2.2K
Tham vấn y khoa:
•
Tác giả:MEDIPLUS
Chuyên mục:Sức khỏe
MỤC LỤC
Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm tại các cơ quan bên trong hệ tiết niệu gồm bàng quang, niệu đạo, niệu quản, thận. Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể dễ dàng điều trị khỏi bằng kháng sinh. Tuy nhiên nếu không phát hiện sớm, quá trình điều trị sẽ mất nhiều thời gian cũng như dẫn đến những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe như nhiễm trùng máu, sốc nhiễm khuẩn.
Đường tiết niệu có chức năng lọc máu, hình thành và bài tiết nước tiểu cùng các sản phẩm độc hại ra ngoài cơ thể. Hệ tiết niệu bao gồm các cơ quan là thận, niệu quản, niệu đạo, bàng quang, mỗi bộ phận lại đóng một vai trò riêng trong hệ tiết niệu. Hai quả thận có chức năng lọc các chất thải, sản phẩm chuyển hóa, điện giải ra khỏi máu dưới dạng nước tiểu sau đó theo ống niệu quản đổ vào bàng quang. Khi bàng quang đã chứa đầy nước tiểu, các cơ ở xung quanh thành bàng quang sẽ co thắt lại, phát tín hiệu dưới dạng cảm giác buồn tiểu để nhắc nhở chúng ta phải đi tiểu ngay.
Viêm đường tiết niệu là tình trạng viêm nhiễm xuất hiện ở bất kỳ vị trí, cơ quan nào của hệ tiết niệu, có thể là viêm thận, bàng quang, niệu đạo, niệu quản. Viêm đường tiết niệu đa phần xảy ra ở đường tiết niệu dưới (gồm bàng quang và niệu đạo). Trong trường hợp nước tiểu chảy ngược lại niệu đạo, bể thận vì một lý do nào đó sẽ gây viêm đường tiết niệu trên.
>>> Cần biết: Đau quặn thận do sỏi đừng chủ quan
Viêm đường tiết niệu do vi khuẩn xâm nhập gây ra nhiễm trùng
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý nhiễm trùng khá phổ biến, xuất hiện ở mọi độ tuổi, giới tính nhưng nữ giới thường chiếm tỷ lệ cao hơn do kết cấu cơ quan sinh dục đặc biệt, niệu đạo ở gần hậu môn khiến vi khuẩn dễ dàng xâm nhập, gây bệnh.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy nữ giới là đối tượng có nguy cơ cao viêm đường tiết niệu do:
Trẻ nhỏ dị tật đường tiết niệu bẩm sinh sẽ gặp khó khăn khi đi tiểu, dòng nước tiểu bị cản trở khiến nước tiểu chảy ngược trở lại vào niệu đạo, mang theo vi khuẩn gây viêm niệu đạo.
Người bị sỏi thận, phì đại tuyến tiền liệt gây tắc nghẽn dòng tiểu, tích tụ vi khuẩn bên trong bàng quang, niệu đạo.
Người bị hôn mê, mắc các bệnh lý về thần kinh phải đặt sonde tiểu có thể dẫn đến xước, tổn thương đường tiết niệu, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn từ bên ngoài theo đường ống xâm nhập vào đường tiết niệu.
Mắc các bệnh lý gây suy giảm hệ thống miễn dịch tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, tấn công, gây nhiễm trùng hô các cơ quan.
Viêm đường tiết niệu và viêm bàng quang có phải là một?
Bàng quang là một cơ quan thuộc hệ tiết niệu, có chức năng chứa đựng nước tiểu đi ra từ bể thận và đào thải chúng ra ngoài cơ thể qua ống niệu đạo. Viêm bàng quang là tình trạng bàng quang bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng, là một dạng của viêm đường tiết niệu. Còn viêm đường tiết niệu là thuật ngữ biểu thị viêm nhiễm xuất hiện ở hệ tiết niệu, đó có thể là viêm bể thận, viêm niệu đạo, viêm bàng quang,…
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm đường tiết niệu là do vi khuẩn từ niệu đạo di chuyển lên bàng quang, gây viêm nhiễm các cơ quan tại đường niệu và một phần nhỏ là do vi khuẩn E.coli (Escherichia Coli). E.coli là vi khuẩn sinh sống ở đường ruột, theo phân đi ra ngoài cơ thể qua đường hậu môn. Do đó có thể tìm thấy vi khuẩn này ở cả bề mặt lớp da hậu môn. Khi vệ sinh không đúng cách, E.coli sẽ di chuyển từ hậu môn vào niệu đạo gây nhiễm trùng đường tiết niệu.
E.coli từ hậu môn đi vào niệu đạo gây viêm nhiễm đường tiết niệu
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu ở nam giới bao gồm:
Quy đầu bị viêm gây viêm nhiễm bên trong đường tiết niệu
Nam giới bị phì đại tuyến tiền liệt có nguy cơ cao bị viêm tiết niệu
Nữ giới có tỷ lệ viêm nhiễm đường tiết niệu cao hơn nam giới do các nguyên nhân sau:
Thói quen vệ sinh vùng kín sau mỗi lần đi vệ sinh không đúng cách ở nữ
Các triệu chứng viêm nhiễm tại các cơ quan trong hệ tiết niệu có thể khác nhau. Người bệnh có thể phát hiện sớm thông qua các triệu chứng sau:
Có một số trường hợp, viêm đường tiết niệu chỉ vô tình phát hiện được khi người bệnh đi khám, làm xét nghiệm nước tiểu bởi các triệu chứng không rõ ràng. Trường hợp này thường gặp ở phụ nữ có thai, người mắc bệnh lý đái tháo đường,…
Các triệu chứng điển hình tại đường tiết niệu khi bị viêm thường là đi tiểu nhiều, tiểu buốt, tiểu rắt, nước tiểu có màu vàng đậm, có thể lẫn dịch mủ hoặc lẫn máu, mùi khó chịu. Một số người bệnh lại có biểu hiện đau hạ vị do viêm bàng quang, đau lưng hông do áp xe, viêm bể thận hoặc đau do có sỏi xuất hiện trong bàng quang.
Đi tiểu nhiều triệu chứng viêm đường tiết niệu
Tiểu buốt tiểu rắt cũng là triệu chứng cảnh báo viêm đường tiết niệu
Ngoài các triệu chứng tại đường tiết niệu, người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu bất thường như sốt cao, mặt xanh xao, hốc hác, rét run, môi khô,.. do nhiễm trùng huyết – biến chứng của viêm niệu đạo. Trong đường tiết niệu, thận là cơ quan luôn phải tiếp nhận, lọc một lượng máu lớn mỗi ngày đổ vào. Do đó, khi hệ tiết niệu bị viêm, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập vào máu để đi khắp cơ thể, gây tình trạng nhiễm trùng huyết.
Ở nam giới
Biểu hiện cụ thể khi bị nhiễm trùng niệu đạo ở nam giới bao gồm:
Nước tiểu có màu vàng đục triệu chứng cảnh báo viêm tiết niệu
Ở nữ giới
Nữ giới bị viêm niệu đạo sẽ có biểu hiện:
Đi tiểu nhiều nhưng tiểu ít nước tiểu có mùi hôi tanh
Tùy vào vị trí bị nhiễm trùng mà người bệnh có thể mắc các loại viêm nhiễm niệu đạo sau:
Hình ảnh siêu âm viêm bể thận
Những trường hợp nhiễm trùng đường tiết niệu nặng, điều trị muộn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Khi độc lực của vi khuẩn mạnh, chúng có thể phá hủy các mô, tế bào thận, gây tắc nghẽn, hoại tử, suy giảm chức năng thận. Nếu không được điều trị kịp thời thận có thể bị hỏng và phải cắt bỏ. Ở nam giới, viêm đường tiết niệu có thể gây biến chứng viêm tinh hoàn, viêm mào tinh, áp xe tuyến tiền liệt, thậm chí gây vô sinh.
Viêm đường tiết niệu, nhất là viêm bể thận nếu không được điều trị bằng kháng sinh đúng cách, vi khuẩn tại ổ viêm có thể đi vào máu dẫn đến nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Thăm khám, điều trị sớm chính là biện pháp tối ưu nhất để viêm nhiễm đường tiết niệu nhanh khỏi cũng như hạn chế những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Khi có nghi ngờ nhiễm trùng đường tiểu, người bệnh có thể được chỉ định làm các xét nghiệm:
Viêm đường tiết niệu là bệnh lý hoàn toàn chữa khỏi chỉ cần người bệnh tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ kết hợp với duy trì lối sống lành mạnh hàng ngày. Trong điều trị viêm đường tiết niệu, kháng sinh là lựa chọn hàng đầu để ngăn chặn vi khuẩn lây lan ra khắp cơ thể. Tùy vào mức độ nhiễm trùng đường tiết niệu mà bác sĩ sẽ chỉ định loại kháng sinh và thời gian dùng thuốc khác nhau, cụ thể:
Ngoài ra, tùy vào triệu chứng viêm nhiễm mà có thể chỉ định cho người bệnh dùng thêm các thuốc giảm đau, giãn cơ, lợi tiểu trong quá trình điều trị.
Điều trị viêm đường tiết niệu sử dụng thuốc kháng sinh
Viêm đường tiết niệu có thể phòng ngừa sớm bằng các biện pháp xây dựng lối sống lành mạnh, chăm sóc vùng kín cẩn thận khi bị viêm nhiễm sẽ khiến bệnh viêm đường tiết niệu mau khỏi, hạn chế tái phát:
Ngoài ra, khi bị viêm tiết niệu người bệnh có thể tự mình làm giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra bằng các cách sau:
Viêm đường tiết niệu tuy không phải là căn bệnh phổ biến nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản của người bệnh. Do đó, khi có dấu hiệu viêm nhiễm cơ quan sinh sản cần đi kiểm tra, điều trị kịp thời. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, khách hàng vui lòng liên hệ hotline 1900 3366 hoặc Fanpage để nhận được tư vấn từ các chuyên gia của MEDIPLUS!
*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!
ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.
MEDIPLUS Tân Mai
Δ
Bài viết liên quan
Rách môi bé khi quan hệ là tình trạng của nhiều chị em phụ nữ. Vậy nguyên nhân do đâu mà môi cô bé bị…
Chuyên mục: Sức khỏe
Quan hệ tình dục gần đến kỳ kinh nguyệt có sao không? Quan hệ xong đến tháng thì có thai không? Quan hệ khi đến…
Tiêm vắc-xin là một trong những biện pháp phòng ngừa bạch hầu ho gà uốn ván hiệu quả. Vậy cụ thể tiêm bạch hầu ho…
“Quan hệ không xuất được tinh có thai không?” là câu hỏi được nhiều người chú ý. Quan hệ không xuất được tinh là một…
Đăng ký khám
Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời
DỊCH VỤ NỔI BẬT
Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa
Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…
6.660.000đ
CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM
Chia sẻ
GỬI TỚI BÁC SỸ MEDIPLUS
Hãy để lại câu hỏi cho các bác sỹ ngay để được giải đáp kịp thời các vấn đề sức khỏe.