Nước tiểu màu vàng đậm – Nhiều bệnh lý nguy hiểm tiềm ẩn

Cập nhật 24/10/2024

30.8K

BS Hoàng Văn Sơn

Tham vấn y khoa:BS Hoàng Văn Sơn

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Ở người khỏe mạnh, màu nước tiểu thường trong suốt hoặc vàng nhạt. Nước tiểu màu vàng đậm có thể do sinh lý hoặc là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý tiềm ẩn. Bài viết dưới đây của MEDIPLUS sẽ thông tin đến bạn nguyên nhân dẫn đến tình trạng màu sắc nước tiểu bất thường này là do đâu, bệnh lý nào đang tiềm ẩn để từ đó có hướng điều trị sớm và dứt điểm.

Nước tiểu màu vàng đậm cảnh báo bệnh lý

Nước tiểu có màu hồng hoặc đỏ có thể do các vấn đề ở thận hoặc viêm tiết niệu, gây đái ra máu. Một số trường hợp nước tiểu lại có màu nâu đen đây là các cảnh bảo bệnh lý ở gan. Các thay đổi về màu sắc nước tiểu có thể là lời cảnh báo sớm một số bệnh lý liên quan, cần đặc biệt lưu ý. Cụ thể có thể kể đến khi quan sát màu sắc nước tiểu:

Vấn đề thiếu máu

Thiếu máu tán huyết có thể là nguyên nhân dẫn đến nước tiểu màu vàng đậm.  Đây là tình trạng các tế bào hồng cầu bị phân hủy nhanh hơn tốc độ được tạo ra. Thiếu máu tán huyết có thể do rối loạn máu di truyền chẳng hạn như thalassemia hoặc bệnh hồng cầu hình liềm, do tác dụng phụ của thuốc hoặc xảy ra sau quá trình truyền máu.

Nước tiểu màu vàng đậm có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý

Nước tiểu màu vàng đậm có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý

Thiếu máu tán huyết có thể kèm các triệu chứng khác như mệt mỏi, da nhợt nhạt, đau đầu, chóng mặt, phì đại gan hoặc lá lách, vàng mắt hoặc vàng da, nhịp tim nhanh.

Bệnh Porphyria

Porphyria là dạng rối loạn máu di truyền ít gặp do thiếu hụt trong tổ hợp hemoglobin tạo nên hồng cầu của máu. Một số triệu chứng của bệnh như nước tiểu sậm màu, nhạy cảm với ánh sáng, đau bụng, co giật động kinh, rối loạn tâm thần.

Bệnh Porphyria là dạng rối loạn máu di truyền khiến nước tiểu chuyển màu sậm

Bệnh Porphyria là dạng rối loạn máu di truyền khiến nước tiểu chuyển màu sậm

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Nhiễm trùng đường tiết niệu là tình trạng hệ tiết niệu bị vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập và gây bệnh. Nữ giới là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh hơn nam giới với các tình trạng viêm bàng quang niệu đạo hay nhiễm trùng bàng quang, bể thận, viêm thận.

Các dấu hiệu cảnh báo nhiễm trùng đường tiết niệu gồm:

  • Đi tiểu nhiều lần trong ngày, són tiểu, tiểu rắt.
  • Đau buốt hoặc rát mỗi lần đi tiểu.
  • Đau bụng, đau vùng thắt lưng.
  • Nước tiểu sẫm màu, đục hoặc tiểu có máu.
  • Sốt cao.

Các bệnh về gan mật

Tình trạng nước tiểu màu vàng đậm có thể do các bệnh lý gan mật như: gan nhiễm mỡ, viêm gan virus, ung thư gan, xơ gan, viêm gan do rượu,… Gan suy giảm chuyển hóa chất khiến tăng nồng độ Bilirubin trong máu, gây nên các bệnh về gan mật.

Triệu chứng bệnh lý thường sau khoảng 3 tuần đến 6 tháng sau khi tiếp súc với virus. Cần phát hiện sớm để đưa ra liệu trình điều trị hiệu quả. Ngoài các triệu chứng đi kém với nước tiểu có màu vàng đậm có thể nhận thấy như: người cảm giác mệt mỏi, sốt, vàng da ngứa da, đau khớp và cơ bắp, kém ăn…

Các bệnh về gan mật do tăng nồng độ Bilirubin trong máu

Các bệnh về gan mật do tăng nồng độ Bilirubin trong máu

Bệnh vàng da tan máu

Các bệnh lý nhiễm độc, sốt rét, nhiễm cầu khuẩn,… sẽ làm tăng bất thường số lượng hồng cầu bị phá hủy. Đồng thời Bilirubin cũng được giải phóng một lượng lớn vào máu làm tăng nồng độ Bilirubin trong máu.

Bilirubin trực tiếp được giáng hóa một phần tạo sắc tố stercobilin trong phân, một phần nhỏ tạo thành urobilinogen được hấp thu và thải trừ trong nước tiểu. Ở mức bình thường, nồng độ bilirubin toàn phần trong máu nhỏ hơn 17mmol/l, chủ yếu là bilirubin gián tiếp. Lúc này, thận sẽ đào thải lượng Bilirubin dẫn đến tình trạng nước tiểu sẫm màu.

Nhiễm chlamydia

Nhiễm chlamydia là bệnh lý chủ yếu lây lan qua đường tình dục. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như nước tiểu đậm màu, đau khi quan hệ, đau bụng bất thường, tiểu đau, tiểu liên tục.

Bị sỏi bàng quang

Sỏi bàng quang được tạo nên từ những mảnh vụn khoáng chất cứng của nước tiểu đọng lại. Sỏi bàng quang có đặc điểm bên ngoài gai góc, xù xì và có hình tròn. Khi đi tiểu, các viên sỏi bàng quang ở kích thước nhỏ có thể theo ra bên ngoài và cọ sát vào đường tiểu gây chảy máu, nước tiểu có lẫu máu, màu đục. Các triệu chứng điển hình của sỏi bàng quang gồm đau bụng dưới, tiểu rắt, tiểu ngắt ngừng, nước tiểu có váng hoặc sẫm màu, tiểu kèm máu hoặc có mùi.

Bị sỏi thận sỏi bàng quang khiến tình trạng nhiễm trùng và đái ra máu

Bị sỏi thận sỏi bàng quang khiến tình trạng nhiễm trùng và đái ra máu

Viêm tụy cấp

Viêm tụy cấp là tình trạng sưng tuyến tụy đột ngột trong thời gian ngắn. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như nước tiểu màu vàng đậm, đau bụng trên, đau sau lưng, tim đập nhanh, sốt, chướng bụng, buồn nôn, chán ăn.

Bị viêm tụy cấp gây chướng bụng đầy hơi, nước tiểu chuyển màu

Bị viêm tụy cấp gây chướng bụng đầy hơi, nước tiểu chuyển màu

Một số nguyên nhân khác khiến nước tiểu có màu sẫm

Ngoài các nguyên nhân bệnh lý, nước tiểu đậm màu có thể do các tác nhân dưới đây:

Do tác dụng của thuốc

Một số thành phần trong thuốc có thể làm thay đổi màu sắc nước tiểu như:

  • Chlorpromazine, thioridazine, senna làm nước tiểu có màu đỏ.
  • Warfarin, phenazopyridine, rifampin khiến nước tiểu chuyển thành màu cam.
  • Indomethacin, promethazin, cimetidin, amitriptyline làm nước tiểu có màu xanh lá cây hoặc xanh da trời.
  • Metronidazole, nitrofurantoin, primaquine, chloroquine hay một số loại vitamin bổ sung khiến  nước tiểu đậm màu.
Một số loại thuốc có thể khiến nước tiểu màu đậm hơn

Một số loại thuốc có thể khiến nước tiểu màu đậm hơn

Do một số loại thực phẩm

Nước tiểu sẫm màu hoặc có mùi lạ cũng có thể do một số loại thực phẩm có thể kể đến như cây đại hoàng, quả mâm xôi, củ dền.

Nước tiểu có màu vàng sẫm khi đi tiểu buổi sáng

Vào buổi sáng, nước tiểu sẫm màu là dấu hiệu của việc cơ thể thiếu nước. Lượng nước trong cơ thể ít hoà cùng các chất thải làm màu sắc nước tiểu đậm hơn, có mùi khai. Thiếu nước có thể gây ra các triệu chứng khác như: mệt mỏi, táo bón, khô môi, khát nước, chóng mặt.

Thế nhưng, nếu xuất hiện các dấu hiệu mất nước nghiêm trọng dưới đây, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để bù ngay nước cho cơ thể:

  • Chỉ số huyết áp rất thấp kèm theo tức ngực, đau đầu.
  • Lờ đờ, giảm nhận thức.
  • Da không đàn hồi được.
  • Tiểu ít nước hoặc không có nước tiểu.
  • Mắt trũng sâu.
  • Mạch yếu hoặc không thấy.
  • Có cảm giác khát nước, miệng, lưỡi rất khô.

Nước tiểu sẫm màu trong thời gian thai kỳ

Trong giai đoạn mang thai, người mẹ gặp phải tình trạng nước tiểu màu vàng đậm có thể do cơ thể thiếu nước. Bởi phụ nữ có bầu thường cần lượng nước nhiều hơn so với phụ nữ không có bầu. Thiếu nước cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nôn nhiều, ốm nghén trong thai kỳ.

>>>Xem thêm bài viết:

Nước tiểu có màu vàng đậm cần xử trí thế nào?

Với mỗi nguyên nhân gây tình trạng nước tiểu màu vàng đậm, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, cụ thể:

Nếu nguyên nhân là do chế độ sinh hoạt, ăn uống thì người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống khoa học, phù hợp thì nước tiểu sẽ trở về màu bình thường nhanh chóng:

  • Uống đủ 2l nước mỗi ngày, đặc biệt với người thường xuyên vận động mạnh, tiết nhiều mồ hôi cần bổ sung nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
  • Trong trường hợp nước tiểu sẫm màu do thực phẩm hoặc thuốc sẽ không ảnh hưởng xấu với sức khỏe. Khi ngừng sử dụng thực phẩm, thuốc này màu sắc nước tiểu của bạn sẽ trở về vàng nhạt như bình thường.

Nếu nước tiểu sẫm màu do bệnh lý thì quá trình điều trị sẽ phức tạp hơn. Người bệnh cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và xác định chính xác căn nguyên gây bệnh, từ đó  đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả.

Nước tiểu màu vàng đậm do bệnh lý cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị

Nước tiểu màu vàng đậm do bệnh lý cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được điều trị

Điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu

Phần lớn các trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu đều do sự xâm nhập của vi khuẩn nên điều trị bằng thuốc kháng sinh sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Một số loại thuốc được dùng để chữa trị bệnh phổ biến: Fosfomycin, Cephalexin, Trimethoprim / sulfamethoxazole, Ceftriaxone.

Trong trường hợp người bệnh các triệu chứng đau buốt khi đi tiểu bác sĩ có thể kê thêm thuốc giảm đau để giảm bớt khó chịu.

Nếu người bệnh bị nhiễm trùng đường tiết niệu nặng, có thể phải tiêm tĩnh mạch tại bệnh viện.

Điều trị bệnh Porphyria

Bác sĩ có thể chỉ định các thuốc để giảm các cơn đau, buồn nôn. Người bệnh sẽ tiêm đường tĩnh mạch hoặc đường uống nhằm duy trì lượng carbohydrate phù hợp, truyền tĩnh mạch để bổ sung nước cho cơ thể.

Thiếu máu tán huyết

Thiếu máu tán huyết cấp độ nhẹ thường có thể không cần điều trị, người bệnh chỉ cần thay đổi lối sống để thuyên giảm các triệu chứng. Trường hợp thiếu máu tán huyết nặng, bác sĩ sẽ cho bệnh nhân truyền máu, cấy ghép tủy xương và máu hoặc cắt bỏ lá lách.

Người bệnh tuyệt đối không được tự ý uống thuốc khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bên cạnh đó, bạn có thể ngăn ngừa tình trạng nước tiểu sậm màu bằng một số biện pháp dưới đây:

  • Uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày, có thể bổ sung bằng nước lọc hoặc trà thảo dược.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng. Cần bổ sung nhiều chất xơ, dinh dưỡng trong rau củ quả; hạn chế ăn dầu mỡ; kiểm soát lượng muối nạp vào cơ thể; hạn chế dùng đồ uống có cồn, nước ngọt,…

Nước tiểu màu vàng đậm kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì thế, khi tình trạng này kéo dài kèm theo các biểu hiện bất thường, bạn cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín để làm xét nghiệm, chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe để điều trị kịp thời. Liên hệ theo hotline: 1900 3366 để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc từ chuyên gia của MEDIPLUS!

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH KHÁM & TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Đặt lịch ngay để được Tư vấn và thăm khám trực tiếp với các Bác sĩ chuyên gia đầu ngành



    Bài viết liên quan

    Nước tiểu màu cam là bị làm sao? Chữa thế nào?

    Cơ thể tốt nhất khi nước tiểu có màu vàng đậm hoặc vàng trong. Tuy nhiên, một số người lại có nước tiểu màu cam,…

    07 Th11, 2024
    420

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ xong đi tiểu buốt là bệnh gì? Khi nào cần đi khám?

    Hiện tượng quan hệ xong đi tiểu buốt thường gặp ở cả nam và nữ. Điều này không chỉ gây ra sự khó chịu mà…

    28 Th10, 2024
    278

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ bao lâu thì có bầu? 2 cách để biết có thai chuẩn xác

    Nhiều chị em sau khi quan hệ không sử dụng biện pháp an toàn thường băn khoăn sau quan hệ bao lâu thì có bầu?…

    28 Th10, 2024
    940

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Vi khuẩn bạch hầu là gì? Xét nghiệm bệnh được không?

    Bệnh bạch hầu là một căn bệnh nhiễm trùng nguy hiểm do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Việc hiểu rõ về vi khuẩn bạch…

    16 Th9, 2024
    196

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám