trị lao xương cột sống:

  • Mổ giải phóng ép tủy: loại bỏ phần xương đã chết, bã đậu rồi cố định lại bằng ghép xương hoặc buộc dây kim loại.
  • Mổ để loại bỏ ổ áp xe
  • Mổ để chỉnh hình gù vẹo cột sống, tạo hình khớp.

6. Phòng ngừa lao cột sống sớm tránh biến chứng sau này

Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, cũng như tránh những nguy cơ biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe sau này, một số biện pháp phòng ngừa lao cột sống nên được áp dụng bao gồm:

  • Cách ly người bệnh để tránh lây nhiễm. Những gia đình có người mắc bệnh lao hoặc tiếp xúc thường xuyên với người bị lao cần thực hiện một số xét nghiệm như chụp phổi,.. để phát hiện bệnh sớm từ đó có biện pháp điều trị và quản lý phù hợp, tránh lây lan cho cộng đồng.
  • Lao rất dễ tái phát và kháng thuốc, do đó người bệnh cần tuân thủ nguyên tắc điều trị lao. Để cải thiện sức khỏe và phục hồi nhanh chóng, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống giàu dinh dưỡng, đầy đủ các chất: đạm, vitamin, chất xơ…
  • Tập luyện nhẹ nhàng cũng góp phần giúp xương khớp khôi phục tốt hơn. Thường xuyên thăm khám để kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như tổn thương của các cơ quan hay sự tiến triển của bệnh hoặc tác dụng phụ của thuốc.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, đeo khẩu trang nơi công cộng, rửa tay trước khi ăn uống,… Ngoài ra nên khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần, để phát hiện bệnh sớm.

Các triệu chứng lao cột sống xuất hiện chậm và chưa rõ ràng ở giai đoạn đầu. Chính vì thế, người bệnh nên thăm khám sớm ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường để nâng cao hiệu quả điều trị. Nếu còn có bất kỳ thắc mắc nào, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 để nhận được tư vấn từ chuyên gia MEDIPLUS!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Giáp đáp thắc mắc: Thủ dâm nhiều có bị vô sinh không?

    Thủ dâm nhiều có bị vô sinh không?” – Đây là thắc mắc phổ biến của không ít người, đặc biệt là nam giới. Lo…

    06 Th6, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ lúc nào không dính bầu? 3 lưu ý bạn nữ cần biết

    Khi nói đến vấn đề quan hệ tình dục an toàn, nhiều bạn nữ luôn lo lắng về khả năng mang thai ngoài ý muốn.…

    16 Th9, 2024
    1.5K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Vi khuẩn bạch hầu là gì? Xét nghiệm bệnh được không?

    Bệnh bạch hầu là một căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Việc hiểu rõ về vi khuẩn bạch…

    16 Th9, 2024
    261

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Nước tiểu màu cam là bị làm sao? Chữa thế nào?

    Cơ thể tốt nhất khi nước tiểu có màu vàng đậm hoặc vàng trong. Tuy nhiên, một số người lại có nước tiểu màu cam,…

    07 Th11, 2024
    556

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám