Bệnh trĩ ngoại: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Cập nhật 09/05/2023

6.6K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tiêu hóa

Bệnh trĩ ngoại là một bệnh lý gây ảnh hưởng lớn tới đời sống và sinh hoạt của người bệnh, gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều tới hệ tiêu hóa và tinh thần người bệnh nếu không được can thiệp và điều trị đúng cách. Hãy cùng tìm hiểu trĩ ngoại, nguyên nhân và triệu chứng cũng như các cách điều trị phù hợp qua bài viết dưới đây.

Bệnh trĩ ngoại là gì?

Trĩ ngoại là hiện tượng các đám rối tĩnh mạch ở bờ hậu môn (phía ngoài, dưới đường lược) bị giãn ra, gấp khúc, nổi lên và che phủ bởi một lớp da mỏng (búi trĩ). Trong búi trĩ, khi nhìn có thể thấy các tĩnh mạch nhỏ, mảnh, đan xen chồng chéo lên nhau. Những búi trĩ này nếu không được xử trí có thể gây đau, ngứa và chảy máu do tắc mạch.

Theo nghiên cứu của Hội hậu môn trực tràng học Việt Nam, trĩ là một trong các bệnh lý rất thường gặp ở Việt Nam và trên thế giới đang chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 50% dân số mắc bệnh trĩ cần được điều trị. Bệnh không những gây ngứa ngáy, khó chịu ở hậu môn và ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt người bệnh, nếu để kéo dài có thể gây viêm nhiễm hậu môn, thậm chí là hoại tử.

>>> Xem thêm: Sa búi trĩ ra ngoài phải làm sao?

Bệnh trĩ ngoại do các đám rối tĩnh mạch dưới đường lược bị giãn

Bệnh trĩ ngoại do các đám rối tĩnh mạch dưới đường lược bị giãn

Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại

Nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh trĩ chủ yếu là do thói quen sinh hoạt như ngồi lâu, đứng nhiều, ít vận động như dân làm việc văn phòng, dân IT, lái xe đường dài,… hoặc thói quen đi ngoài rặn nhiều lần, gây tăng áp lực tĩnh mạch kéo dài kèm cơ hậu môn cũng giãn ra, dẫn tới bị trĩ. Việc rặn nhiều khi đi đại tiện cũng có thể do táo bón hoặc tiêu chảy gây ra.

Căng thẳng khi đại tiện kéo dài cũng có thể dẫn tới bệnh  trĩ ngoại bởi khi đó  dòng máu bị cản trở lưu thông gây  tích tụ máu giãn các mạch ở khu vực hậu môn hình thành nên các búi trĩ.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân, yếu tố nguy cơ khác có thể kể đến như hay mang vác vật nặng, đứng hoặc ngồi trong thời gian dài, cơ địa dễ bị trĩ, chế độ ăn uống thiếu chất xơ, rau xanh và hay ăn đồ cay nóng, uống ít nước, người béo phì hay có cổ trướng, phụ nữ mang thai, người có thói quen hay ngồi xổm và rặn khi đại tiện; quan hệ đồng tính nam.

Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại như thế nào?

Dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại còn tùy thuộc vào mức độ tiến triển và nghiêm trọng của bệnh. Trĩ ngoại ban đầu thường có dấu hiệu như trĩ nội và trĩ hợp  hợp, cụ thể:

  • Đi ngoài ra máu đỏ tươi, có thể lẫn ở trong phân hoặc xuất hiện tia máu trong trường hợp nặng.
  • Mót rặn, người bệnh cũng có thấy nặng tức ở hậu môn.
  • Hậu môn bị đau rát trong hay sau khi đi vệ sinh, có thể kéo dài cả ngày, nhất là khi ngồi.
  • Khi đại tiện thấy có búi trĩ sa ra ngoài hậu môn.

Khi trĩ ngoại tiến triển nặng hơn, các dấu hiệu điển hình của trĩ ngoại người bệnh có thể dễ dàng nhận ra như:

  • Hậu môn bệnh nhân có búi trĩ phồng lên như thịt thừa.
  • Hậu môn luôn ẩm ướt, ngứa ngáy và nóng rát, gây cảm giác rất khó chịu cho người bệnh.
  • Búi trĩ ở hậu môn phồng to lên, có lớp da che phủ, nhìn thấy rõ các tĩnh mạch nổi ngoằn nghèo, chồng chéo lên nhau.
  • Khi tiến triển quá nặng, búi trĩ phình to lên và dễ vỡ hay chảy máu khi bị tác động, cọ xát trong lúc ngồi hay di chuyển.

Một số hình ảnh chi tiết về bệnh trĩ ngoại tiến triển

Trĩ ngoại được chia làm 4 cấp độ, tương ứng với mỗi cấp độ sẽ có các biểu hiện khác nhau cần lưu ý:

Hình ảnh trĩ ngoại độ 1 (đây là giai đoạn điều trị tốt, đơn giản và hiệu quả). Người mắc trĩ ngoại ở giai đoạn này sẽ cảm giác cộm cộm ở vùng hậu môn, cảm thấy hậu môn ẩm ướt, ngứa ngáy khó chịu, có thể đại tiện ra máu.

Một số hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 1 mới hình thành

Một số hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 1 mới hình thành

Hình ảnh trĩ ngoại độ 2: Lúc này búi trĩ sẽ phình to quanh rìa hậu môn. Búi trĩ nằm bên ngoài, nhìn thấy các đám rối tĩnh mạch ngoằn ngoèo. Lúc này, người bệnh có cảm giác ngứa ngáy và thấy tiết dịch nhầy tại hậu môn, đi đại tiện ra máu. Nếu hậu môn không được giữ vệ sinh sạch sẽ rất dễ gây viêm nhiễm tại hậu môn và các vùng xung quanh.

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 2 phát triển to ra rìa ngoài

Hình ảnh bệnh trĩ ngoại độ 2 phát triển to ra rìa ngoài

Hình ảnh trĩ ngoại độ 3: Kích thước búi trĩ ngoại càng to (do đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài càng thoái hóa và giãn to hơn). Lúc này, búi trĩ phát triển càng lớn hơn và làm da vùng hậu môn căng lên, mất các nếp nhăn tự nhiên. Búi trĩ bị sa nặng, hậu môn người bệnh sưng phù, đau rát và có dịch nhầy, máu tươi chảy nhiều, đặc biệt khi người bệnh rặn đại tiện có thể phun thành tia.

Hình ảnh trĩ ngoại độ 3 tiến triển gây viêm loét

Hình ảnh trĩ ngoại độ 3 tiến triển gây viêm loét

Hình ảnh búi trĩ ngoại độ 4: Giai đoạn này, búi trĩ ngoại tiết nhiều dịch dễ gây viêm nhiễm, đồng thời làm người bệnh đau rát, ngứa ngáy nhiều hơn. Khi đại tiện, máu chảy nhiều và mạnh ở hậu môn, bởi vậy có thể gây  thiếu máu. Chảy máu nhiều và đau rát làm người bệnh rất sợ đi đại tiện, tăng nguy cơ táo bón. Người bệnh cũng dễ gặp các biến chứng như rò hậu môn, viêm hậu môn, áp xe ở hậu môn…

>>> Xem thêm chi tiết: Hình ảnh bệnh trĩ (trĩ nội, trĩ ngoại) ở các giai đoạn cụ thể

Hình ảnh trĩ ngoại độ 4 đã nặng có thể biến chứng ảnh hưởng sức khỏe

Hình ảnh trĩ ngoại độ 4 đã nặng có thể biến chứng ảnh hưởng sức khỏe

Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không?

Bệnh trĩ ngoại là một bệnh lành tính, không gây nguy hiểm tới tính mạng người bệnh nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh. Đồng thời nếu không được điều trị kịp thời, người bệnh có thể gặp một số  các biến chứng nghiêm trọng như: hoại tử búi trĩ, gây viêm nhiễm lan rộng vùng hậu môn gây viêm hậu môn, áp xe hậu môn, có thể làm nhiễm trùng máu và đe dọa tính mạng người bệnh nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời.

Cách chữa bệnh trĩ ngoại an toàn hiệu quả triệt để

Trĩ ngoại cần được chữa trị để không làm ảnh hưởng tới đời sống người bệnh và để lại biến chứng nghiêm trọng về sau. Các phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại người bệnh có thể tham khảo bao gồm:

Điều trị nội khoa

Phương pháp điều trị nội khoa thường áp dụng cho bệnh nhân ở giai đoạn nhẹ (độ 1 hoặc 2) và thường được các bác sĩ chỉ định cả thuốc đường uống và thuốc tác động tại chỗ.

  • Thuốc uống: Thường sử dụng các nhóm thuốc được chiết xuất từ thực vật có chứa hoạt chất Rutin (viên uống cao diếp cá, cao đương quy,…) Curcumin (Meriva, Tottri, Safinar,…) để làm tăng tính thẩm thấu và sức đàn hồi của các tĩnh mạch vùng hậu môn-trực tràng, từ đó làm giảm tình trạng sung huyết tĩnh mạch, giảm sưng, phù nề. đương quy, Rutin, Curcumin dạng Meriva, Tottri, Safinar,…
  • Thuốc tác động tại vị trí búi trĩ: Gồm các loại thuốc mỡ bôi (Preparation H, Recticare,…) hay thuốc dạng viên đặt hậu môn (Avenoc, Proctolog,…) có tác dụng kháng viêm, giảm đau ngứa rát, săn tĩnh mạch và tình trạng sưng phù tại hậu môn.

*Lưu ý: Sử dụng thuốc tại nhà cần theo đúng chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa tránh những tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe!

Chữa trị ngoại dan gian tại nhà

Theo kinh nghiệm dân gian có khá nhiều cách hay được chia sẻ giúp điều trị trĩ ngoại mang lại hiệu quả tích cực.Mọi người có thể tham khảo thêm cách sử dụng các loại thảo dược dễ dàng tìm kiếm trong tự nhiên: nha đam, mật ong, diếp cá, hạt gấc, thầu dầu tía… Cách thức thực hiện có thể rửa sạch dã nhuyễn đắp vào vùng hậu môn, kiên trì thực hiện vài tuần để mang lại hiệu quả.

Tuy nhiên, đây là các cách được truyền miệng và chia sẻ chưa có sự kiểm định y khoa, có thể tiềm ẩn tác dụng phụ khác cần tham khảo kỹ và tham vấn y khoa khi áp dụng.

>>>> Bài chia sẻ: Mẹo chữa bệnh trĩ hiệu quả tại nhà

Ngoại khoa cắt trĩ ngoại

Phương pháp phẫu thuật, can thiệp ngoại khoa được chỉ định cho bệnh nhân mắc trĩ giai đoạn muộn và tình trạng nặng (mức độ 3, độ 4).

Các phương pháp can thiệp ngoại khoa có thể chỉ định như: chích xơ, đốt điện, lazer, thắt búi trĩ, phẫu thuật cắt trĩ,… Tuy nhiên, hậu môn là nơi chứa nhiều dây thần kinh cảm giác nên sẽ gây đau đớn và khó chịu cho người bệnh khi áp dụng các phương pháp khác, bởi vậy chỉ nên áp dụng phẫu thuật cắt trĩ.

Phẫu thuật cắt loại bỏ búi trĩ ngoại hiệu quả

Phẫu thuật cắt loại bỏ búi trĩ ngoại hiệu quả

Cắt trĩ ngoại bao nhiêu tiền?

Tùy vào mức độ trĩ ngoại, cơ sở vật chất và phương pháp điều trị mà giá cắt trĩ ngoại ở các đơn vị y tế cũng sẽ khác nhau.

Chi phí cắt trĩ ngoại bao gồm các danh mục dưới đây:

  • Tiền thăm khám lâm sàng, thực hiện nội soi hậu môn-trực tràng.
  • Chi phí thực hiện các xét nghiệm trước khi mổ trĩ.
  • Tiền phẫu thuật trĩ (tùy từng cơ sở điều trị, mức độ trĩ ngoại từng người bệnh).
  • Vật tư tiêu hao trong quá trình mổ.
  • Tiền phục hồi sau mổ cắt trĩ (giường bệnh, thuốc thang).

Hiện nay, MEDIPLUS có cung cấp dịch vụ cắt trĩ với chuyên gia Tiêu hóa hàng đầu đang công tác tại khoa Tiêu hóa Bệnh viện Bạch Mai – TS. BS Phạm Bình Nguyên. Với nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, luôn ứng dụng các kỹ thuật mới bác sĩ đã điều trị thành công nhiều ca bệnh khó và luôn được khách hàng tin tưởng, tín nhiệm. Ngoài ra, MEDIPLUS trang bị hệ thống máy móc, thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại, ứng dụng công nghệ 4.0 vào quá trình thăm khám đảm bảo mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.

Bị trĩ ngoại kiêng ăn gi?

Người bị trĩ ngoại cần có chế độ ăn uống giàu chất xơ, rau xanh. Chất xơ giúp làm phân mềm hơn, từ đó việc đại tiện sẽ dễ dàng, giúp giảm khó khăn đau đớn và tình trạng nặng lên ở những người trĩ ngoại.

Vận động hợp lý hàng ngày như yoga, đi bộ,… tránh các môn thể thao vận động mạnh càng làm đẩy lòi búi trĩ ra ngoài và bệnh trở nên nặng hơn. Có thể tham khảo bài tập “vận động hậu môn”, hỗ trợ tốt cho những người bị trĩ giai đoạn đầu:

  • Khi đại tiện, thay vì rặn, có thể bấm huyệt giữa mũi và môi, giúp dễ đại tiện và giảm ảnh hưởng đến búi trĩ.
  • Khi đi tiểu có thể đi từng ít một, mỗi lần ngừng sẽ co thắt cơ hậu môn, lặp lại đến khi hết nước tiểu.
  • Tập hít thở: hít vào phình bụng ra, thở ra hóp bụng lại, thả lỏng cơ thể, xoa bụng theo chiều kim đồng hồ.

Ngoài ra, người bị trĩ ngoại cần lưu ý chế độ ăn uống bao gồm: kiêng ăn đồ cay nóng, tránh uống rượu bia, các thực phẩm chế biến sẵn và nhiều dầu mỡ gây khó tiêu hóa, khó đại tiện, làm tình trạng trở nặng hơn.

Bệnh trĩ ngoại gây đau rát, khó chịu ở vùng hậu môn và khó đại tiện ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày thậm chí còn gây nên biến chứng nghiêm trọng (hoại tử búi trĩ). Bởi vậy, khi phát hiện trĩ, người bệnh không nên chủ quan mà cần đi khám và điều trị sớm, tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu còn điều gì thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 1900 3366 để được hỗ trợ sớm nhất!

*Bài viết mang tính chia sẻ và tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Cắt polyp dạ dày bao lâu thì khỏi? 5 Lưu ý khi chăm sóc

    Polyp dạ dày là một bệnh lý về tiêu hóa. Căn bệnh này thường gặp nhiều ở người cao tuổi và trung niên, đáng báo…

    10 Th12, 2024
    167

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn được rau muống không? 7 Lưu ý

    Nhiều người hiện nay thắc mắc liệu đau dạ dày có ăn được rau muống không? Hãy cùng Tổ hợp Y tế Mediplus tìm hiểu…

    14 Th9, 2024
    1.5K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày ruột là gì? 3 Nguyên nhân và 2 cách điều trị

    Viêm dạ dày ruột thường do vi khuẩn, virus gây ra. Tình trạng này sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được…

    24 Th12, 2024
    300

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Trào ngược dạ dày kiêng gì, ăn gì? 4 Lưu ý để phòng ngừa 

    Trào ngược dạ dày là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến hiện nay, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều…

    15 Th12, 2024
    109

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám