3 Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi tại nhà

Cập nhật 25/01/2025

25

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Nhiều người truyền tai nhau cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi với ưu điểm dễ thực hiện, nguyên liệu sẵn có. Tỏi có thể được chế biến thành nhiều cách để chữa bệnh, tham khảo ngay 3 cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi nhanh, hiệu quả qua bài viết sau của Phòng khám Mediplus dưới đây. 

1. Thành phần dinh dưỡng của tỏi 

Tỏi có vị cay, tính ôn, có tác dụng tiêu đờm, giải độc rất tốt. Tỏi có chứa nhiều protein, carbohydrate và calo. Cụ thể, mỗi 100g tỏi cung cấp 6,36g protein, 33g carbohydrate, và 150 calo. Bên cạnh đó, tỏi còn chứa các vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6) cùng các khoáng chất như sắt, canxi, kali, mangan, magie và photpho, giúp hỗ trợ sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, tỏi còn có chứa nhiều dưỡng chất như sau: 

  • Allicin: Kháng khuẩn, kháng viêm, giảm co thắt và tiết axit dạ dày.
  • Sulfural: Chống oxy hóa, bảo vệ tế bào khỏi tổn thương do gốc tự do.
  • Ajoene: Hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm và chống oxy hóa.
  • Ferulic acid: Giảm viêm và chống oxy hóa.
  • Quercetin: Chống viêm, co thắt và hỗ trợ bảo vệ tế bào hiệu quả.

Trong tỏi có chứa nhiều dưỡng chất thiết yếu, tốt cho sức khỏe

2. Lợi ích tác dụng của tỏi với sức khỏe và với bệnh trào ngược dạ dày

Hiện nay có rất nhiều người dùng tỏi chữa trào ngược dạ dày. Đây là một phương pháp khá phổ biến và mang lại hiệu quả tương đối tốt. Dưới đây là một số tác dụng của tỏi đối với sức khỏe của người bị bệnh trào ngược dạ dày: 

  • Tỏi có tác dụng kháng viêm và làm dịu dạ dày nhờ giảm sản xuất cytokine gây viêm (TNF-α, IL-1β) và hạn chế hoạt động của bạch cầu gây viêm. 
  • Tỏi còn giảm co thắt cơ thắt thực quản dưới, trung hòa axit dạ dày, giúp giảm kích ứng.

Tỏi có nhiều lợi ích tốt đối với sức khỏe của người bị dạ dày

Nghiên cứu trên Inflammation Research (2019) chỉ ra tỏi giúp giảm đau và viêm thực quản, trong khi Phytotherapy Research (2018) cho thấy tỏi giảm tiết axit dạ dày và cải thiện trào ngược. Tuy nhiên, các nghiên cứu chủ yếu trên động vật và in vitro, cần thêm bằng chứng trên người.

3. 3 Các cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi

Dưới đây là 3 cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi hiệu quả, dễ thực hiện: 

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi sống

Ăn tỏi sống chữa trào ngược dạ dày là phương pháp được nhiều người áp dụng, với hai cách phổ biến:

  • Ăn trực tiếp tỏi sống: Phù hợp với người quen mùi vị hăng của tỏi. Mỗi ngày, có thể ăn 1 – 2 tép tỏi sau bữa ăn hoặc khi cảm thấy axit dạ dày trào lên.
  • Hãm tỏi với nước ấm: Giã nát tỏi rồi pha với nước ấm để uống, phù hợp với người không quen ăn tỏi sống.

Ăn tỏi sống chữa dạ dày rất tốt

Mặc dù ăn tỏi sống có thể giúp hỗ trợ các vấn đề về trào ngược dạ dày, nhưng nếu bạn thấy có thể có các dấu hiệu bất thường, nên chủ động đi khám để được kiểm tra sớm. 

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi ngâm

Ngoài cách ăn tỏi sống, bạn có thể ngâm tỏi để sử dụng. Các bài thuốc dùng rượu tỏi trị trào ngược dạ dày được nhiều người thực hiện, mang lại hiệu quả rất tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ngâm tỏi cùng mật ong để sử dụng. Cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi ngâm có thể sử dụng được lâu hơn nếu bạn bảo quản tốt. 

Tỏi ngâm mật ong

Tỏi ngâm mật ong chữa trào ngược dạ dày là phương pháp hiệu quả. Tỏi được bóc vỏ, để nguyên tép hoặc thái lát mỏng, ngâm với mật ong trong 3 tuần. Mỗi ngày, người bệnh có thể ăn 1 – 2 tép tỏi ngâm mật ong, duy trì đều đặn trong 2 tháng để đạt hiệu quả tốt nhất. Không nên ăn quá liều lượng để tránh các tác dụng phụ không đáng có. 

Bài thuốc từ gừng và tỏi

Bài thuốc từ gừng và tỏi chữa trào ngược dạ dày là một phương pháp Đông y hiệu quả, kết hợp tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm và giảm đau từ gừng và tỏi. Đầu tiên bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu như sau: 

  • 2 tép tỏi
  • 1 củ gừng nhỏ
  • 15ml mật ong nguyên chất
  • 4 chén nước

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu, bạn tiến hành sơ chế là làm bài thuốc từ gừng và tỏi qua các bước sau đây: 

  • Cạo sạch vỏ gừng, rửa sạch và thái lát mỏng.
  • Lột vỏ tỏi, rửa sạch và đập dập.
  • Đun sôi 4 chén nước, thêm tỏi và gừng vào, đậy kín nắp, tắt bếp và hãm trong 20 phút.
  • Chắt lấy nước, khuấy đều với mật ong đến khi tan hoàn toàn.
  • Uống khi còn ấm, mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng.

Duy trì đều đặn trong 2 tuần để giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày và cải thiện sức khỏe. Trong quá trình uống, bạn cũng nên xem các biểu hiện của cơ thể. Nếu thấy cơ thể bị dị ứng thì nên ngưng và đi khám ngay.

Rượu tỏi

Bài thuốc dùng rượu tỏi trị trào ngược dạ dày là một phương pháp được nhiều người áp dụng. Để thực hiện, tỏi và rượu trắng được ngâm theo tỉ lệ 1:2, tức là cứ 50g tỏi sẽ ngâm cùng 100ml rượu trắng.

Trước khi ngâm, tỏi cần được bóc sạch vỏ và giã nát để các hoạt chất dễ dàng hòa tan vào rượu. Sau khi ngâm khoảng 10 ngày, hỗn hợp rượu tỏi có thể sử dụng. Liều lượng được khuyến nghị là uống 2 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 10ml. Việc tuân thủ liều lượng này giúp hạn chế nguy cơ tác dụng phụ và đảm bảo hiệu quả tối ưu.

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng nước ép tỏi

Cách dùng tỏi chữa trào ngược dạ dày đơn giản là sử dụng nước ép tỏi. Bạn cần chuẩn bị một số nguyên liệu và thực hiện các bước như sau: 

  • Tỏi: 50g
  • Máy ép trái cây
  • Cách thực hiện:
  • Lột vỏ tỏi, rửa sạch.
  • Nghiền nát tỏi để kích hoạt các hoạt chất.
  • Cho tỏi vào máy ép trái cây, ép lấy nước.
  • Uống trực tiếp nước ép tỏi.

Ép nước tỏi uống giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày rất tốt

Lưu ý: Nên bắt đầu với lượng nhỏ để kiểm tra phản ứng của cơ thể và tránh uống quá nhiều để không gây kích ứng dạ dày.

4. Ăn tỏi bao nhiêu thì tốt? Những ai không nên ăn tỏi?

Mặc dù tỏi mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng việc sử dụng quá mức có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt đối với những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm. Một số tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng tỏi quá nhiều là ợ nóng, tiêu chảy, hoặc cảm giác khó chịu ở dạ dày.

Liều lượng tỏi an toàn cho người lớn là khoảng 4 tép/ngày. Việc tiêu thụ tỏi quá mức có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa hoặc kích ứng niêm mạc dạ dày. Do đó, cần phải điều chỉnh lượng tỏi sử dụng để đảm bảo hiệu quả chữa trị mà không gây tác dụng phụ. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào khi sử dụng tỏi, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Chỉ nên ăn 4 tép tỏi/ngày, không ăn quá nhiều tỏi để tránh tác dụng phụ

Người có tiền sử hoặc đang bị bệnh về mắt, thị lực yếu không nên dùng tỏi chữa trào ngược dạ dày. Các hoạt chất trong tỏi có thể kích thích màng nhầy và mô kết mạc trong mắt, gây tác dụng phụ không mong muốn.

5. 3 Lưu ý khi chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi

Tỏi là gia vị có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, đặc biệt trong việc chữa trị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, cần sử dụng tỏi đúng cách để tránh tác dụng phụ. Dưới đây là một số lưu ý cần biết khi dùng tỏi chữa trào ngược dạ dày: 

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có vấn đề sức khỏe.
  • Hạn chế chất kích thích như rượu bia, thuốc lá và thực phẩm cay nóng.
  • Ăn uống đúng giờ, không bỏ bữa.
  • Kết hợp vận động và tập luyện thường xuyên để tăng hiệu quả chữa trị, đồng thời lưu ý không nằm ngay sau khi ăn.

6. Nên khám trào ngược dạ dày ở đâu uy tín tại Hà Nội

MEDIPLUS là địa chỉ khám dạ dày uy tín, chất lượng tại Hà Nội. Nếu bạn áp dụng các cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi mà không thấy cải thiện, có thể đến MEDIPLUS để thăm khám và điều trị.

  • Chuyên gia đầu ngành khoa Tiêu hóa từ các bệnh viện hàng đầu sẽ thực hiện nội soi nhẹ nhàng, chính xác, không gây đau đớn. Bác sĩ Lê Văn Vinh, Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa, có gần 10 năm kinh nghiệm, sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị. Các bác sĩ khác như Tiến sĩ Lê Quốc Việt và Tiến sĩ Chu Minh Hà cũng tham gia với hơn 30 năm kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực nội khoa. MEDIPLUS Hà Nội cam kết mang lại dịch vụ y tế chất lượng cao, với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và tận tâm.
  • MEDIPLUS Hà Nội trang bị hệ thống thiết bị y tế hiện đại như máy chụp cộng hưởng từ, máy cắt lớp vi tính, X-quang, siêu âm 4D và hệ thống nội soi tiêu hóa của Fujifilm Nhật Bản. Công nghệ nội soi BLI, với khả năng phóng đại hình ảnh x390 lần, giúp phát hiện tổn thương nhỏ nhất, đặc biệt là ung thư giai đoạn sớm. Ưu điểm của hệ thống bao gồm ống nội soi mềm, phát hiện chính xác đến 99.3%, và các chức năng như cắt polyp, lấy mẫu sinh thiết và bơm khí CO2 an toàn.
  • Quy trình khám bệnh nhanh chóng, khoa học, không tốn nhiều thời gian. Với sự hỗ trợ từ các thiết bị hiện đại cùng với kinh nghiệm làm việc, các bác sĩ sẽ trả về kết quả chính xác nhất. 

MEDIPLUS – Địa chỉ khám và điều trị dạ dày uy tín, chất lượng tại Hà Nội

7. Giải đáp thắc mắc khi trào ngược dạ dày ăn tỏi

Áp dụng các cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi khá hiệu quả. Tuy nhiên, khi áp dụng các cách này, nhiều người vẫn còn các thắc mắc cần được giải đáp: 

Trào ngược dạ dày ăn tỏi có được hay không?

Dùng tỏi chữa trào ngược dạ dày và các triệu chứng như sốt do trào ngược dạ dày mang lại hiệu quả tốt và phù hợp với đa số người dùng.

Ăn tỏi chữa trào ngược dạ dày có mang lại hiệu quả không?

Các cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi là các phương pháp dân gian, chỉ phù hợp với tình trạng nhẹ. Nếu bệnh dạ dày nặng, bạn nên thăm khám để được điều trị tốt hơn. 

Ăn tỏi sống có bị đau dạ dày không?

Tỏi chứa fructan, một hợp chất có thể gây vấn đề cho dạ dày và đường ruột. Ăn quá nhiều tỏi sẽ kích thích đường tiêu hóa và có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Đau dạ dày có uống được rượu tỏi hay không?

Rượu tỏi không chỉ giúp điều trị đau dạ dày mà còn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Bạn có thể dùng rượu tỏi để giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày.

Trào ngược dạ dày có ăn tỏi đen được không?

Được. Tỏi đen rất tốt nhưng bạn chỉ nên ăn với lượng vừa đủ, không nên ăn quá nhiều tỏi đen để tránh tác dụng phụ. 

Bài viết của MEDIPLUS đã chia sẻ 3 cách chữa trào ngược dạ dày bằng tỏi đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, các cách trên chỉ phù hợp với tình trạng bệnh còn nhẹ, nếu bệnh chuyển biến nặng, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám và điều trị. Hy vọng các thông tin trên bài giúp bạn đọc biết cách dùng tỏi chữa trào ngược dạ dày. 

*Lưu ý: Bài viết không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị với bác sĩ.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Xuất huyết dạ dày nôn ra máu: 7 nguyên nhân và 3 cách điều trị

    Xuất huyết dạ dày nôn ra máu là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, có thể gặp ở nhiều đối tượng do những nguyên nhân…

    15 Th10, 2024
    764

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn được dưa lê không? 4 nhóm người nên hạn chế

    Dưa lê là một loại trái cây có hương vị thơm ngon, ngọt nhẹ, được dùng để giải nhiệt vào những ngày hè nóng bức.…

    24 Th12, 2024
    547

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Gợi ý] 7 loại thuốc đau dạ dày cho bà bầu và 2 lưu ý 

    Nguyên nhân nào gây đau dạ dày ở phụ nữ mang thai? Khi bị đau dạ dày cần phải làm sao? Loại thuốc đau dạ…

    21 Th11, 2024
    619

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Uống bột sắn dây sống có hại dạ dày không?

    Bột sắn dây là thực phẩm rất tốt đối với cơ thể. Tùy vào cách chế biến mà bột sắn dây được sử dụng với…

    23 Th11, 2024
    704

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám