[Hướng dẫn] Sơ cứu vết thương chảy máu tại nhà an toàn

Cập nhật 22/12/2023

1.1K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Sức khỏe

Sơ cứu vết thương chảy máu là một trong các kỹ năng cần phải có. Vậy sơ cứu vết thương chảy máu như nào? Sơ cứu như nào đúng cách? Hãy cùng Mediplus tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Các loại vết thương chảy máu phổ biến

Có thể chia các vết thương chảy máu thành 3 loại: chảy máu mao mạch, chảy máu tĩnh mạch và chảy máu động mạch. 

  • Chảy máu mao mạch: Thường gặp ở các vết thương nhỏ, nông; 
  • Chảy máu tĩnh mạch: Thường gặp ở các vết thương rộng và sâu hơn, khi các tĩnh mạch nông dưới da (“gân xanh” ở tay/chân) bị tổn thương 
  • Chảy máu động mạch: Xảy ra khi các động mạch bị tổn thương như động mạch quay (ở cổ tay), động mạch cảnh (ở cổ), v.v… 

Phân loại đúng các vết thương chảy máu có thể giúp người sơ cứu xử trí chính xác, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và giúp nạn nhân hồi phục nhanh chóng. 

Dấu hiệu nhận biết vết thương chảy máu

Dấu hiệu nhận biết vết thương chảy máu rõ ràng nhất chính là vết cắt trên da và có máu chảy. Trong một số trường hợp, có thể có dị vật trong vết thương. Quan sát lượng máu và đặc điểm của dòng chảy để phân biệt 3 loại chảy máu đã nhắc đến ở trên. 

  • Chảy máu mao mạch: Máu chảy ra ít, thời gian chảy máu ngắn và máu có thể tự cầm; 
  • Chảy máu tĩnh mạch: Máu chảy nhiều, thành dòng, tràn trên bề mặt da; 
  • Chảy máu động mạch: Máu chảy nhiều, phụt thành tia hoặc phun mạnh và máu màu đỏ tươi. 
Dấu hiệu nhận biết vết thương chảy máu

Dấu hiệu nhận biết vết thương chảy máu

Hướng dẫn cách sơ cứu vết thương chảy máu đúng cách

Dưới đây là các bước sơ cứu vết thương chảy máu đúng cách, đảm bảo an toàn nhất:

Bước 1: Đánh giá tình hình xung quanh nạn nhân, loại bỏ các yếu tố gây nguy hiểm nếu có thể (xem trang 20]. 

Bước 2: Kiểm tra tình trạng của nạn nhân. 

  • Nếu nạn nhân bất tỉnh, kiểm tra các dấu hiệu sống [xem trang 21]. Nếu nạn nhân không có dấu hiệu sống, tiến hành hồi sinh tim phổi; 
  • Nếu nạn nhân còn tỉnh táo hoặc sau khi các dấu hiệu sống được 

hồi phục, thực hiện các bước tiếp theo. 

Bước 3: Cầm máu.

Với vết cắt nhỏ hoặc trầy da: 

  • Rửa sạch vết thương dưới vòi nước chảy hoặc sử dụng nước muối sinh lý
  • Dùng cồn Betadine 10% sát trùng vết thương

Với vết thương chảy nhiều máu: 

  • Nếu bị thương ở chi, để nạn nhân nằm xuống và nâng chi cao hơn tim; 
  • O Dùng gạc sạch hoặc khăn mềm sạch, không xơ ép mạnh trực tiếp lên vết thương; 
  • Nếu có dị vật trong vết thương, chỉ được ép lên bờ vết thương, xung quanh dị vật để cầm máu, không được ép trực tiếp lên dị vật. 

Bước 4: Băng bó vết thương. 

  • Với vết thương nhỏ, có thể dùng băng dán cá nhân và dán bao phủ hết vết thương; 
  • Với vết thương lớn, đặt gạc sạch lên vết thương và băng ép bằng cách dùng băng cuộn chặt quanh vết thương và bộ phận bị thương cho đến khi không thấy máu thấm băng. Băng cần che phủ hết vết thương và đủ chặt. 

Bước 5: Kiểm tra độ chặt của băng. Đảm bảo băng không bị lỏng hay tuột và không gây cản trở tuần hoàn máu. 

Bước 6: Theo dõi dấu hiệu sống của nạn nhân và tình trạng băng đến khi có sự hỗ trợ của nhân viên y tế. Nếu máu vẫn thấm ra băng, hãy băng thêm một lớp nữa lên trên. Nếu máu thấm cả hai lớp băng, gỡ băng và băng lại từ đầu. 

LƯU Ý: Trong các trường hợp máu chảy nhiều, ồ ạt hoặc máu chảy không ngừng hơn 20 phút, lập tức gọi cấp cứu 115. Nếu nạn nhân bị sốc mất máu, xử trí theo hướng dẫn tại đây

Băng vết thương chảy máu có dị vật 

Băng vết thương chảy máu có dị vật

Cách xử trí sai khi sơ cứu vết thương chảy máu

Một số người khi gặp trường hợp vết thương chảy máu thường xử lý sai cách như:

  • Cố gắng lấy dị vật ra khỏi vết thương -> Gây đau đớn cho nạn nhân, làm mất máu nhiều hơn. 
  • Không sơ cứu mà đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ->Nạn nhân có thể bị sốc hoặc tử vong do mất máu trong khi di chuyển. 
  • Băng quá chặt hoặc quá lỏng -> Làm cản trở tuần hoàn hoặc không thể cầm máu. 

LƯU Ý: Với các vết thương sâu, vết thương do tai nạn nghiêm trọng, do động vật cắn, do các vật nhọn (đinh gỉ, cành cây, v.v…), nạn nhân cần được tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt. Tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau khi bị thương. 

Đây là hướng dẫn sơ cứu vết thương chảy máu tại nhà chuẩn nhất mà bạn có thể tham khảo. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua số 1900 3366 để được tư vấn miễn phí.  

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Vỡ ối bao lâu thì sinh? Mẹ cần làm gì? 

    Mẹ bầu khi bước vào giai đoạn cuối thai kỳ thường có nhiều băn khoăn và lo lắng. Câu hỏi thường gặp là: Vỡ ối…

    28 Th10, 2024
    338

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Giáp đáp thắc mắc: Thủ dâm nhiều có bị vô sinh không?

    Thủ dâm nhiều có bị vô sinh không?” – Đây là thắc mắc phổ biến của không ít người, đặc biệt là nam giới. Lo…

    06 Th6, 2024
    1.0K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Quan hệ sau 8 ngày thử thai được chưa?

    Quan hệ sau 8 ngày thử thai được chưa?, hay Có thai mấy tuần thì thử que lên 2 vạch? là băn khoăn của rất…

    28 Th10, 2024
    1.8K

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Bạch hầu là bệnh gì? Nguyên nhân, biểu hiện, triệu chứng

    Bạch hầu hiện đang là căn bệnh lây lan qua đường hô hấp nhanh chóng, đe dọa đến sức khỏe của con người. Vậy bệnh…

    16 Th9, 2024
    293

    Chuyên mục: Sức khỏe

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám