Nước tiểu màu cam là bị làm sao? Chữa thế nào?

Cập nhật 07/11/2024

546

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Sức khỏe

Cơ thể tốt nhất khi nước tiểu có màu vàng đậm hoặc vàng trong. Tuy nhiên, một số người lại có nước tiểu màu cam, điều này khiến nhiều người lo lắng về tình trạng sức khỏe của mình. Vậy, nước tiểu màu cam là bệnh gì? Làm sao để chữa trị? Cùng Mediplus tìm kiếm câu trả lời qua bài viết sau đây. 

1. Nguyên nhân khiến cho nước tiểu màu cam

Nước tiểu màu cam có thể báo hiệu tình trạng sức khỏe của bạn đang có vấn đề, dưới đây là một số nguyên nhân khiến nước tiểu của bạn có màu cam: 

Mất nước 

Mất nước là nguyên nhân phổ biến khiến cho nước tiểu có màu cam. Khi cơ thể bị thiếu nước, nước tiểu sẽ bị cô đặc, chuyển từ màu vàng đậm sang màu cam. Các nguyên nhân gây mất nước trong cơ thể gồm:

  • Uống ít nước
  • Sốt cao, liên tục
  • Bị tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể mất nước
  • Đổ nhiều mồ hôi do lao động nặng, thời tiết nóng bức, hoặc tập thể dục cường độ cao.
Nước tiểu màu cam là bị làm sao? Chữa thế nào?

Nước tiểu màu cam là bị làm sao? Chữa thế nào?

Mất nước và điện giải trong cơ thể rất nguy hiểm. Nếu không bù nước kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nặng như: Phù não, động kinh, sốc, suy thận cấp, hôn mê và tử vong.

Khi bổ sung nước và điện giải kịp thời trong vài giờ, màu sắc nước tiểu sẽ nhạt dần đến vàng nhạt và trong. Trong trường hợp này, nước tiểu màu cam trong thời gian ngắn và không nguy hiểm.

Chế độ ăn uống

Nước tiểu màu cam có thể do các thành phần tạo màu trong thức ăn. Thực phẩm như cà rốt, củ cải đường màu đỏ, kẹo cam, nước ép hoa quả chứa chất tạo màu hoặc chất bị biến đổi tạo thành màu cam. Các chất này không được hấp thụ sẽ bài tiết qua đường tiểu, làm nước tiểu đổi màu. Khi ngừng sử dụng các thực phẩm này, nước tiểu sẽ trở lại bình thường. 

Ăn nhiều thực phẩm có màu như cà rốt cũng làm cho nước tiểu có màu cam

Ăn nhiều thực phẩm có màu như cà rốt cũng làm cho nước tiểu có màu cam

Thuốc

Ngoài thực phẩm, một vài loại thuốc có thể làm nước tiểu chuyển sang màu cam. Các thuốc này bao gồm:

  • Thuốc nhuận tràng chứa hoạt chất sena, như Senokot.
  • Azulfidine (Sulfasalazine): Thuốc chống viêm cho viêm ruột, tiêu chảy, viêm loét đại tràng. Ngoài làm nước tiểu màu cam, còn có thể khiến da sạm màu.
  • Thuốc hóa trị như Doxorubicin: Gây màu cam hoặc đỏ cho nước tiểu, da, nước mắt, và mồ hôi, thường không gây hại.
  • Rifampin (Rifadin, Rimactane): Kháng sinh đặc trị lao, làm nước tiểu, mồ hôi, nước mắt, và phân có màu cam hoặc đỏ.
  • Pyridium, Uristat và các thuốc chứa phenazopyridine: Giảm đau do nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Vitamin B, vitamin C liều cao hoặc beta carotene cũng có thể làm nước tiểu màu cam.

Bệnh gan

Nếu nước tiểu có màu cam đậm trong một khoảng thời gian dài, ngay cả khi bạn đã bổ sung chất lỏng, điều chỉnh chế độ ăn uống đầy đủ hoặc ngừng sử dụng thuốc, thì có thể bạn đã mắc các bệnh lý về gan mật như: Viêm gan, sỏi mật, tắc mật…

Nước tiểu có màu cam có thể là bạn đang mắc bệnh gan

Nước tiểu có màu cam có thể là bạn đang mắc bệnh gan

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nguyên nhân thường gặp nhất khiến cho nước tiểu có màu sắc khác lạ như có màu cam phổ là do bạn đang bị tổn thương hệ tiết niệu như: Thận, niệu đạo, niệu quản và bàng quan. Khi bị nhiễm trùng, viêm đường tiết niệu, bạn có thể mắc các bệnh lý như sau:

  • Viêm bàng quang.
  • Ung thư bàng quang.
  • Bệnh lý về thận như suy thận, sỏi thận, viêm đài bể thận, ung thư tế bào của thận…

Ngoài nhiễm trùng đường tiết niệu thì tổn thương tuyến tiền liệt cũng có thể làm cho nước tiểu của bạn có màu cam. 

Vấn đề về mật

Sỏi mật hoặc viêm túi mật cũng là một trong các nguyên nhân khiến nước tiểu có màu cam. Bất cứ nguyên nhân nào gây ứ mật thì đều có thể làm cho nước tiểu có màu cam. Khi mật bị ứ lại trong đường dẫn mật, sẽ gây ra tình trạng viêm gan cấp tính. 

Ngoài nước tiểu màu cam, khi bị ứ mật do ống mật hoặc các bệnh về gan, cơ thể sẽ gặp phải các triệu chứng sau:

  • Phân có nhạt màu hoặc trắng như phân của con cò.
  • Vàng da và mắt.
  • Ngứa khắp cơ thể, nhất là vào ban đêm, có thể phát hiện các vết xước da ở bụng và tay chân.
  • Đau bụng vùng thượng vị và đau ở hạ sườn phải.
  • Ăn uống không ngon miệng.
  • Nôn.
  • Sốt theo chu kỳ hoặc liên tục.

2. Các dấu hiệu cảnh báo cần đi khám bác sĩ

Nước tiểu màu cam có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Mặc dù tình trạng này không quá nguy hiểm, nhưng bạn cần đi thăm khám bác sĩ khi thấy các triệu chứng như sau: 

  • Nước tiểu màu cam sẫm hoặc màu hổ phách
  • Nước tiểu có mùi hôi
  • Buồn nôn hoặc nôn liên tục và kéo dài
  • Sốt cao hơn 38 độ
  • Đau bụng hoặc đau nhiều ở vùng lưng dưới
  • Trong nước tiểu có máu
  • Bí tiểu.

 

Đặt lịch khám, tư vấn với bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm tại Tổ hợp y tế Mediplus


    3. Cách điều trị tình trạng nước tiểu màu cam

    Tình trạng nước tiểu màu cam không quá nguy hiểm cho người bệnh, việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra tình trạng này: 

    • Nếu do chế độ ăn uống: Không cần điều trị, chỉ cần ngừng sử dụng các loại thực phẩm gây ra tình trạng này là được. 
    • Nếu do tác dụng phụ của thuốc: Khi ngừng dùng thuốc, nước tiểu sẽ trở lại màu vàng trong bình thường. Tình trạng này không quá nguy hiểm, bạn có thể xử lý tại nhà.
    • Nếu nước tiểu có màu cam là do liên quan đến bệnh lý thì bạn có thể đến các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ kê đơn thuốc điều trị nội khoa.
    • Trong trường hợp nghiêm trọng hơn, có dấu hiệu tổn thương các tạng, nhiễm trùng hoặc ung thư thì bạn nên thăm khám bác sĩ để được chỉ định phẫu thuật và điều trị dứt điểm tình trạng này. 
    Điều trị nước tiểu màu cam cần xem xét nguyên nhân gây ra tình trạng này

    Điều trị nước tiểu màu cam cần xem xét nguyên nhân gây ra tình trạng này

    Có thể thấy tình trạng nước tiểu có màu cam không quá nguy hiểm đối với người bệnh. Tuy nhiên, khi tình trạng nước tiểu có màu khác lạ và đi kèm với nhiều triệu chứng khác thì bạn nên đến các bệnh viện, phòng khám uy tín để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. 

    Bài viết trên đây Tổ hợp y tế Mediplus đã giải đáp thắc mắc nước tiểu màu cam là bệnh gì? Nguyên nhân tại sao nước tiểu có màu cam cũng như cách điều trị hiệu quả. Để đặt lịch khám thận, nam khoa, bạn liên hệ tổng đài: 1900.3366 để được hỗ trợ nhanh nhất.  

    Lưu ý: Bài viết là các kiến thức tổng hợp, không thay thế cho khám và điều trị y khoa.

    5/5 - (1 bình chọn)

      Đặt lịch khám bệnh

      Bài viết liên quan

      1 tuần quan hệ 7 lần có sao không? 2 Lưu ý quan trọng

      Việc quan hệ tình dục đều đặn là một phần tự nhiên của cuộc sống tình cảm và hôn nhân, nhưng không ít người đặt…

      28 Th10, 2024
      1.0K

      Chuyên mục: Sức khỏe

      Quan hệ lần đầu có thai được không? Tránh thai thế nào?

      Quan hệ lần đầu có thai được không? Quan hệ 1 lần có thai được không là thắc mắc của rất nhiều người thời gian…

      28 Th10, 2024
      768

      Chuyên mục: Sức khỏe

      [Giải đáp] Quan hệ cho ra ngoài có thai không?

      Nhiều người lầm tưởng rằng quan hệ tình dục “ra ngoài” là cách an toàn để tránh thai. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai…

      28 Th10, 2024
      638

      Chuyên mục: Sức khỏe

      [Gợi ý] 11 Cách tránh thai sau khi quan hệ không cần thuốc

      Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp có hiệu quả ngừa thai khá tốt, tuy nhiên sử dụng nhiều trong thời gian dài có thể…

      28 Th10, 2024
      3.1K

      Chuyên mục: Sức khỏe

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám