Nội soi tai mũi họng có đau không? Các vấn đề cần biết khi thực hiện

Cập nhật 22/05/2023

996

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tai mũi họng

Nội soi tai mũi họng là một trong những kỹ thuật y khoa an toàn, tiên tiến. Thực hiện nội soi giúp chẩn đoán và phát hiện sớm các bệnh lý về tai mũi họng, từ đó có phương án điều trị phù hợp. Tuy nhiên, một số bệnh nhân lần đầu nghe đến thủ thuật này còn nhiều băn khoăn, e ngại không biết nội soi tai mũi họng có đau không. Liệu có những lưu ý gì trước và sau khi thực hiện nội soi? Cùng nghe chuyên gia của MEDIPLUS giải đáp trong bài viết sau!

Vai trò và ý nghĩa nội soi tai mũi họng

Nội soi tai mũi họng là phương pháp kiểm tra lớp niêm mạc và theo dõi các tổn thương tại khu vực tai mũi họng thông qua ống nội soi chuyên dụng (ống optic có đầu vát từ 0 – 75o) có gắn camera và kính ở hai đầu. Hình ảnh khu vực nội soi sẽ được hiển thị dưới dạng phóng to trên màn hình để bác sĩ kiểm tra, thăm khám.

Nội soi tai mũi họng có ý nghĩa quan trọng trong việc thăm khám

Nội soi tai mũi họng có ý nghĩa quan trọng trong việc thăm khám

Được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam từ năm 2000, phương pháp này ra đời thay thế cho các dụng cụ y tế đơn giản như đèn Clar. Điều này giúp các bác sĩ dễ dàng tiếp cận đến những vị trí tổn thương sâu bên trong khu vực tai mũi họng.

Phương pháp này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thăm khám, chữa bệnh tai mũi họng. Bởi lẽ, đây là cơ quan có cấu trúc gồm nhiều hốc nhỏ nằm sâu, kín đáo, khó quan sát bằng mắt thường để chẩn đoán đầy đủ các tổn thương, bệnh lý. Vì vậy, kỹ thuật này cung cấp cho các bác sĩ hình ảnh đầy đủ của các cơ quan này. Từ đó, giúp bác sĩ phân tích, đánh giá bệnh tình một cách chính xác hơn.

Ngoài ra, nội soi còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình làm phẫu thuật tai mũi họng. Đồng thời, giám sát vệ sinh tại chỗ khu vực này, đảm bảo các ngóc ngách nằm sâu bên trong được rửa sạch nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Một số hình ảnh nội soi tai mũi họng

Quá trình nội soi tai và mũi thường được tiến hành trực tiếp bằng cách đưa ống optic vào bên trong các bộ phận này. Trong khi đó, nội soi họng được thực hiện phức tạp hơn, phải luồn ống optic từ mũi xuống họng rồi đến thanh quản. Camera trên ống nội soi sẽ cung cấp hình ảnh đầy đủ của mũi, họng, thanh quản trên màn hình để bác sĩ chẩn đoán, nhận diện các bất thường ở khu vực này.

Nội soi họng có thể kết hợp với các phương pháp khác như cắt polyp, lấy dị vật, sinh thiết,… Đây là phương pháp hàng đầu để chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến vòm họng, nhất là ung thư vòm họng – ung thư thực quản. Dưới đây là một số hình ảnh nội soi tai mũi họng cho bạn tham khảo:

Đưa ống optic trực tiếp vào mũi để nội soi mũi

Đưa ống optic trực tiếp vào mũi để nội soi mũi

Quá trình nội soi tai

Quá trình nội soi tai

Nội sọi họng

Nội sọi họng

Bệnh nhi cần có người lớn đi kèm khi nội soi tai mũi họng

Bệnh nhi cần có người lớn đi kèm khi nội soi tai mũi họng

Khi nào cần nội soi tai mũi họng?

Nội soi tai mũi họng được thực hiện khi bệnh nhân có các dấu hiệu bất thường tại khu vực này. Những dấu hiệu đó có thể là:

  • Triệu chứng ở tai: Dị tật ở tai (tai nhỏ, cấu trúc tai biến dạng, bất thường,…) đau xung quanh tai và bên trong tai, tai chảy mủ, ù tai, nghe tiếng ve kêu trong tai, giảm thính lực, điếc đột ngột, ngứa tai,…
  • Triệu chứng ở mũi: Nghẹt mũi đến nỗi phải thở bằng miệng, chảy máu mũi, chảy nước mũi xanh, nói giọng mũi, mắc dị tật mũi, bệnh nhân viêm xoang cần tìm chính xác nguyên nhân gây viêm,…
  • Triệu chứng ở họng: Đau rát họng lâu ngày không khỏi (có hoặc không kèm mủ), ho liên tục kéo dài dù đã điều trị, khô miệng, khó nuốt nước bọt, miệng có mùi hôi bất thường, cảm thấy nghẹn khi nuốt, khàn tiếng, hụt hơi khi nói, ho ra máu, nổi hạch ở góc hàm (hạch nhỏ, không đau),…
Nội soi tai mũi họng được thực hiện khi bệnh nhân có các dấu hiệu bất thường tại khu vực này

Nội soi tai mũi họng được thực hiện khi bệnh nhân có các dấu hiệu bất thường tại khu vực này

Nội soi tai mũi họng có đau không?

Với sự phát triển của y học hiện đại, phương pháp nội soi bằng ống mềm ra đời giúp làm giảm cảm giác khó chịu và hoàn toàn không gây đau cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, quá trình ghi nhận hình ảnh nội soi cũng diễn ra nhanh hơn. Thời gian nội soi được rút ngắn giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn cho người bệnh. Ngoài ra, trước khi thực hiện kỹ thuật, bác sĩ còn sử dụng thêm thuốc co mạch để làm rộng hốc mũi, thuốc gây tê hoặc gây mê để làm giảm cảm giác đau cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có thể gây khó chịu cho bệnh nhân trong trường hợp bị vẹo vách ngăn mũi, phản xạ tự nhiên của họng, hẹp hốc mũi,… Người bệnh (nhất là bệnh nhi) thường có cảm giác lo sợ nên quẩy đạp, giãy giụa,… khiến việc nội soi gặp nhiều khó khăn.

Phương pháp nội soi tai mũi họng

Có hai phương pháp nội soi tai mũi họng phổ biến hiện nay là nội soi bằng ống cứng và nội soi bằng ống mềm. Trong đó, nội soi bằng ống mềm được áp dụng rộng rãi hơn cả vì giúp giảm thiểu cơn đau cho bệnh nhân.

Nội soi bằng ống cứng

Ở phương pháp này, ống nội soi là ống cứng nên khi đầu ống chạm vào niêm mạc mũi – họng – tai có thể gây cảm giác đau rát, khó chịu cho bệnh nhân. Tuy nhiên, phương pháp này lại có giá thành rẻ, tiết kiệm.

Nội soi bằng ống mềm

Cải thiện nhược điểm của phương pháp nội soi bằng ống cứng, ống nội soi mềm có độ mềm tương đương với ống nội soi dạ dày nhưng có đường kính nhỏ hơn (khoảng 3mm). Do đó, nội soi bằng ống mềm không gây đau đớn cho người bệnh, tương đối an toàn, hạn chế biến chứng ở vị trí nội soi.

Bên cạnh đó, ống nội soi mềm cũng cho hình ảnh nội soi sắc nét, chính xác hơn. Ống có thể gập đến 130 độ giúp các bác sĩ quan sát mọi ngóc ngách nhỏ và sâu trong tai, mũi, họng. Ngoài ra, phương pháp này còn có thể phân tích rõ rành vùng lành tính và vùng ung thư, đánh giá mức độ khối u xâm lấn, sinh thiết vùng mô chuẩn xác hơn.

Thời gian thực hiện nội soi bằng ống mềm trung bình từ 2-5 phút. Điều này giúp tiết kiệm thời gian cho bệnh nhân, giảm thiểu cảm giác đau do tiếp xúc với ống nội soi. Đường ống nội soi khá nhỏ nên có thể sử dụng được cho cả bệnh nhi.

Quy trình nội soi tai mũi họng  diễn ra

Quy trình nội soi tai mũi họng có thể chia thành 3 giai đoạn: chuẩn bị – thực hiện – lưu ý sau nội soi. Cụ thể từng giai đoạn như sau:

Chuẩn bị nội soi: Đây là công đoạn chủ yếu dành cho bác sĩ và điều dưỡng. Bao gồm các công việc như sát khuẩn tay và ống nội soi, đeo găng tay, đeo khẩu trang y tế. Hướng dẫn bệnh nhân đến vị trí nội soi và điều chỉnh tư thế cho bệnh nhân. Bệnh nhi khi thực hiện nội soi cần có phụ huynh đi kèm để giữ tay chân, tránh để trẻ quẫy đạp khiến quá trình nội soi trở nên khó khăn.

Thực hiện nội soi: Tùy vào bộ phận nội soi, quá trình thực hiện sẽ khác nhau:

  • Nội soi tai: Bệnh nhân ngồi thẳng lưng. Bác sĩ sẽ đưa ống nội soi theo trục ống tai ngoài để quan sát ống tai ngoài, màng nhĩ, cán búa.
  • Nội soi mũi: Bệnh nhân ngồi ngả đầu một góc 15 độ ra phía sau. Dùng bông gòn tẩm thuốc co mạch hoặc thuốc tê vào mũi bệnh nhân trong 5 phút. Tiến hành nội soi bằng cách đưa ống nội soi từ trước ra sau mũi, quan sát cấu trúc trong mũi (bao gồm cả các ngách nhỏ và sâu). Nếu cần thiết, các bác sĩ có thể làm thêm thủ thuật hút máu, hút dịch nhầy hoặc bấm sinh thiết.
  • Nội soi họng – thanh quản: Người bệnh ngồi thẳng, hai chân buông thẳng. Bác sĩ đưa ống nội soi trên bề mặt lưỡi theo hướng từ ngoài vào trong, quan sát bề mặt lưỡi, lưỡi gà, eo họng, amidan, xoang lê, đáy lưỡi, thanh môn, sụn phễu và dây thanh.

Bệnh nhân cần phối hợp và tuân theo hướng dẫn của điều dưỡng, bác sĩ trong suốt quá trình nội soi tai mũi họng. Nhân viên y tế cần quan sát và cẩn thận theo dõi tình hình bệnh nhân. Sau khi nội soi, bác sĩ chụp hình, lưu hình và kết quả chẩn đoán để tiếp tục theo dõi tình trạng bệnh.

Sau khi nội soi: Bệnh nhân chờ một vài phút là có thể nhận kết quả nội soi. Điều dưỡng tiến hành vệ sinh ống nội soi. Bác sĩ sẽ căn dặn bệnh nhân dựa trên kết quả ghi nhận và thời gian tái khám.

Những lưu ý trước và sau khi nội soi tai mũi họng

Nhìn chung, bệnh nhân trước và sau khi nội soi tai mũi họng không cần phải kiêng khem gì nhiều. Đối với trẻ nhỏ, nên hạn chế ăn uống trước thời điểm nội soi để tránh nôn ói nếu thực hiện nội soi họng.

Một số lưu ý trước trong và sau khi thực hiện nội soi tai mũi họng.

Một số lưu ý trước trong và sau khi thực hiện nội soi tai mũi họng.

Trong quá trình thực hiện nội soi, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn bác sĩ. Cần giữ tinh thần tập trung, ngồi hoặc nằm yên, không cử động đột ngột. Bệnh nhi cần có người thân phối hợp với bác sĩ. Nên giải thích trước để trẻ chuẩn bị tâm lý và hợp tác trong quá trình nội soi. Không nên thực hiện nội soi tai mũi họng với trẻ sơ sinh, chỉ tiến hành trong trường hợp cần thiết và có chỉ định của bác sĩ.

Bệnh nhân không nên ăn trong vòng 1 giờ sau khi nội soi. Nếu đói, bệnh nhân chỉ nên uống nước hoặc ăn đồ lỏng, nguội (trà đường nguội, sữa lạnh,…) Không nên dùng đồ uống nóng hoặc sử dụng chất kích thích, nước uống có màu để tránh gây tổn thương vùng họng và dạ dày.

Nếu không có biểu hiện gì bất thường, những ngày tiếp theo, bệnh nhân có thể ăn uống thực phẩm phù hợp theo chỉ định bác sĩ. Khuyến khích ăn các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất. Bệnh nhân cần hạn chế thức ăn cay, nóng, đồ ăn cứng hoặc chất kích thích như trà, cà phê,…

Trên đây là những thông tin cần thiết về kỹ thuật nội soi tai mũi họng mà bệnh nhân cần nắm. Nhìn chung, với sự phát triển của y học hiện đại, quá trình nội soi đã trở nên dễ dàng hơn và hoàn toàn không gây đau cho người bệnh. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, quý khách vui lòng liên hệ đến MEDIPLUS qua số hotline 1900 3366 để được tư vấn và giải đáp!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám