Bệnh trĩ nên ăn gì kiêng ăn gì để khỏi bệnh?

Cập nhật 09/05/2023

7.0K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tiêu hóa

Chế độ ăn uống khoa học lành mạnh ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, đặc biệt là với những người bị trĩ. Vậy khi bị bệnh trĩ nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả? Tham khảo ngay bài viết  dưới đây để lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp nhất cho cơ thể khi bị bệnh trĩ.

Bị bệnh trĩ nên ăn gì?

Bệnh trĩ được xếp vào các bệnh lý liên quan đến hệ thống mạch máu ở hậu môn. Hệ thống mạch máu này nối từ động mạch, tĩnh mạch đến các lớp mô liên kết, cơ trơn hậu môn với chức năng nâng đỡ cho lớp niêm mạc hậu môn luôn giữ được sự đàn hồi. Khi các mạch máu, cơ trơn bị gia tăng áp lực do thói quen rặn mạnh khi đi vệ sinh sẽ khiến cho các mạch máu ở hậu môn phình ra, tạo thành các búi trĩ bên trong hậu môn. Theo thời gian, cấu trúc, mô, cơ trơn nâng đỡ yếu đi khiến cho búi trĩ dần tụt, sa khỏi bên ngoài lỗ hậu môn mà người bệnh có thể dễ dàng sờ thấy búi trĩ này khi chạm tay vào hậu môn.

Phân loại trĩ

Dựa theo vị trí, triệu chứng bệnh trĩ được chia làm 3 loại:

  • Trĩ nội: Nếu búi trĩ nằm bên trong lỗ hậu môn, được bao phủ bên ngoài bởi lớp biểu mô và niêm mạc hậu môn thì được gọi là trĩ nội.
  • Trĩ ngoại: Khi búi trĩ nằm bên dưới đường hậu môn – trực tràng, nằm bên dưới lớp biểu mô vảy và lớp da hậu môn thì được gọi là trĩ ngoại.
  • Trĩ hỗn hợp: Đây là tình trạng búi trĩ xuất hiện cả bên trong và bên ngoài ống hậu môn.

Nguyên nhân dẫn đến trĩ

Hệ thống tĩnh mạch bên trong hậu môn bị suy yếu, phình giãn do phải chịu áp lực từ các yếu tố sau:

  • Bị táo bón nên phải rặn gắng sức mỗi khi đi nặng.
  • Đi vệ sinh quá lâu khiến cho hệ thống tĩnh mạch, cơ trơn, biểu mô hậu môn bị tăng áp lực, dần yếu đi.
  • Béo phì, thừa cân, phụ nữ có thai có trọng lượng cơ thể lớn lên gây tăng gánh nặng lên bàng quang và lớp cơ trơn nâng đỡ niêm mạc hậu môn.
  • Quan hệ qua đường hậu môn dễ gây tổn thương niêm mạc hậu môn nữ giới khi thao tác quá mạnh.
  • Chế độ dinh dưỡng bổ sung ít chất xơ dễ gây táo bón, làm người bệnh phải rặn mạnh mỗi lần đi vệ sinh nên dễ gây phình mạch máu, tạo thành các búi trĩ.
  • Tuổi cao: Tuổi càng cao thì hệ thống mô, cấu trúc mô nâng đỡ niêm mạc hậu môn, tĩnh mạch cũng ngày càng giãn ra, trở nên lỏng lẻo, mất dần khả năng nâng đỡ niêm mạc.

Để phòng ngừa cũng như rút ngắn thời gian điều trị bệnh trĩ ngoài việc quan tâm đến những thói quen sinh hoạt, đi vệ sinh thì người bệnh cũng nên tập trung xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Vây người bệnh trĩ nên ăn gì? Dưới đây là một số loại thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa mà người bị trĩ nhất định phải bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày:

Bị trĩ nên ăn nhiều rau xanh

Với những người bị bệnh trĩ đang băn khoăn không biết nên ăn gì thì loại thực phẩm hàng đầu nên bổ sung chính là các loại rau xanh. Hàm lượng chất xơ dồi dào bên trong các loại rau củ sẽ hạn chế được tình trạng táo bón. Từ đó, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.

