10 Cách làm nha đam chữa trào ngược dạ dày tại nhà 

Cập nhật 20/12/2024

178

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Nha đam không chỉ được dùng để làm món nước mát giải khát, mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng trào ngược dạ dày rất hiệu quả. Cùng tìm hiểu thêm 10 cách làm nha đam chữa trào ngược dạ dày hiệu quả, an toàn trong bài viết của Phòng khám Mediplus sau đây. 

1. Công dụng của nha đam (lô hội) đối với dạ dày

Nha đam hay còn được gọi là lô hội, là một nguyên liệu tự nhiên nổi bật nhờ vào các thành phần chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau, chống oxy hóa và lợi tiểu. Những đặc tính này giúp nha đam hiệu quả trong việc điều trị các vấn đề tiêu hóa và bệnh dạ dày. Đặc biệt, nhờ tính chất kháng khuẩn, nha đam làm dịu đường thực quản và hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng của trào ngược axit dạ dày.

Nha đam có nhiều lợi ích và đặc biệt tốt đối với dạ dày

Nha đam có nhiều lợi ích và đặc biệt tốt đối với dạ dày

Chất nhớt trong nha đam có tác dụng đào thải độc tố, cải thiện chức năng thận và gan. Hơn nữa, polysaccharides trong nha đam không chỉ giúp chữa lành các tế bào da hư hỏng mà còn hỗ trợ phục hồi các tế bào trong hệ tiêu hóa, giúp ổn định tình trạng trào ngược axit. Chất Glucomannan trong nha đam cân bằng hệ tiêu hóa, trong khi anthraquinone giúp tiêu hóa và ngăn ngừa axit. Ngoài ra, chất nhờn của nha đam còn hỗ trợ loại bỏ độc tố và cải thiện chức năng gan, thận, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể.

2. 10 Cách làm nha đam chữa trào ngược dạ dày tại nhà

Nha đam mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, hỗ trợ ổn định tình trạng trào ngược axit trong dạ dày, giúp cải thiện tình trạng bệnh rất tốt. Sau đây là các cách làm lô hội chữa trào ngược dạ dày

Dùng nước ép nha đam

Bạn chọn những lá nha đam to, mập, tươi nhất, rửa sạch, tách vỏ và lọc lấy phần thịt trắng. Sau đó, xay phần thịt nha đam cùng với nước sôi, và uống nước nha đam này trước bữa ăn khoảng 20 phút mỗi ngày.

Uống nước ép nha đam hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày

Uống nước ép nha đam hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày

Ăn trực tiếp nhựa nha đam

Cách làm nha đam chữa dạ dày hiệu quả là ăn trực tiếp nhựa của nha đam. Phần nhựa nha đam giúp giảm viêm loét dạ dày và ngăn ngừa trào ngược. Bạn chỉ cần lọc lấy nhựa nha đam và ăn một thìa nhựa tươi khi bụng đói. Tuy nhiên, không nên ăn quá 400g lô hội tươi mỗi ngày.

Ăn chè nha đam

Cách làm lô hội chữa trào ngược dạ dày dễ làm là nấu chè. Để nấu chè nha đam đậu xanh hoặc đậu đen, bạn chuẩn bị 1 lá nha đam, 200g đậu, sắn dây, dầu chuối và đường. Cách thực hiện như sau:

  • Lọc lấy phần thịt trắng của nha đam, thái hạt lựu, ngâm trong nước có vắt chanh, bóp bỏ nhớt và rửa sạch.
  • Đậu ngâm ở trong nước và vo thật sạch.
  • Đun đậu cho thật nhừ, sau đó cho nước bột sắn và nha đam vào.
  • Thêm đường cho dễ ăn, đun sôi, tắt bếp, để nguội và thưởng thức.
Chè nha đam vừa mát vừa mang lại hiệu quả cao

Chè nha đam vừa mát vừa mang lại hiệu quả cao

Dùng nha đam nguyên chất pha với nước ấm

Đường phèn được sử dụng trong dân gian để điều trị các bệnh liên quan đến hệ hô hấp và tiêu hóa, giúp cung cấp năng lượng, giảm căng thẳng và ngăn ngừa triệu chứng trào ngược dạ dày. Khi kết hợp với nha đam, đường phèn giúp giảm ợ chua, ợ nóng, viêm loét dạ dày, đau thượng vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam, 200g đường phèn và 2 lá dứa.
  • Rửa sạch nha đam, gọt vỏ, ngâm trong nước muối pha loãng và cắt thành hạt lựu.
  • Lá dứa ngâm trong nước muối, rửa sạch rồi nấu sôi trong 5 phút.
  • Thêm đường phèn vào nồi nước lá dứa, đun đến khi đường tan, rồi cho nha đam vào đun sôi lần nữa.
  • Tắt bếp, múc nước nha đam ra uống trong ngày, mỗi ngày 2 cốc và duy trì đến khi triệu chứng giảm.

Chữa trào ngược dạ dày bằng nghệ và nha đam

Một trong những cách làm nha đam chữa dạ dày hiệu quả là kết hợp nha đam và nghệ. Cách này giúp giảm nhanh các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ hơi, ợ chua và đau thượng vị. Nha đam làm dịu đường tiêu hóa, trong khi nghệ với curcumin giúp trung hòa axit dạ dày, hỗ trợ lành thương niêm mạc và tiêu diệt vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày.

  • Bạn cần chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi, 20g bột nghệ, 20g dạ thảo, 6g cam thảo.
  • Gọt vỏ nha đam, ngâm trong nước muối 20 phút để làm sạch, sau đó cắt thành hạt lựu.
  • Nghệ cạo vỏ, rửa sạch và thái mỏng. Rửa sạch dạ thảo và cam thảo.
  • Cho tất cả nguyên liệu vào ấm, sắc cùng 4 chén nước lọc trên lửa nhỏ, đun sôi 15 phút.
  • Chia nước cốt uống 3 lần mỗi ngày, nên uống trước bữa ăn 15 phút.
Hỗ trợ làm dịu cơn trào ngược dạ dày bằng nha đam và nghệ

Hỗ trợ làm dịu cơn trào ngược dạ dày bằng nha đam và nghệ

Dùng nha đam kết hợp sữa chua

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn probiotic giúp cân bằng hệ vi sinh, ức chế hại khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa và tốt cho dạ dày. Khi kết hợp với nha đam, công thức này giúp làm lành viêm loét dạ dày và giảm triệu chứng trào ngược.

  • Chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi, rửa sạch, bỏ vỏ và ngâm trong nước muối pha loãng.
  • Cạo 2 thìa gel nha đam, trộn với 1 hũ sữa chua nha đam và ăn trực tiếp hàng ngày cho đến khi tình trạng trào ngược cải thiện.

Nha đam và dừa tươi

Kết hợp nha đam với nước dừa là một cách hiệu quả để chữa trào ngược dạ dày. Nước dừa có tính kiềm, giúp trung hòa axit dịch vị, giảm triệu chứng ợ hơi, ợ chua, cải thiện đau dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit.

  • Chuẩn bị 1 quả dừa và 15ml sữa đặc cùng với 100g nha đam đã được sơ chế sạch sẽ. 
  • Cho tất cả nguyên liệu vào máy xay sinh tố cùng ít đá viên, xay nhuyễn.
  • Đổ sinh tố nha đam và dừa ra cốc để thưởng thức. Nên áp dụng 2–3 lần mỗi tuần.

Nha đam kết hợp mật ong chữa trào ngược dạ dày

Mật ong chứa nhiều vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa, giúp giảm đau, kháng viêm và bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời đẩy nhanh quá trình lành thương. Mật ong còn tăng sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa và bảo vệ sức khỏe tổng thể. Nha đam mật ong chữa trào ngược dạ dày rất hiệu quả, cách làm nha đam mật ong chữa dạ dày như sau: 

  • Chuẩn bị 3 nhánh nha đam tươi và 3 thìa mật ong nguyên chất.
  • Gọt vỏ nha đam, rửa sạch và ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút.
  • Xay nha đam cho thật nhuyễn, vắt để lấy nước cốt. 
  • Trộn nước cốt nha đam với mật ong trong lọ thủy tinh, đậy kín và bảo quản trong tủ lạnh.
  • Người bệnh trào ngược dạ dày nên uống nha đam mật ong mỗi ngày. Mỗi lần uống tầm 50ml. 
Nha đam kết hợp với mật ong mang lại hiệu quả cao

Nha đam kết hợp với mật ong mang lại hiệu quả cao

Cách làm nha đam mật ong chữa dạ dày này rất dễ thực hiện, mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ các chứng trào ngược dạ dày. Bạn nên uống nha đam mật ong mỗi ngày để cảm nhận được hiệu quả mà hỗn hợp này mang lại. 

Kết hợp nha đam, đường phèn

Ngoài việc dùng nha đam mật ong chữa trào ngược dạ dày, bạn cũng có thể kết hợp nha đam với đường phèn để giảm tình trạng trào ngược dạ dày. Đường phèn được sử dụng trong dân gian để điều trị các bệnh liên quan đến hệ hô hấp và tiêu hóa, giúp cung cấp năng lượng, giảm căng thẳng và ngăn ngừa triệu chứng trào ngược dạ dày. Khi kết hợp với nha đam, đường phèn giúp giảm ợ chua, ợ nóng, viêm loét dạ dày, đau thượng vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

  • Bạn nên chuẩn bị 1 nhánh nha đam, 200g đường phèn và 2 lá dứa.
  • Rửa sạch nha đam, gọt vỏ, ngâm trong nước muối pha loãng để loại sạch nhớt và cắt thành hạt lựu.
  • Lá dứa ngâm trong nước muối, rửa sạch rồi nấu sôi trong 5 phút.
  • Thêm đường phèn vào nồi nước lá dứa, đun đến khi đường tan, rồi cho nha đam vào đun sôi lần nữa.
  • Tắt bếp, múc nước nha đam ra uống trong ngày, mỗi ngày 2 cốc và duy trì đến khi triệu chứng giảm.

Dùng nước ép nha đam, ổi và nước cốt chanh

Để chữa trào ngược dạ dày, bạn có thể pha hỗn hợp nha đam với nước ép trái cây, giúp giảm cơn ợ chua và trào ngược lên thực quản. Cách làm như sau:

  • Bạn chuẩn bị 2 cốc nước ép ổi
  • Thêm 3 muỗng canh gel nha đam (có thể ép hoặc tách lấy chất nhờn)
  • Chuẩn bị sẵn 2 muỗng nước cốt chanh
  • Trộn đều các nguyên liệu đã chuẩn bị lại với nhau.
  • Bạn có thể làm nhiều hơn và bảo quản trong tủ lạnh, uống cả ngày, hoặc thêm đá để dễ uống hơn.
  • Kiên trì uống trong 7 ngày sẽ giúp giảm triệu chứng trào ngược dạ dày.

3. Ưu điểm và nhược điểm khi dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày

Nha đam (lô hội) là thực phẩm khá an toàn và lành tính. Tuy nhiên, khi dùng nha đam hỗ trợ tình trạng trào ngược dạ dày, bạn cần nắm rõ các ưu và nhược điểm của nha đam như sau: 

Ưu điểm

  • Nha đam có thể giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng và khó tiêu, theo một số nghiên cứu sơ bộ.
  • Là nguyên liệu thiên nhiên, nha đam an toàn và lành tính cho cơ thể.
  • Có thể sử dụng nha đam tươi hoặc nước ép nha đam nguyên chất tại nhà.
  • Nha đam thường được dung nạp tốt và ít gây tác dụng phụ khi sử dụng đúng cách.

Nhược điểm

  • Hiệu quả có thể khác nhau giữa các cá nhân, tùy vào cơ địa và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Nha đam có thể tương tác với một số loại thuốc, cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu đang dùng thuốc.
  • Sử dụng nha đam quá liều hoặc không đúng cách có thể gây tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng.

Lưu ý: Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng nha đam chữa trào ngược dạ dày. 

4. Ai không nên dùng nha đam chữa trào ngược dạ dày? 

Phụ nữ mang thai, người bị tiêu chảy, những người có tiền sử tim mạch và trẻ dưới 1 tuổi tuyệt đối không nên sử dụng nha đam. Bệnh nhân đau dạ dày kèm theo các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường, tăng huyết áp cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 1 tuổi không được dùng nha đam

Phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 1 tuổi không được dùng nha đam

5. Tác dụng phụ khi lạm dụng nha đam chữa trào ngược dạ dày

Mặc dù nha đam mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, việc sử dụng không đúng cách hoặc quá liều có thể gây một số tác dụng phụ như:

  • Tiêu chảy: Nha đam có tác dụng nhuận tràng, có thể gây tiêu chảy nếu sử dụng quá liều. Liều khuyến cáo cho người lớn là 30-50ml nước ép nha đam hoặc 1-2 muỗng canh gel nha đam mỗi ngày.
  • Buồn nôn, nôn mửa: Một số người có thể cảm thấy buồn nôn hoặc nôn mửa khi sử dụng nha đam, đặc biệt khi dùng ở liều cao.
  • Đau bụng: Nha đam có thể gây đau bụng ở những người có hệ tiêu hóa nhạy cảm.
  • Hạ huyết áp: Nha đam có thể làm giảm huyết áp, do đó người huyết áp thấp cần thận trọng khi sử dụng.
  • Thay đổi nhịp tim: Một số người có thể gặp phải tình trạng thay đổi nhịp tim khi sử dụng nha đam.
  • Dị ứng: Có thể gặp phản ứng dị ứng với nha đam, bao gồm ngứa, nổi mẩn đỏ, hoặc khó thở.
  • Không hợp với thuốc: Nha đam có thể không phù hợp với 1 số loại thuốc điều trị, bạn nên hỏi bác sĩ thật kỹ về vấn đề này trước khi dùng nha đam. 

6. Lưu ý khi dùng nha đam chữa trào ngược dạ

Tham khảo ý kiến bác sĩ 

Nên sử dụng nha đam với liều lượng vừa phải để tránh tác dụng phụ. Khi thấy các tác dụng phụ, nên ngừng sử dụng và đi khám bác sĩ. Nếu bạn đang mang thai, cho con bú, có bệnh lý nền hoặc đang dùng thuốc, cần thận trọng khi dùng nha đam. Nha đam có thể không hợp với một số loại thuốc và gây tác dụng phụ ở một số người, vì vậy việc nhận tư vấn từ bác sĩ là rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng lô hội

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng lô hội

Chú ý đến chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi đầy đủ

Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý rất quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh lý tiêu hóa, đặc biệt là trào ngược dạ dày. Nên ăn 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ trong ngày để giảm áp lực lên dạ dày. Tránh các món ăn cay, nóng, thực phẩm nhiều dầu mỡ, cà phê, rượu, và nước ngọt có ga.

Các món ăn nhẹ nhàng như cháo, canh, và thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp dạ dày tiêu hóa dễ dàng hơn. Ăn vừa đủ, không ăn quá nhiều trong một bữa để giảm khả năng axit trào ngược.

Ngoài ra còn chú đến chế độ nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc. Nên ăn tối ít nhất 3 giờ trước khi đi ngủ để thức ăn có thời gian tiêu hóa. Đặt gối cao khoảng 15-20 cm để giảm nguy cơ axit trào ngược trong khi ngủ. Thực hành các phương pháp giảm căng thẳng như thiền, yoga, hoặc tập thể dục nhẹ nhàng.

Duy trì lối sống lành mạnh, thể dục phù hợp sức khỏe

Để cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày, bạn có thể thay đổi lối sống theo các cách sau:

  • Giảm cân giúp giảm áp lực lên dạ dày và ngăn ngừa axit trào ngược.
  • Chia nhỏ bữa ăn để giúp cho dạ dày có thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn. 
  • Hạn chế đồ ăn cay, dầu mỡ, socola, cà phê, rượu, bia và nước ngọt có ga.
  • Thuốc lá làm yếu cơ vòng thực quản, gây trào ngược axit.
  • Nâng đầu giường 15-20 cm giúp ngăn ngừa axit trào ngược khi ngủ.
  • Tập thiền, yoga trước khi ngủ.

Nha đam chỉ là phương pháp hỗ trợ 

Nha đam chỉ nên dùng như phương pháp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày, kết hợp với các phương pháp điều trị khác và theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không thay thế phác đồ điều trị bác sĩ đã kê đơn. Nếu triệu chứng nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy tham khảo bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Nha đam không thể thay thế thuốc điều trị trào ngược dạ dày

Nha đam không thể thay thế thuốc điều trị trào ngược dạ dày

Trên đây là các cách làm nha đam chữa trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà. Bạn thấy cách nào dễ thực hiện thì có thể áp dụng. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Nếu muốn đặt lịch khám với bác sĩ tiêu hóa giỏi tại Mediplus, bạn liên hệ tổng đài: 1900.3366 để được hỗ trợ tốt nhất.

*Lưu ý: Bài viết kiến thức được tổng hợp, không thay thế cho khám với bác sĩ và điều trị y khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Viêm dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? 7 lưu ý để bệnh mau khỏi?

    Viêm dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Chế…

    24 Th12, 2024
    783

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày ăn bánh chưng được không? 7 nhóm người cần kiêng

    Bánh chưng là món ăn truyền thống quen thuộc trong dịp lễ Tết, nhưng đối với những người bị đau dạ dày, liệu có nên…

    24 Th12, 2024
    575

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Giải đáp] Viêm dạ dày có gây mệt mỏi không? Ở trẻ em và người lớn

    Viêm dạ dày là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, và…

    24 Th12, 2024
    537

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày ruột nên ăn gì, kiêng gì Ở người lớn và trẻ nhỏ?

    Viêm dạ dày ruột là một triệu chứng mà niêm mạc ruột bị tổn thương do sự tấn công của các vi khuẩn, virus, ký…

    26 Th12, 2024
    1.6K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám