Bị đau dạ dày có tẩy giun được không? 2 Ảnh hưởng

Cập nhật 17/02/2025

62

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Bị đau dạ dày có tẩy giun được không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Cả việc điều trị đau dạ dày và tẩy giun đều quan trọng và cần thiết với hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, để có được câu trả lời chi tiết cho câu hỏi này, hãy cùng Tổ hợp y tế Mediplus tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây. 

1. 5 loại thuốc tẩy giun phổ biến hiện nay

Trước khi tìm hiểu xem bị đau dạ dày có uống thuốc tẩy giun được không thì bạn cần hiểu rõ về các loại thuốc tẩy giun. Thuốc tẩy giun là một loại thuốc dùng để điều trị các loại giun trong đường ruột như giun đũa, giun kim, giun tóc hay giun móc. 

Hiện nay trên thị trường có 5 loại thuốc tẩy giun phổ biến nhất là: 

  • Mebendazol là loại thuốc tẩy giun có hàm lượng 500mg và dùng được cho cả trẻ em và người lớn để tẩy các loại giun thông thường ở đường ruột. 
  • Albendazol thường được sản xuất dưới dạng dùng 1 viên duy nhất để tẩy các loại giun thông thường và dùng cho trẻ nhỏ. Với trẻ dưới 2 tuổi trước khi dùng loại thuốc này cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. 
  • Pyrantel là loại thuốc tẩy giun đặc hiệu với giun đũa, giun kim và giun móc. Tuy nhiên thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau bụng, nôn, tiêu chảy nên khi dùng cần dùng đúng liều lượng mà bác sĩ chỉ định. 
  • Praziquantel hoạt động bằng cách tác động lên hệ thần kinh của ký sinh trùng và khiến chúng co giật, tổn thương để dẫn tới sự tiêu diệt. Loại thuốc tẩy giun này thường được dùng để điều trị tình trạng nhiễm ký sinh trùng gây ra bởi sán má và sán lá gan. 
  • Ivermectin được dùng để điều trị giun tròn, sán má và một số ký sinh trùng khác. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế sự phát triển cũng như sinh sản của ký sinh trùng. 
Thuốc tẩy giun Mebendazol dùng được cho cả người lớn và trẻ em

Thuốc tẩy giun Mebendazol dùng được cho cả người lớn và trẻ em

Xem thêm: Đau thượng vị dạ dày là gì? 5 nguyên nhân và 2 cách chữa

2. Bị đau dạ dày có uống thuốc tẩy giun được không?

Bị đau dạ dày có tẩy giun được không? Và câu trả lời là có nhưng sẽ cần phải thận trọng và tuân theo các chỉ dẫn cụ thể để tránh làm tình trạng bệnh đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Một số lưu ý khi tẩy giun cho người bị đau dạ dày là: 

Tham khảo ý kiến bác sĩ (xem có thể điều trị đồng thời bệnh dạ dày hay không)

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc tẩy giun nào thì người bị đau dạ dày cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được kiểm tra tình trạng sức khỏe cũng như được đưa ra những lời khuyên phù hợp. Các bác sĩ sẽ quyết định loại thuốc tẩy giun nào là an toàn và phù hợp cho từng người bệnh.

Chọn loại thuốc và dùng đúng chỉ dẫn

Một số loại thuốc tẩy giun đặc hiệu có thể gây kích ứng dạ dày hoặc gây ra các tác dụng phụ với người bị đau dạ dày. Nên với trường hợp này, bác sĩ sẽ kê đơn với các loại thuốc tẩy giun an toàn, ít tác dụng phụ hơn. 

Theo dõi tình trạng sau tẩy giun

Sau khi tẩy giun, người bệnh cần quan sát các dấu hiệu trên cơ thể. Nếu có bất kỳ biểu hiện bất thường nào như đau bụng dữ dội, buồn nôn, nôn,….người bệnh nên tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Theo dõi sức khỏe sau khi tẩy giun

Theo dõi sức khỏe sau khi tẩy giun

Tìm hiểu: Đau dạ dày uống gì giảm đau? Gợi ý 7 đồ uống

3. Những ai nên tẩy giun và những ai không nên tẩy giun?

Đa số các loại thuốc tẩy giun hiện nay đều dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Cụ thể các đối tượng nên sử dụng bao gồm: 

  • Với trẻ em: Các loại thuốc tẩy giun dùng cho trẻ em khi trẻ bị nhiễm ký sinh trung do tiếp xúc với môi trường không sạch sẽ, ăn các loại thực phẩm không chế biến hoặc do nguồn nước bẩn. 
  • Với người lớn: Người lớn sử dụng thuốc tẩy giun khi bị nhiễm ký sinh trùng, đặc biệt là người làm việc hoặc sống trong môi trường có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng cao. 
  • Với người có triệu chứng hoặc đã xác nhận nhiễm ký sinh trùng: Với nhóm đối tượng này, thuốc tẩy giun được dùng khi có các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy hoặc đã xác định bị nhiễm qua các xét nghiệm y tế. 
  • Với nhóm có nguy cơ cao: Những người đang làm việc hoặc sống trong môi trường không sạch sẽ sẽ cần sử dụng thuốc tẩy giun định kỳ để ngăn ngừa và điều trị ký sinh trùng. 

Bên cạnh các đối tượng nên sử dụng trên thì vẫn có một số trường hợp không nên sử dụng thuốc tẩy giun, bao gồm: 

  • Người bị phản ứng quá mẫn hoặc dị ứng với thuốc: Nếu bạn bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc tẩy giun thì bạn không nên sử dụng loại thuốc đó và tham khảo ý kiến của bác sĩ. 
  • Người đang mang thai hoặc đang cho con bú: Mẹ bầu hoặc mẹ đang cho con bú sử dụng thuốc tẩy giun có thể gây hại cho thai nhi hoặc em bé nên cần thảo luận với bác sĩ trước khi dùng. 
  • Người bị bệnh gan nặng: Thuốc tẩy giun có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng với người bị bệnh gan. 
  • Người bị bệnh tim nặng: Sử dụng thuốc tẩy giun với người bị bệnh tim nặng có thể ảnh hưởng tới hệ thống tim mạch. 
  • Trẻ em dưới 2 tuổi: Một số loại thuốc tẩy giun sẽ không được sử dụng cho trẻ em dưới 2 tuổi vì gây ảnh hưởng tới sức khỏe. 
  • Người gặp các tình trạng sức khỏe đặc biệt: Một số tình trạng sức khỏe như suy giảm miễn dịch, tiểu đường nặng hoặc các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác sẽ không được sử dụng thuốc tẩy giun. 
Trẻ em dưới 2 tuổi cần nghe theo chỉ dẫn bác sĩ khi dùng thuốc tẩy giun

Trẻ em dưới 2 tuổi cần nghe theo chỉ dẫn bác sĩ khi dùng thuốc tẩy giun

4. 2 Ảnh hưởng của thuốc tẩy giun đối với sức khỏe

Sử dụng thuốc tẩy giun cho người bị đau dạ dày nói riêng và với mọi người nói chung có thể gây ra các ảnh hưởng cả tiêu cực và tích cực. 

Tác động tích cực của thuốc tẩy giun

Một số tác dụng tích cực của thuốc tẩy giun với sức khỏe bao gồm: 

  • Giúp loại bỏ ký sinh trùng: Thuốc tẩy giun hoạt động giúp loại bỏ các loại giun, ký sinh trùng ra khỏi cơ thể.
  • Giúp cải thiện khả năng hấp thụ dinh dưỡng: Khi ký sinh trùng, giun đã ra khỏi cơ thể thì quá trình hấp thụ các chất dinh dưỡng từ thực phẩm sẽ hiệu quả hơn. Tác dụng này đặc biệt quan trọng với trẻ nhỏ vì sẽ giúp cải thiện sự phát triển và tăng trưởng cho trẻ. 
  • Làm giảm nguy cơ bị thiếu máu: Một số loại giun như giun móc có thể hút máu từ thành ruột, khiến người bệnh bị thiếu máu. Và thuốc tẩy giun sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ đó. 
  • Giúp cải thiện hệ tiêu hóa: Sử dụng thuốc tẩy giun giúp giảm các triệu chứng ở hệ tiêu hóa như khó tiêu, đau bụng hay tiêu chảy do giun gây ra. 
  • Giúp tăng cường hệ miễn dịch: Khi cơ thể không bị giun ký sinh làm suy yếu thì hệ miễn dịch cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn để chống lại các loại bệnh tật. 
  • Giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm: Loại bỏ giun, ký sinh trùng sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng như tắc ruột, viêm ruột thừa hay các vấn đề kém phát triển ở trẻ nhỏ. 

Tác dụng phụ của thuốc tẩy giun

Bên cạnh các lợi ích thì thuốc tẩy giun cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ tùy thuộc vào cơ địa và loại thuốc sử dụng: 

  • Các tác dụng phụ nhẹ như đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng,…
  • Gây ra phản ứng dị ứng ở một số người với triệu chứng ngứa ngáy, phát ban và khó thở
  • Gây kháng thuốc nếu sử dụng không đúng cách hoặc dùng quá thường xuyên, làm giảm hiệu quả của thuốc. 
Thuốc tẩy giun có thể gây tác dụng phụ buồn nôn

Thuốc tẩy giun có thể gây tác dụng phụ buồn nôn

5. Liều lượng thuốc tẩy giun theo độ tuổi thế nào phù hợp

Với mỗi đối tượng sẽ có liều lượng sử dụng thuốc tẩy giun riêng theo từng độ tuổi. Tuy nhiên, điều đầu tiên mà bạn cần làm khi tẩy giun đó là thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ hoặc dược sĩ về liều lượng cụ thể với tình trạng bệnh và sức khỏe của mình. 

  • Với trẻ em dưới 2 tuổi khi tẩy giun cần thận trọng và liều lượng sẽ được bác sĩ chỉ định theo cân nặng của trẻ. 
  • Với trẻ từ 2-6 tuổi sử dụng liều 200-400g/lần và tùy thuộc vào từng loại thuốc, có thể chia thành nhiều liều nhỏ. 
  • Với trẻ từ 6-12 tuổi dùng liều 400-800mg tùy thuộc vào loại thuốc và thể trạng của trẻ. 
  • Với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi sử dụng liều 800mg nhưng có thể được điều chỉnh tùy vào từng loại thuốc và tình trạng sức khỏe cụ thể. 

Ngoài ra, trong quá trình tẩy giun, bạn cần hạn chế các loại đồ uống có cồn, nước có gas, đường và đồ sống để tránh ảnh hưởng tới hiệu quả của thuốc. Và sau khi tẩy giun, bạn có thể ăn. 

6. Câu hỏi thường gặp về bị đau dạ dày uống thuốc tẩy giun

Dưới đây là giải đáp một số câu hỏi thường gặp liên quan đến vấn đề bị đau dạ dày có tẩy giun được không được nhiều người quan tâm: 

  • Làm sao để nhận biết mình có bị giun?

Các biểu hiện nhiễm giun sán của cơ thể như suy dinh dưỡng, tay chân còi, đau bụng, thường xuyên tiêu chảy, ngứa hậu môn,..Hoặc bạn có thể thực hiện các xét nghiệm y tế để xác định mình có bị giun không. 

  • Uống thuốc tẩy giun bao lâu thì giun chết?

Thông thường sau khi uống thuốc tẩy giun từ 8-12 tiếng sẽ có tác dụng và sau khoảng 24-72 tiếng thì giun sẽ chết. 

  • Không uống thuốc tẩy giun khi nào?

Không dùng thuốc tẩy giun với phụ nữ đang mang thai, cho con bú, người bị suy gan, suy tim hoặc bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. 

  • Đang bị HP dạ dày thì có hiến máu và tẩy giun được không? 

Không nên tẩy giun khi đang bị HP dạ dày vì có thể gây loạn khuẩn và rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên có thể hiến máu khi đang bị HP. 

Vậy đang bị đau dạ dày có tẩy giun được không thì câu trả lời là có thể và cần thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng. Chính vì vậy mà bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu đang bị đau dạ dày và cần sử dụng thuốc tẩy giun.

*Lưu ý:  Bài viết là kiến thức tổng hợp, không thay thế cho khám chẩn đoán, và điều trị y khoa với bác sĩ.

5/5 - (2 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không? 

    Bệnh trào ngược dạ dày thực quản có nguy hiểm không? Những biện pháp điều trị bệnh ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn…

    25 Th1, 2025
    95

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Gợi ý] 7 loại thuốc đau dạ dày cho bà bầu và 2 lưu ý 

    Nguyên nhân nào gây đau dạ dày ở phụ nữ mang thai? Khi bị đau dạ dày cần phải làm sao? Loại thuốc đau dạ…

    21 Th11, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn được cà tím không? 4 nhóm người cần kiêng

    Cà tím là một loại rau củ quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên,…

    22 Th9, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm loét dạ dày có tự khỏi được không? Gợi ý 2 cách phòng bệnh

    Bệnh viêm loét dạ dày có tự khỏi được không? Viêm loét dạ dày bao lâu khỏi được? Những biện pháp phòng bệnh và chữa…

    14 Th9, 2024
    393

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám