5+ Cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà theo dân gian

Cập nhật 12/10/2024

98

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Nóng rát dạ dày nên uống gì, ăn gì để mau khỏi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tình trạng nóng rát dạ dày luôn khiến nhiều người cảm thấy mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng. Để giảm thiểu tình trạng này, bạn đọc có thể tham khảo 5+ cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà qua bài viết sau đây của Tổ hợp y tế Mediplus

1. Nguyên nhân nóng rát dạ dày thường gặp

Nóng rát dạ dày là bệnh gì? Đây tình trạng gây cảm giác nóng rát ở vùng cơ của dạ dày, thường kèm theo các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, đầy bụng và đau bụng. Nguyên nhân chính thường là do dạ dày tiếp xúc trực tiếp với chất kiềm hoặc acid, có thể do chế độ ăn uống hoặc các nguyên nhân khác. 

Do thói quen ăn uống

Nguyên nhân phổ biến gây nóng dạ dày là do ăn uống không đúng cách, chẳng hạn như ăn nhiều đồ cay, đồ ăn quá nóng hoặc quá no, bỏ bữa, uống rượu, bia, nước có ga, hoặc uống nước quá nhiều. Những thói quen này làm tăng lượng axit trong dạ dày, kích thích niêm mạc dạ dày và gây ra các triệu chứng như nóng rát, khó tiêu, ợ hơi, ợ nóng và đầy bụng. 

Thói quen ăn uống không tốt sẽ làm đau và nóng rát dạ dày

Thói quen ăn uống không tốt sẽ làm đau và nóng rát dạ dày

Vậy bị nóng rát dạ dày nên ăn gì? Để giảm tình trạng này, bạn nên ăn uống đúng cách, tránh thực phẩm kích thích dạ dày, ăn nhiều bữa nhỏ, nhai kỹ thức ăn, không ăn quá no hoặc quá đói và không ăn quá muộn.

Do căng thẳng tâm lý

Căng thẳng kéo dài có thể gây trì trệ quá trình tiêu hóa, dẫn đến tăng axit dạ dày và làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản, gây ra các triệu chứng như ợ hơi, ợ nóng, nóng rát dạ dày và khàn giọng. Khi tâm lý ổn định, không còn căng thẳng thì tình trạng nóng rát dạ dày cũng được thuyên giảm. Để cải thiện tình trạng nóng dạ dày, bạn nên giảm căng thẳng, tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và duy trì lối sống lành mạnh.

Mắc các bệnh dạ dày, bệnh đường tiêu hóa

Nóng dạ dày có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, và viêm thực quản. Những bệnh lý này gây tổn thương niêm mạc dạ dày và làm mất cân bằng axit-bazơ, dẫn đến nóng rát, đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa, và tiêu chảy. Để giảm thiểu triệu chứng, việc tuân thủ nguyên tắc ăn uống là rất quan trọng.

Nóng rát dạ dày có thể do các bệnh lý về đường tiêu hóa

Nóng rát dạ dày có thể do các bệnh lý về đường tiêu hóa

Tìm hiểu: Xuất huyết dạ dày nôn ra máu: 7 nguyên nhân và 3 cách điều trị

2. 5+ Cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà theo dân gian

Nóng rát dạ dày nên uống gì, ăn gì để giảm bệnh. Dưới đây là 5+ cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà hiệu quả: 

Dùng mật ong buổi sáng

Một trong những cách trị nóng rát dạ dày nhanh đó là uống mật ong vào buổi sáng. Bạn có thể uống nước ấm pha 2 muỗng mật ong trước bữa ăn sáng. Mật ong có tính kháng viêm và kháng khuẩn, giúp giảm kích thích niêm mạc dạ dày, làm dịu sự đau đớn và rát ngứa.

Uống mật ong mỗi sáng là cách chữa nóng rát dạ dày hiệu quả

Uống mật ong mỗi sáng là cách chữa nóng rát dạ dày hiệu quả

Uống nước ép hoa quả

Nước ép hoa quả cũng là cách trị nóng rát dạ dày khá hiệu quả. Nước ép hoa quả có thể giúp giảm nóng rát dạ dày và cung cấp vitamin, nhưng cần lưu ý các điểm sau:

  • Chọn hoa quả có tính mát như dưa hấu, thanh long, bưởi, chanh, cam, táo để làm dịu dạ dày.
  • Tránh uống quá nhiều nước ép để không làm tăng acid dạ dày.
  • Uống nước ép sau bữa ăn khoảng 30 phút để hỗ trợ tiêu hóa.
  • Không thêm đường vào nước ép để tránh tăng lượng đường và gây hại cho sức khỏe.
  • Đảm bảo hoa quả tươi mới, không quá chín hoặc hư hỏng.

Bổ sung sữa chua mỗi ngày

Nóng bụng nên uống gì? Ăn gì để giảm nóng rát dạ dày? Để chữa nóng bụng tại nhà, bạn nên uống sữa chua mỗi ngày. Trong sữa chua có chứa nhiều probiotics, giúp cân bằng vi khuẩn trong đường ruột và giảm nóng rát dạ dày. Nên ăn 1 – 2 hộp sữa chua mỗi ngày để chữa nóng bụng tại nhà, nhưng tránh ăn sữa chua quá lạnh để không gây đầy bụng và khó tiêu hóa.

Trà gừng ấm làm giảm nóng rát dạ dày

Khi bị nóng bụng nên uống gì để cải thiện. Để chữa nóng bụng tại nhà, bạn có thể uống trà gừng ấm. Trà gừng giúp giảm nóng và đau dạ dày, kích thích tiêu hóa và giảm đầy bụng. Cách làm:

  • Rửa sạch và gọt vỏ 1 củ gừng, cắt thành lát mỏng.
  • Đun 200ml nước với lát gừng trong khoảng 10 – 15 phút.
  • Có thể thêm mật ong vào trà gừng để tăng hương vị.
Trà gừng ấm giúp giảm nóng rát dạ dày nhanh

Trà gừng ấm giúp giảm nóng rát dạ dày nhanh

*Lưu ý: Mặc dù gừng tốt cho dạ dày, tuy nhiên bạn không nên lạm dụng. Đặc biệt, ở một số trường hợp, người bệnh đang bị viêm loét dạ dày – tá tràng, thì cần thận trọng khi ăn gừng và uống trà gừng. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ và tự theo dõi tình trạng của mình. 

Ngoài ra, người bệnh bị rối loạn động máu cũng không nên ăn và uống gừng. 

Uống nước ấm và thêm chút nước đường

Để giảm nhanh chóng và hiệu quả tình trạng nóng rát dạ dày, bạn có thể pha nước đường uống. Đối với những người ăn nhiều đồ cay nóng gây khó chịu và nóng rát, nước đường giúp làm dịu triệu chứng này. Đây cũng là cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà khá hiệu quả và an toàn. 

Sử dụng thực phẩm chức năng 

Chế độ ăn uống khoa học kết hợp với việc điều trị tận gốc nguyên nhân gây bệnh là cách hiệu quả nhất để điều trị nóng rát dạ dày. Viên uống Gastosic, với thành phần Nano curcumin và 8 loại thảo dược quý, giúp làm lành vết loét dạ dày và giảm các triệu chứng như ợ hơi, nóng dạ dày, đầy bụng, và đau bụng. Gastosic tác động vào gốc rễ nguyên nhân gây bệnh và ngăn ngừa tái phát.

Cách dùng:

  • Uống vào buổi tối, trước khi ăn sáng 30 phút.
  • Để phòng ngừa và tăng cường chức năng dạ dày: uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1-2 viên.
  • Đối với viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày: uống 2-3 lần/ngày, mỗi lần 2 viên.
  • Sử dụng ít nhất 1-2 tháng để thấy hiệu quả.

Sử dụng bột soda

Bột soda có tính kiềm giúp trung hòa axit dạ dày và giảm cảm giác nóng rát. Để sử dụng, pha một muỗng bột soda vào một ly nước ấm, khuấy đều cho bột tan hết, rồi uống từ từ để làm giảm tiết axit và làm dịu dạ dày.

Xem thêm: 12 cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà

3. Nóng rát dạ dày nên kiêng gì?

Ngoài thắc mắc ăn gì để giảm nóng rát dạ dày thì nhiều người cũng quan tâm đến vấn để nên kiêng gì khi bị nóng rát dạ dày. Khi bị nóng bụng, bạn nên kiêng: 

  • Không uống sữa khi đang đói bụng: Sữa có thể gây kích thích niêm mạc dạ dày khi dạ dày trống rỗng.
  • Hạn chế thuốc lá và các chất kích thích: Chúng có thể làm tăng sản xuất axit dạ dày và gây kích ứng.
  • Tránh lạm dụng bia, rượu và đồ uống có cồn: Cồn có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày và làm tăng acid.
  • Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ: Thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gây kích ứng dạ dày.
  • Hạn chế thực phẩm carbohydrate: Carbohydrate tinh chế như bánh mì trắng và mì có thể làm tăng cảm giác nóng rát.
  • Hạn chế bỏ bữa: Bỏ bữa có thể dẫn đến sản xuất axit dư thừa trong dạ dày, gây khó chịu.
Nóng rát dạ dày thì nên kiêng đồ dầu mỡ, chất kích thích

Nóng rát dạ dày thì nên kiêng đồ dầu mỡ, chất kích thích

4. Nóng rát dạ dày khi nào cần đi thăm khám bác sĩ? 

Khi tình trạng nóng rát dạ dày không thuyên giảm dù đã sử dụng các biện pháp tại nhà, hoặc tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ. Ngoài ra, nếu bạn có tiền sử viêm loét dạ dày hoặc gặp các triệu chứng nghiêm trọng như: Sút cân nhanh, khó chịu, mệt mỏi hoặc đầy, chướng bụng, cần đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, vì có thể liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng như ung thư dạ dày.

Khi dạ dày qua đau làm bạn mệt mỏi thì nên đi khám sớm để kiểm tra

Khi dạ dày quá đau làm bạn mệt mỏi thì nên đi khám sớm để kiểm tra

5. Biện pháp phòng ngừa và giảm nóng rát dạ dày

Ngoài áp dụng các cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà, bạn cũng có thể phòng ngừa tình trạng này bằng các cách sau đây: 

  • Thường xuyên tập thể dục: Vận động đều đặn giúp cải thiện tiêu hóa và giảm stress, từ đó giảm nguy cơ nóng dạ dày.
  • Bổ sung rau xanh và trái cây: Chế độ ăn nhiều rau xanh và trái cây giúp cung cấp vitamin và khoáng chất, đồng thời hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
  • Sử dụng thuốc tây hợp lý: Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tránh lạm dụng các loại thuốc có thể gây kích ứng dạ dày.
  • Chế độ ăn uống khoa học, hợp lý: Ăn uống điều độ, tránh thực phẩm kích thích và không ăn quá no hay bỏ bữa.
  • Sinh hoạt và hình thành thói quen tốt: Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh như ngủ đủ giấc, giảm stress và ăn uống đều đặn để hỗ trợ sức khỏe dạ dày.

Trên đây là các cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà nhanh và hiệu quả. Nếu thấy dạ dày đau dữ dội hay có các dấu hiệu bất thường thì bạn nên thăm khám ngay để điều trị sớm, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau. Để đặt lịch khám dạ dày với bác sĩ giỏi tại Mediplus, bạn liên hệ tổng đài để được hỗ trợ nhanh nhất. 

** Bài viết là các kiến thức được chia sẻ, không thay thế cho khám và điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Đau dạ dày có ăn được quả su su không? 3 người nên kiêng

    Su su là loại quả giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, đặc biệt hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm…

    22 Th9, 2024
    215

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không?  4 cách điều trị

    Viêm dạ dày ruột cấp là một bệnh lý làm cho chúng ta bị đau quặn bụng, tiêu chảy và buồn nôn. Để hiểu rõ…

    16 Th9, 2024
    204

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có được ăn măng không? 3 Lưu ý khi ăn

    Măng khô, măng tươi là thực phẩm được dùng để làm ra nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn măng.…

    28 Th9, 2024
    89

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Hở van dạ dày: 3 Nguyên nhân và 4 cách điều trị 

    Hở van dạ dày là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải, tuy nhiên họ lại chưa nắm rõ nguyên nhân do đâu gây…

    16 Th9, 2024
    181

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám