Quan hệ bằng miệng có thể gây bệnh gì?

Cập nhật 28/10/2024

482

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Sức khỏe

Quan hệ tình dục bằng miệng là một hình thức quan hệ được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đây cũng là một con đường lây truyền các bệnh lây qua đường tình dục. Bài viết này Mediplus sẽ cung cấp cho bạn câu trả lời của việc Quan hệ bằng miệng có thể gây bệnh gì?, cùng với cách phòng tránh và vệ sinh cá nhân để đảm bảo an toàn sức khỏe.

1. Quan hệ bằng miệng là gì? (oral sex)

Quan hệ bằng miệng tiếng Anh là oral sex (theo wiki), là hình thức quan hệ tình dục bằng cách dùng miệng, lưỡi và đôi môi để kích thích bộ phận sinh dục của bạn tình. 

Trong quan hệ bằng miệng, người thực hiện có thể dùng miệng và lưỡi để mân mê, liếm và tác động tới bộ phận sinh dục hoặc những điểm nhạy cảm trên cơ thể của đối phương.

Quan hệ bằng miệng có thể được thực hiện trên cả nam và nữ. Đối với nam giới, người thực hiện sẽ dùng miệng và lưỡi để kích thích dương vật. Còn đối với nữ giới, người thực hiện sẽ dùng miệng và lưỡi để kích thích âm đạo và âm vật. 

Quan hệ bằng miệng là hình thức quan hệ dùng miệng, lưỡi và đôi môi

Quan hệ bằng miệng là hình thức quan hệ dùng miệng, lưỡi và đôi môi

Theo thuật ngữ chuyên môn, hành vi quan hệ tình dục bằng miệng có ba tên gọi chính thức, đó là:

  • Cunnilingus: Hành vi quan hệ miệng cho phụ nữ, nam giới sẽ kích thích âm đạo, âm hộ và âm vật để nữ giới đạt cực khoái.
  • FellatioL Hành vi quan hệ tình dục trong đó người nữ sử dụng miệng, môi và lưỡi để kích thích dương vật của người nam nhằm mang lại cực khoái.
  • Anilingus: Một hình thức quan hệ tình dục mà một người sử dụng miệng để kích thích vùng hậu môn của người kia.

Theo kết quả khảo sát của Trung tâm Khảo sát Quốc gia về Tăng trưởng Gia đình (NSFG), khoảng 83% cả nam giới và nữ giới trưởng thành trong độ tuổi từ 15 – 49 và hơn 43% thanh thiếu niên từ 15 – 19 tuổi đã từng quan hệ miệng cho bạn tình ít nhất một lần trong đời.

Quan hệ tình dục bằng miệng là một hình thức không quá xa lạ, nhưng nếu không được thực hiện đúng cách và không đảm bảo vệ sinh, có thể dẫn đến nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.

2. Quan hệ bằng miệng có lây bệnh không?

Vậy quan hệ tình dục bằng miệng có nguy cơ lây bệnh không? Câu trả lời là CÓ! Nếu bạn tiếp xúc với bạn tình đang mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) hoặc các bệnh viêm nhiễm khác, nguy cơ bị lây nhiễm bệnh là rất cao.

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), nguy cơ mắc bệnh STD hoặc lây lan STD từ người này sang người khác qua hành vi quan hệ tình dục bằng miệng phụ thuộc vào các yếu tố như: giới tính, loại bệnh STD, tần suất quan hệ…

Quan hệ bằng miệng có lây bệnh khi bạn tình đang mắc bệnh

Quan hệ bằng miệng có lây bệnh khi bạn tình đang mắc bệnh

Ngoài ra, khả năng lây lan bệnh khi quan hệ bằng miệng còn dẫn đến các bệnh xã hội sau:

  • Quan hệ tình dục bằng miệng với người mắc bệnh ở miệng, họng, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn có thể khiến bạn bị lây các bệnh tương ứng ở những vùng cơ thể đó. Ví dụ, bạn có thể bị đồng thời nhiễm bệnh ở cả cổ họng và bộ phận sinh dục.
  • Các loại vi khuẩn, virus hoặc các tác nhân gây bệnh có thể được truyền từ người này sang người khác qua đường tình dục. Việc quan hệ với người mang bệnh sẽ làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm cho bản thân.
  • Quan hệ tình dục bằng miệng ở hậu môn của bạn tình còn có thể lây truyền viêm gan A và B. Nó cũng có thể lây truyền ký sinh trùng đường ruột như Giardia và vi khuẩn như E. coli và Shigella.
  • Đặc biệt, nhiều bệnh STD ở giai đoạn sớm không có triệu chứng rõ ràng, vì vậy người mắc bệnh có thể không biết rõ mình mắc bệnh và vô tình lây lan cho người khác. Vì vậy, việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa và kiểm tra sức khỏe định kỳ rất quan trọng.

3. Quan hệ bằng miệng có thể gây bệnh gì?

Bất kỳ ai tham gia quan hệ bằng miệng với người bị nhiễm bệnh đều có nguy cơ bị lây nhiễm ở miệng, cổ họng, bộ phận sinh dục hoặc trực tràng. Các bệnh có thể lây qua đường quan hệ bằng miệng bao gồm:

Virus viêm gan A, viêm gan B và viêm gan C

Virus viêm gan A, B và C có thể lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả quan hệ bằng miệng. Dưới đây là cách thức lây truyền các loại virus này:

  • Virus viêm gan B có trong máu, dịch sinh dục và nước bọt của người bị nhiễm bệnh.
  • Khi quan hệ bằng miệng, bạn có thể tiếp xúc với virus qua máu, dịch sinh dục hoặc nước bọt của người bị nhiễm bệnh.
  • Nguy cơ lây nhiễm cao hơn nếu bạn quan hệ bằng miệng với người có vết thương hở ở miệng hoặc bộ phận sinh dục, hoặc có tải lượng virus cao trong máu.

HPV (Human papilloma virus)

Virus HPV (Human Papillomavirus) là nhóm virus phổ biến gây ra các bệnh lý u nhú ở người. Hiện nay, có hơn 200 chủng HPV khác nhau, trong đó một số chủng có thể gây nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục nam và nữ qua đường quan hệ tình dục.

Tác hại tiềm ẩn của virus HPV:

  • Gây bệnh sùi mào gà: Biểu hiện bằng các u nhú mềm, sần sùi ở bộ phận sinh dục và hậu môn.
  • Tăng nguy cơ ung thư: Một số chủng HPV có khả năng gây ung thư cổ tử cung, ung thư dương vật, ung thư hậu môn, vòm họng,…
  • Ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản: HPV có thể gây ra các biến chứng thai kỳ, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ.
Quan hệ tình dục bằng miệng có thể gây HPV

Quan hệ tình dục bằng miệng có thể gây HPV

=> Mách bạn Top 5 địa chỉ xét nghiệm HPV uy tín tại Hà Nội

Bệnh giang mai (Syphilis)

Bệnh giang mai (Syphilis) là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời ở giai đoạn đầu, bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Bệnh giang mai lây truyền qua các con đường như:

  • Quan hệ tình dục bằng miệng
  • Tiếp xúc trực tiếp với vết loét do bệnh giang mai
  • Lây từ mẹ sang con trong thai kỳ hoặc khi sinh
  • Dùng chung kim tiêm, vật dụng cá nhân với người bệnh

Bệnh lậu (Gonorrhea)

Bệnh lậu xuất phát từ vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây bệnh. Căn bệnh này lây truyền qua các hoạt động tình dục như quan hệ tình dục thông thường, quan hệ tình dục bằng miệng, quan hệ tình dục hậu môn.

Khi quan hệ tình dục bằng miệng, vi khuẩn có thể xâm nhập vào họng và gây nhiễm trùng họng. Người mắc bệnh lậu họng có thể không có triệu chứng rõ ràng, nhưng vẫn có khả năng lây truyền bệnh cho bạn tình.

Khi bị nhiễm bệnh lậu (Gonorrhea) qua quan hệ tình dục bằng miệng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng như:

  • Họng đỏ, sưng và đau: Vùng họng sẽ bị viêm do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae xâm nhập. Người bệnh sẽ cảm thấy đau, khó nuốt.
  • Họng có mủ: Các nốt mủ có thể hình thành ở vùng họng, đặc biệt ở mạng lưới và amidan.
  • Khàn giọng: Vi khuẩn làm viêm dây thanh và khiến người bệnh khó nói, giọng bị khàn.
  • Buồn nôn, nôn mửa: Do ảnh hưởng của viêm nhiễm đến họng, một số người có thể bị buồn nôn, nôn mửa.
  • Đau rát khi tiểu, đau tinh hoàn hay chảy dịch ở vùng âm đạo.

Chlamydia

Quan hệ tình dục không an toàn là con đường lây truyền chính của bệnh chlamydia. Khi quan hệ tình dục không an toàn qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với người bị nhiễm bệnh chlamydia, vi khuẩn này có thể lây truyền sang bạn tình. Khi quan hệ tình dục bằng miệng, vi khuẩn chlamydia có thể xâm nhập vào niêm mạc họng và gây nhiễm trùng.

Nguy cơ lây nhiễm càng cao nếu bạn có nhiều bạn tình, không sử dụng bao cao su hoặc các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục, hoặc có tiền sử mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác.

Herpes sinh dục (HSV)

Khi một người bị nhiễm HSV ở vùng sinh dục và quan hệ tình dục bằng miệng với người khác, virus HSV có thể xâm nhập vào niêm mạc miệng, họng và gây nhiễm bệnh.

Virus herpes simplex (HSV) có thể lây truyền qua quan hệ bằng miệng, bao gồm:

  • HSV-1: Loại virus này thường gây ra mụn rộp miệng (lở miệng). Tuy nhiên, nó cũng có thể lây sang bộ phận sinh dục qua quan hệ bằng miệng và gây ra mụn rộp sinh dục.
  • HSV-2: Loại virus này thường gây ra mụn rộp sinh dục. Tuy nhiên, nó cũng có thể lây sang miệng qua quan hệ bằng miệng và gây ra mụn rộp miệng.

HIV/ AIDS

HIV/AIDS có thể lây qua quan hệ bằng miệng, nhưng nguy cơ thấp hơn so với quan hệ qua đường âm đạo hoặc hậu môn. Lý do là:

  • Nồng độ virus HIV trong nước bọt thấp hơn nhiều so với trong tinh dịch hoặc dịch âm đạo.
  • Niêm mạc miệng ít bị tổn thương hơn so với niêm mạc âm đạo hoặc hậu môn.

Tuy nhiên, nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ bằng miệng vẫn có thể xảy ra trong một số trường hợp:

  • Khi có vết xước hoặc loét, chảy máu chân răng ở miệng hoặc bộ phận sinh dục.
  • Khi xuất tinh vào miệng.
  • Khi quan hệ bằng miệng với người có lượng virus HIV cao trong máu (ví dụ: người chưa được điều trị hoặc điều trị không hiệu quả).

[Đọc thêm: Quan hệ tình dục bằng miệng những rủi ro có thể bạn chưa biết]

 

Đặt lịch khám, tư vấn bệnh Xã hội với bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm tại Tổ hợp y tế Mediplus


    4. Cách phòng tránh và vệ sinh để tránh lây bệnh khi quan hệ bằng miệng

    Để bảo vệ bản thân và đối phương tránh khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ bằng miệng, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

    Cách phòng tránh các bệnh lây nhiễm khi quan hệ bằng miệng

    • Sử dụng bao cao su: Luôn sử dụng bao cao su khi thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng. Kiểm tra kỹ bao cao su trước khi sử dụng, đảm bảo không bị hư hỏng.
    • Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Rửa sạch vùng sinh dục, miệng và họng trước và sau khi quan hệ. Dùng nước sạch, xà phòng hoặc các sản phẩm vệ sinh phù hợp.
    • Tránh quan hệ khi có vết thương, viêm nhiễm: Không nên thực hiện quan hệ tình dục bằng miệng khi có các vết thương, loét, viêm nhiễm ở vùng miệng, họng. Kiểm tra và điều trị sớm các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
    • Thực hiện xét nghiệm định kỳ: Khuyến khích định kỳ xét nghiệm các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu phát hiện có bệnh, cần điều trị kịp thời để ngăn ngừa lây lan.
    • Thực hiện quan hệ an toàn: Bên cạnh sử dụng bao cao su, có thể sử dụng các biện pháp phòng tránh khác như sử dụng phương pháp tránh thai.
    • Tránh quan hệ tình dục nhiều người khác nhau.
    • Tiêm vắc xin HPV: Có thể giúp bảo vệ bạn khỏi các chủng virus HPV phổ biến nhất. Virus HPV là nguyên nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo, ung thư dương vật và một số loại ung thư khác.
    Tiêm phòng là giải pháp được nhiều người lựa chọn

    Tiêm phòng là giải pháp được nhiều người lựa chọn

    Cách vệ sinh để phòng tránh các bệnh lây nhiễm khi quan hệ bằng miệng

    Việc thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh trước và sau quan hệ là rất quan trọng. Điều này sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.. Dưới đây là một số lưu ý:

    Trước khi quan hệ

    • Rửa sạch vùng sinh dục, miệng và họng bằng nước sạch và xà phòng hoặc các sản phẩm vệ sinh phù hợp. Điều này giúp loại bỏ vi khuẩn, vi rút và các chất tiết có thể gây nhiễm bệnh.
    • Kiểm tra xem có bất kỳ vết thương, viêm nhiễm nào ở vùng miệng, họng không. Nếu có, nên hoãn quan hệ cho đến khi các vấn đề này được điều trị khỏi.
    • Sử dụng bao cao su để bảo vệ và tránh tiếp xúc trực tiếp với các chất tiết có thể lây nhiễm.

    Sau khi quan hệ

    • Rửa sạch vùng sinh dục vừa quan hệ, cũng như miệng và họng lại bằng nước sạch, dung dịch vệ sinh và nước súc miệng. Điều này giúp loại bỏ các dịch tiết có thể còn lại sau quan hệ.
    • Kiểm tra xem có bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm nào không, chẳng hạn như đỏ, sưng, đau. Nếu có, cần liên hệ với bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
    • Nếu sử dụng bao cao su, hãy bỏ nó đi một cách an toàn và sử dụng một cái mới cho lần quan hệ tiếp theo.

    5. Giải đáp một số thắc mắc khi quan hệ tình dục bằng miệng

    Bị nhiệt miệng quan hệ bằng miệng có sao không?

    Theo các chuyên gia y tế, việc quan hệ bằng miệng khi bị nhiệt miệng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, cụ thể là: Lây truyền virus herpes simplex (HSV) và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác. Làm tình trạng nhiễm trùng trầm trọng hơn. Vì vậy, khi bị nhiệt miệng, các bác sĩ thường khuyên nên hoãn quan hệ tình dục bằng miệng cho đến khi các vết nhiễm trùng đã lành hẳn. 

    Quan hệ bằng miệng xong đau họng có sao không?

    Quan hệ bằng miệng xong đau họng có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân và điều cần lưu ý:

    Quan hệ bằng miệng có thể gây kích ứng hoặc tổn thương nhẹ cho niêm mạc họng do ma sát. Đau họng sau khi quan hệ bằng miệng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như: Bệnh lậu, Chlamydia, Herpes sinh dục (HSV), HPV… hoặc các bệnh lây truyền qua đường hô hấp như cảm lạnh hoặc viêm họng thông thường.

    Quan hệ bằng miệng có nguy cơ gây ung thư vòm họng không?

    Quan hệ bằng miệng CÓ THỂ làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng, nhưng bản thân nó không trực tiếp gây ra ung thư. Virus gây u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân chính gây ung thư vòm họng. Một số chủng HPV có thể lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả quan hệ bằng miệng. Khi HPV xâm nhập vào cơ thể, nó có thể gây ra những thay đổi trong tế bào, dẫn đến ung thư theo thời gian. Mà nguy cơ ung thư vòm họng do quan hệ bằng miệng phụ thuộc vào một số yếu tố: số lượng người quan hệ tình dục, thói quen tình dục, yếu tố di truyền….

    Quan hệ bằng miệng có lây bệnh sùi mào gà không?

    , quan hệ bằng miệng có thể lây bệnh sùi mào gà. Sùi mào gà (mụn rộp sinh dục, condyloma acuminata) là bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) do virus gây u nhú ở người (HPV) gây ra. Khi quan hệ bằng miệng với người bị sùi mào gà, virus HPV có thể lây truyền qua:

    • Nước bọt: Virus có thể có trong nước bọt của người bị bệnh, đặc biệt là khi họ có các tổn thương sùi mào gà ở miệng hoặc họng.
    • Tiếp xúc da kề da: Khi quan hệ bằng miệng, có thể xảy ra tiếp xúc da kề da giữa miệng và bộ phận sinh dục, tạo điều kiện cho virus lây lan.
    • Máu: Nếu người bị sùi mào gà có chảy máu do quan hệ tình dục, virus có thể lây truyền qua đường máu.
    Quan hệ bằng miệng có lây bệnh sùi mào gà

    Quan hệ bằng miệng có lây bệnh sùi mào gà

    Quan hệ bằng miệng có khả năng lây nhiễm HIV không?

    Quan hệ tình dục bằng miệng nguy cơ lây nhiễm HIV, nhưng mức độ nguy cơ thấp hơn so với một số đường lây truyền khác. Nguy cơ lây nhiễm HIV qua quan hệ bằng miệng được ước tính chỉ khoảng 0,04% (1 trong 2.500 trường hợp). Nguy cơ này có thể tăng lên nếu có:
    Khi người bị HIV có vết thương hở trong miệng

    • Khi người bị HIV xuất tinh trong miệng
    • Khi cả hai người quan hệ đều bị tổn thương ở miệng

    Qua bài viết trên, Tổ hợp y tế Mediplus đã giúp bạn biết thêm thông tin về việc Quan hệ bằng miệng có thể gây bệnh gì? cũng như Phòng tránh và vệ sinh thế nào? Quan hệ bằng miệng mang lại khoái cảm cho cả hai người, tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe khó lường mà bạn cần lưu ý. Nếu thấy dấu bất thường về bệnh tình dục, muốn đặt lịch khám tư vấn với bệnh bác sĩ giàu kinh nghiệm, bạn liên hệ ngay hotline: 1900 3366 để được tư vấn.

    *Lưu ý: Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

    5/5 - (1 vote)

      Đặt lịch khám bệnh

      Bài viết liên quan

      Mối quan hệ FWB là gì? Mối quan hệ FWB, ONS, GWTF là tốt hay xấu?

      Quan hệ FWB không còn xa lạ gì đối với giới trẻ, đặc biệt là giới trẻ tại các nước phương Tây. Vậy mối quan…

      16 Th9, 2024
      4.0K

      Chuyên mục: Sức khỏe

      Quan hệ bằng miệng có thể gây bệnh gì?

      Quan hệ tình dục bằng miệng là một hình thức quan hệ được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, đây cũng là một con đường…

      16 Th9, 2024
      688

      Chuyên mục: Sức khỏe

      Bạch hầu là bệnh gì? Nguyên nhân, biểu hiện, triệu chứng

      Bạch hầu hiện đang là căn bệnh lây lan qua đường hô hấp nhanh chóng, đe dọa đến sức khỏe của con người. Vậy bệnh…

      16 Th9, 2024
      245

      Chuyên mục: Sức khỏe

      Vỡ ối bao lâu thì sinh? Mẹ cần làm gì? 

      Mẹ bầu khi bước vào giai đoạn cuối thai kỳ thường có nhiều băn khoăn và lo lắng. Câu hỏi thường gặp là: Vỡ ối…

      28 Th10, 2024
      335

      Chuyên mục: Sức khỏe

      Đăng ký khám

      Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

        DỊCH VỤ NỔI BẬT

        Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

        Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

        6.660.000đ

        Tư vấn miễn phí

        CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

        Chia sẻ

        facebook-messenger-icon
        Đặt khám