4.2K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Sức khỏe
MỤC LỤC
Prolactin là một hormone trong cơ thể, liên quan đến việc sản xuất sữa ở phụ nữ cho con bú và chức năng sinh dục ở hai giới. Việc tăng prolactin máu là tình trạng hormone này tăng cao Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc prolactin tăng như: sự rối loạn trục dưới đồi-tuyến yên, suy tuyến giáp, bệnh nhân xơ gan, suy thận mạn tính hay ở phụ nữ mang thai hoặc đang trong thời kỳ cho con bú,… Nguyên nhân gây tăng cũng có thể từ việc sử dụng một số loại thuốc. Hãy cùng tìm hiểu prolactin máu, cũng như một số nguyên nhân prolactin cao qua bài viết dưới đây!
Prolactin là một loại hormone được sản xuất từ thùy trước tuyến yên có ở cả nam và nữ giới, tuy nhiên, tăng cao hơn ở phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ cho con bú.
Prolactin là một loại hormone được sản xuất từ thùy trước tuyến yên.
Sự tiết prolactin của thùy trước tuyến yên được điều hòa bởi các tế bào thần kinh của tuyến nội tiết ở vùng dưới đồi. Đây là hormone prolactin có vai trò quan trọng đối với cơ thể, bao gồm:
Bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm nồng độ prolactin máu trên lâm sàng để hỗ trợ chẩn đoán và điều trị trong một số trường hợp:
*LH – Luteinizing Hormone loại hormone rất quan trọng được sản xuất bởi các tuyến yên trong não.
Tăng prolactin máu có thể do nhiều nguyên nhân như nguyên nhân về sinh lý ở phụ nữ mang thai hay đang cho con bú,… Nguyên nhân bệnh lý ở các bệnh nhân bị bệnh ở tuyến yên (u tuyến yên, bệnh tự miễn ở tuyến yên…) bệnh nhân suy tuyến giáp,… hay prolactin tăng do sử dụng một số loại thuốc.
Một số nguyên nhân sinh lý khiến nồng độ prolactin trong máu tăng cao có thể kể đến như:
Ngoài những nguyên nhân sinh lý kể trên, tăng prolactin máu còn do một số nguyên nhân bệnh lý dưới đây:
Khối u tuyến yên hay u vùng dưới đồi là nguyên nhân gây tăng prolactin.
Một số loại thuốc khi sử dụng có tác dụng phụ gây tăng prolactin trong máu có thể do ức chế tác dụng của dopamin nội sinh để cản tiết prolactin:
*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc và sử dụng khi chưa có chỉ định hoặc hướng dẫn cụ thể từ Bác sĩ chuyên khoa, tránh những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe!
Nồng độ prolactin tăng cao trong máu sẽ gây ức chế hormone GnRH tiết ra bình thường ở vùng dưới đồi, từ đó làm giảm tiết hormone FSH (kích thích nang trứng phát triển) và LH (gây rụng trứng và hỗ trợ hoàng thể). Hai hormone FSH và LH giảm thấp gây rối loạn quá trình rụng trứng hoặc không rụng trứng dẫn đến rối loạn chu kỳ kinh nguyệt làm vô kinh, giảm ham muốn sinh dục, chức năng buồng trứng suy giảm.
Hơn nữa, việc prolactin tăng cao làm giảm nồng độ estrogen cản trở tác động ngược lên trục dưới đồi-tuyến yên gây giảm tiết LH. Điều này làm tăng nguy cơ gây vô kinh và khó thụ thai, dẫn đến vô sinh hiếm muộn.
Một số trường hợp, phụ nữ có prolactin cao trong máu vẫn có kinh nguyệt và rụng trứng đều nhưng cơ thể sản xuất không đủ progesterone sau khi rụng trứng, làm trứng không thể làm tổ trong tử cung phụ nữ. Bởi vậy, tăng prolactin máu có thể là nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tăng prolactin máu mà bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau ở từng người với mục tiêu điều trị đưa prolactin máu trở lại bình thường.
Với nguyên nhân sinh lý khiến prolactin cao, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để hỗ trợ giảm prolactin:
Trong trường hợp đi khám, phát hiện nguyên nhân gây tăng prolactin máu do sử dụng thuốc, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc khác thay thế có tác dụng tương tự nhưng không gây tăng prolactin, hoặc sẽ kê một số thuốc giúp giảm prolactin (thuốc chủ vận dopamin: cabergoline và bromocriptine).
Đối với người mắc bệnh suy tuyến giáp, thuốc nội tiết thay thế hoặc hỗ trợ hormone tuyến giáp sẽ được chỉ định để đưa mức prolactin trở lại bình thường.
Những người có khối u ở tuyến yên hay vùng hạ đồi gây ảnh hưởng và chèn ép tới các tổ chức thần kinh lân cận, làm tăng mức prolactin, có thể được điều trị như sau:
Prolactin là một hormone với vai trò quan trọng trong kích thích bài tiết sữa mẹ ở phụ nữ đang cho con bú. Việc tăng prolactin máu có thể do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn do sự rối loạn trục dưới đồi-tuyến yên dẫn đến vô sinh ở cả hai giới, đặc biệt là phụ nữ.
Khi có dấu hiệu nghi ngờ tăng prolactin máu như rối loạn kinh nguyệt hoặc vô kinh, khô âm đạo, vú có tiết sữa ngay cả khi không mang thai hoặc cho con bú,… chị em cần đi khám và kiểm tra để được thăm khám, tư vấn và có hướng điều trị phù hợp. Nếu còn điều gì thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 1900 3366 để được hỗ trợ sớm nhất!
ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Quan hệ xong uống nước dừa có sao không? Ngoài việc tìm kiếm một phương pháp tránh thai “tự nhiên”, nhiều người còn quan tâm…
Chuyên mục: Sức khỏe
Quan hệ tình dục không chỉ mang lại sự thân mật và gắn kết giữa hai người, mà còn có nhiều lợi ích sức khỏe…
Khi nói đến vấn đề quan hệ tình dục an toàn, nhiều bạn nữ luôn lo lắng về khả năng mang thai ngoài ý muốn.…
Quan hệ bao lâu thì thử que cho kết quả đúng là câu hỏi được nhiều chị em quan tâm nhất, đặc biệt là những…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.