Rau xanh cung cấp chất xơ giúp hạn chế táo bón

Rau xanh cung cấp chất xơ giúp hạn chế táo bón

Lượng chất xơ một người cần bổ sung hàng ngày trung bình là khoảng 25g/2000 calo. Tức là, nếu chế độ ăn một ngày cung cấp khoảng 2000 calo thì hàm lượng chất xơ chiếm khoảng 25g. Ở mỗi lứa tuổi, giới tính thì lượng chất xơ cần bổ sung hàng ngày cũng sẽ khác nhau. Với người lớn dưới 50 tuổi, nam giới cần khoảng 38g chất xơ/ngày, nữ giới cần 25g/ngày. Còn với người lớn trên 50 tuổi thì lượng chất xơ cần bổ sung hàng ngày ở nam giới là 30g, ở nữ là 21g.

Chất xơ rất tốt cho sức khỏe của hệ tiêu hóa nhưng nếu ăn quá nhiều có thể sẽ khiến cho bệnh trĩ trở nặng hơn. Bởi vì chất xơ có đặc tính giữ nước, nếu ăn quá nhiều có thể gây tắc nghẽn đường ruột làm tăng áp lực lên dạ dày gây trào ngược dạ dày thực quản. Người bệnh thậm chí phải tiến hành phẫu thuật để khắc phục tình trạng này.

Uống đủ nước mỗi ngày

Theo các chuyên gia khuyến cáo, một người trưởng thành cần cung cấp khoảng 2 lít nước mỗi ngày để giúp cơ thể được thanh lọc và thải độc. Với người bị bệnh trĩ nước càng đóng vai trò quan trọng hơn giúp cải thiện tình trạng bệnh. Nước là thành phần tham gia vào hầu hết mọi quy trình chuyển hóa các chất trong cơ thể, giúp thức ăn được mềm ra để quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn. Từ đó có tác dụng  phòng ngừa nguy cơ táo bón – yếu tố hàng đầu khiến cho bệnh trĩ ngày càng trở nặng.

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp ngăn ngừa táo bón, giảm thiểu nguy cơ bị trĩ

Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày giúp ngăn ngừa táo bón, giảm thiểu nguy cơ bị trĩ

Duy trì thói quen uống từ 8-10 cốc nước mỗi ngày kể cả khi không cảm thấy khát giúp máu được lưu thông tốt hơn. Điều này không những cải thiện bệnh trĩ hiệu quả mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tạo hàng rào vững chắc bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh. 

Người bệnh nên uống nước nhiều vào buổi sáng, ngay khi mới thức dậy sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Thay vì chỉ uống nước lọc thông thường, người bệnh có thể bổ sung thêm các loại nước ép, sinh tố,… giúp bổ sung đồng thời cả nước, chất xơ và các loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể.

Bổ sung thực phẩm giàu sắt

Khi bị trĩ, người bệnh thường xuyên gặp tình trạng đi ngoài ra máu nên khó tránh khỏi nguy cơ thiếu máu. Do vậy, bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày những loại thực phẩm giàu sắt là rất cần thiết để phòng ngừa tình trạng thiếu máu. Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt dồi dào mà người mắc bệnh trĩ không nên bỏ qua là: Rau dền đỏ, gan gà, thịt bò, cá ngừ, các loại cải, rau có màu xanh đậm,…

Thông thường, một người trưởng thành sẽ cần khoảng 40-45 mg sắt  mỗi ngày tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin để vận chuyển oxy đi đến khắp cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, thực phẩm hàng ngày chỉ cung cấp khoảng 10-15 mg sắt mà cơ thể lại chỉ có thể hấp thu được khoảng 5-10% lượng sắt từ thực phẩm. Chính vì thế, người bệnh có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về việc bổ sung thêm các sản phẩm viên uống bổ sung có chứa sắt để tránh bị thiếu máu.

Các loại thực phẩm chứa vitamin C, E

Vitamin C và vitamin E là 2 thành phần dinh dưỡng quan trọng đối với người bệnh trĩ, cụ thể:

Vitamin C: Tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa tình trạng viêm nhiễm, đảm bảo hệ thống mạch máu luôn được khỏe mạnh khiến cho vết thương mau lành hơn.. Người bệnh có thể bổ sung Vitamin C từ các loại quả mọng, nhiều múi, vị chua như Cam, bưởi, chanh, quýt,…

Vitamin E: Vitamin E được xếp vào nhóm các loại vitamin tan tốt trong dầu giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đây là thành phần quan trọng giúp duy trì độ đàn hồi của da, ngăn ngừa viêm nhiễm, hỗ trợ chữa lành các mô, tế bào bị tổn thương, giúp các búi trĩ nhanh chóng được thu nhỏ, trở về cấu trúc bình thường. Những loại thực phẩm giàu vitamin E có thể bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày như Cà chua, cam, ổi, bông cải xanh,…

Trái cây giàu vitamin C giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa hình thành búi trĩ

Trái cây giàu vitamin C giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa hình thành búi trĩ

Thực phẩm giàu Omega 3

Omega 3 là một trong những axit béo cơ thể không có khả năng tự tổng hợp được mà phải bổ sung từ các loại thực phẩm ăn vào hàng ngày. Nó đóng vai trò quan trọng hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm và kích thích quá trình bài tiết chất nhầy giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Ngoài ra, omega 3 còn là thành phần rất quan trọng giúp nâng đỡ duy trì độ đàn hồi cho da nên rất có lợi cho những người mắc bệnh trĩ.

Chính vì thế, bổ sung đầy đủ lượng Omega 3 cần thiết cho cơ thể từ các loại thực phẩm như các loại cá nước lạnh, các loại hạt, ngũ cốc,… giúp phòng ngừa sớm những yếu tố nguy cơ tiềm ẩn của bệnh trĩ.

Lượng Omega 3 tối thiểu một người trưởng thành cần bổ sung là khoảng 250mg và không quá 3000mg/ngày.

Bổ sung collagen

Collagen được xếp vào nhóm protein, chiếm khoảng 25% tổng lượng protein của cơ thể. Collagen tham gia cấu thành nên hệ thống mô liên kết, giúp duy trì độ đàn hồi của da và hệ thống cơ, xương, khớp, sụn. Với những người bị trĩ, thiếu hụt collagen gây suy giảm độ đàn hồi của các mô đệm hậu môn, từ đó gây giãn mạch máu và hệ thống dây chằng treo trĩ, khiến hậu môn nhanh chóng hình thành lên các búi trĩ. Do đó, cung cấp đầy đủ collagen cho cơ thể không chỉ giúp phòng ngừa bệnh trĩ mà còn giúp các mạch máu, mô cơ hậu môn nhanh chóng được phục hồi.

Người bệnh có thể bổ sung collagen thông qua các loại thực phẩm như cá hồi, cá ngừ, da heo, chân giò, trứng gà,… Hàm lượng collagen bổ sung hàng ngày khoảng 1500-1700 mg/ngày.

Chế độ ăn uống hợp lý

Để tình trạng trĩ nhanh chóng được cải thiện, người bệnh nên kết hợp thay đổi nhiều nhóm thực phẩm có tác dụng nhuận tràng như:

  • Các loại rau kích thích tiêu hóa như: Rau lang, rau dền, rau mồng tơi, rau đay, rau diếp cá,…
  • Các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa như khoai lang, táo, dưa hấu, chuối, cà chua, súp lơ,…
  • Tỏi, gừng, hành tây giúp giảm viêm, ngăn ngừa hình thành tổn thương bên trong dạ dày và các mô, nội tạng. Tuy nhiên chỉ nên bổ sung vừa đủ để tránh gây viêm hậu môn.
  • Các loại thực phẩm giàu magie như đậu nành, bơ, lạc, nho, quả hạnh, yến mạch, rau chân vịt,… cũng rất tốt cho người bị trĩ.
  • Dầu oliu, giấm táo thay thế cho dầu ăn để hạn chế những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe do dầu ăn chế biến ở nhiệt độ cao dễ bị biến đổi thành phần, khi nấu cùng thức ăn sẽ sinh ra các chất có hại cho sức khỏe.

Thói quen ăn uống tốt cho người bệnh trĩ:

  • Ăn uống đúng giờ, không ăn quá khuya.
  • Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá nhanh để hệ tiêu hóa hạn chế làm việc quá sức.
  • Chia làm nhiều bữa nhỏ ăn trong ngày, không ăn quá nó để tránh gây tăng áp lực lên dạ dày và hậu môn, khiến cho búi trĩ ngày càng to ra.
  • Thức ăn nên để nguội rồi mới ăn để hạn chế kích thích dạ dày, hậu môn.

Mắc bệnh trĩ thì nên kiêng ăn gì?

Để ngăn ngừa các búi trĩ to ra, cải thiện triệu chứng của bệnh, người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau:

Đồ ăn cay nóng

Không chỉ với người bị bệnh trĩ mà ngay cả những người khỏe mạnh cũng không nên ăn thường xuyên những loại đồ ăn quá cay nóng như gừng, tiêu, ớt, mù tạt,… Những loại thực phẩm này khi vào hệ tiêu hóa sẽ kích thích đường ruột gây khó tiêu, táo bón khiến cho bệnh trĩ ngày càng nặng thêm. Do đó, tốt nhất người bị trĩ cần tránh xa các loại thực phẩm này nếu không muốn bệnh tình ngày càng nghiêm trọng hơn.

Các món cay nóng gây khó tiêu, táo bón, dễ dẫn đến trĩ

Các món cay nóng gây khó tiêu, táo bón, dễ dẫn đến trĩ

Thức ăn quá mặn, hoặc chứa nhiều muối

Các loại thức ăn quá mặn hoặc chứa nhiều muối khi đi vào cơ thể sẽ hút hết nước bên trong khiến cho cơ thể không có đủ lượng nước cần thiết để làm mềm thức ăn trong quá trình tiêu hóa gây hiện tượng phân bị vón cục, khô cứng, người bệnh phải rặn gắng sức mỗi khi đi đại tiện, gây đau rát hậu môn, thậm chí là chảy máu. 

Ông bà ta thời xưa có thói quen muối dưa, muối cà để bảo quản thức ăn được lâu hơn. Đến nay dưa muối, cà muối vẫn là những món ăn phổ biến trong các bữa cơm của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên với những người đang bị trĩ thì những loại thực phẩm được chế biến quá mặn như vậy lại không tốt cho sức khỏe.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO – World Health Organization) khuyến cáo, một người trưởng thành chỉ nên dùng khoảng 5g muối/ngày, tương đương với một thìa cà phê. Trong khi đó theo thống kê, lượng muối trung bình một người Việt ăn vào mỗi ngày lên đến 10g, gấp đôi lượng muối cần thiết. Chính vì thế, trong quá trình chế biến nên nêm nếm gia vị nhạt hơn để đảm bảo cung cấp lượng muối vừa đủ cho cơ thể.

Hạn chế tối đa các loại chất kích thích

Uống nhiều bia rượu gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa

Uống nhiều bia rượu gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa

Các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, đồ uống có ga,… cũng là những loại thực phẩm gây tăng áp lực cho thành ruột mà người bị bệnh trĩ nên tránh xa. Những loại đồ uống có cồn như rượu bia khiến cho động mạch và hệ thống mạc treo hậu môn bị giãn ra, làm tăng nguy cơ bị trĩ. 

Đồ uống chứa caffein, có ga dễ gây đầy bụng, táo bón, tăng nguy cơ gây tổn thương niêm mạc trực tràng, thậm chí chảy máu xung huyết do đại tiện khó khăn. Do đó để hệ tiêu hóa được hoạt động tốt nhất thì người bệnh nên hạn chế sử dụng các chất kích thích nêu trên.

Hạn chế ăn nhiều tinh bột

Tinh bột là một carbohydrate sau khi đi vào cơ thể sẽ phân hủy thành glucose để cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoạt động sống của cơ thể, đặc biệt là hoạt động hệ thống thần kinh và não bộ. Do đó, bổ sung đầy đủ lượng tinh bột  hàng ngày là việc rất quan trọng để duy trì hoạt động sống.

Tuy nhiên với người bệnh trĩ, đây là là thành phần nên hạn chế do tinh bột làm tăng áp lực lên thành ruột, gây cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn, dẫn đến táo bón, ngứa ngáy hậu môn, tăng nguy cơ bị bệnh trĩ. 

Thực phẩm nhiều mỡ

Thực phẩm nhiều dầu mỡ là các chất béo khó tiêu, thường gây cảm giác đầy hơi, chướng bụng và táo bón cho người bệnh. Điều này khiến cho người bệnh phải rặn mỗi khi đi đại tiện làm động mạch và hệ thống mạc treo hậu môn giãn ra, dần mất khả năng nâng đỡ cho hệ thống niêm mạc hậu môn, từ đó dẫn đến trĩ.

Do đó, một chế độ ăn uống lành mạnh với các loại thức ăn ít dầu mỡ là rất quan trọng để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là đối với những người bị trĩ giúp cải thiện tình trạng bệnh hiệu quả.

Các loại thịt đỏ cũng cần hạn chế

Thịt nói chung, đặc biệt là thịt đỏ như thịt bò, thịt cừu, thịt bê,… cung cấp hàm lượng lớn chất đạm cho cơ thể. Đây là thành phần trực tiếp tham gia cấu tạo hệ thống mô và cơ quan nội tạng. Do đó việc bổ sung các loại thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ là rất cần thiết để duy trì một cơ thể khỏe mạnh.

Tuy nhiên hàm lượng chất xơ trong thịt đỏ lại quá ít nên với những người bệnh trĩ, ăn quá nhiều thịt đỏ lại vô tình khiến cho tình trạng bệnh ngày một nặng hơn. Hơn nữa, hệ thống tiêu hóa của người bị trĩ rất yếu nên nếu phải dung nạp một lượng đạm quá lớn sẽ gây áp lực lên thành ruột, khiến người bệnh cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, từ đó dễ gây táo bón, khiến bệnh trĩ càng chuyển biến xấu hơn.

Theo chuyên gia MEDIPLUS, một người trưởng thành chỉ nên ăn các món ăn từ thịt đỏ 1-2 lần/ tuần là đã có thể cung cấp đủ lượng đạm cần thiết đáp ứng nhu cầu của cơ thể.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây về vấn đề bệnh trĩ nên ăn gì, kiêng ăn gì để nhanh khỏi và không tái phát, phần nào giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích chăm sóc sức khỏe. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia hàng đầu của MEDIPLUS!

*Bài viết mang tính tham khảo, không thay thế việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Hở van dạ dày: 3 Nguyên nhân và 4 cách điều trị 

    Hở van dạ dày là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, tuy nhiên họ lại chưa nắm rõ nguyên nhân do đâu gây…

    24 Th12, 2024
    365

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? 7 lưu ý để bệnh mau khỏi?

    Viêm dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chế…

    24 Th12, 2024
    805

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày uống Panadol được không? 5 Lưu ý 

    Khi bị đau dạ dày, việc lựa chọn thuốc giảm đau phù hợp là điều cần cân nhắc để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe…

    26 Th11, 2024
    892

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Mẹ bầu bị trĩ nên sinh thường hay sinh mổ? 2 Lưu ý 

    Bị trĩ khi mang thai là tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ bầu, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3. Tình trạng…

    23 Th12, 2024
    113

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám