8 loại cây chữa trào ngược dạ dày theo dân gian

Cập nhật 25/01/2025

23

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Trào ngược dạ dày là căn bệnh khiến nhiều người gặp khó khăn trong việc ăn uống, giấc ngủ, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và cuộc sống. Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc tây y để điều trị bệnh thì trong dân gian cũng có rất nhiều bài thuốc hiệu quả và an toàn. Hãy cùng Mediplus khám phá 8 loại cây chữa trào ngược dạ dày trong bài viết dưới đây. 

1. Dùng các loại cây chữa trào ngược dạ dày có hiệu quả không?

Chữa trào ngược dạ dày bằng thuốc Tây y là biện pháp khá phổ biến. Tuy nhiên, sử dụng lâu dài các loại thuốc Tây có thể để lại nhiều tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Chính vì vậy nên nhiều người đã tìm tới các loại lá cây chữa trào ngược dạ dày theo đông y. Lý do là bởi các loại lá thuốc này có tính an toàn cao và rất phù hợp để sử dụng về lâu dài. 

Hiệu quả điều trị bệnh của các loại cây đã được kiểm chứng từ xa xưa. Và thậm chí ngày nay thì y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và áp dụng những loại thảo dược quý để sản xuất nên các bài thuốc chữa trào ngược dạ dày. 

Ngoài hiệu quả điều trị bệnh tốt thì các loại cây thuốc còn đem lại hiệu quả về kinh tế, giúp người bệnh tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với các loại thuốc tây y. Có nhiều loại cây thuốc người bệnh hoàn toàn có thể tự kiếm được trong tự nhiên mà không cần mất tiền mua. 

Lá thuốc nam có tính an toàn cao và ít tác dụng phụ

2. 8 loại cây chữa trào ngược dạ dày theo dân gian

Để hiểu rõ hơn về cơ chế điều trị bệnh, người bệnh có thể tham khảo ngay 8 loại cây chữa trào ngược dạ dày dưới đây. 

– Nguyên liệu, cách thực hiện, lưu ý (nếu có)

Lá mơ lông

Lá lông mơ theo y học hiện đại có khả năng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn, có đặc tính sát trùng và khám viêm nên thường được sử dụng trong điều trị trào ngược dạ dày. Để bào chế lá lông mơ, bạn cần thực hiện theo các bước sau: 

  • Nguyên liệu: 1 nắm lá lông mơ
  • Cách thực hiện: Rửa sạch lá lông mơ và ngâm với nước muối trong khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo nước. Xay nhuyễn lá rồi lọc lấy nước cốt. 
  • Cách dùng: Uống từ 1-2 lần/ngày. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn sống lá lông mơ như một loại rau hàng ngày hoặc đem hấp cách thủy với mật long hoặc gừng tươi và trứng gà. 

Khi sử dụng lá lông mơ, bạn sẽ cần lưu ý một số điều như sau: 

  • Chỉ sử dụng một lượng lá phù hợp. Một ngày chỉ nên dùng từ 20-30g lá lông mơ và tối đa là 50g, không được lạm dụng vì có thể gây đen lưỡi. 
  • Lá lông mơ lành tính nhưng một số người có cơ địa nhạy cảm có thể bị dị ứng nên khi sử dụng cần theo dõi xem cơ thể có bất kì phản ứng nào như phát ban, nổi mề đay hay sưng môi không. 

Lá ổi 

Lá ổi là một trong những loại lá cây chữa trào ngược dạ dày được nhiều người sử dụng nhất. Trong lá ổi chứa các hoạt chất như tanin, flavonoid và saponin có tác dụng kháng viêm và giúp ổn định nồng độ axit trong dạ dày. Để sử dụng lá ổi, người bệnh có thể tham khảo một trong những cách như sau: 

  • Cách 1: Sử dụng 300ml nước đun sôi với lá ổi cho tới khi còn ⅔ lượng nước. Chắt lấy nước ổi ra bát, thêm 1-2 thìa mật ong và uống trước bữa ăn 30 phút. 
  • Cách 2: Sử dụng 6 búp ổi non và 6g gừng sao đến khi vàng với muối. Thêm 1,5l nước vào và đun sôi trong khoảng 15 phút đến khi còn ⅔ lượng nước ban đầu. Chia thành 3-4 lần và uống trong ngày, uống liên tục trong 1 tháng. 
  • Cách 3: Đun 50g lá ổi non với 200g gạo lứt trong 0,5l nước từ 10-15 phút và chắt lấy nước, uống trước bữa ăn 30 phút. 

Lá ổi là một trong những loại lá cây chữa trào ngược dạ dày được nhiều người sử dụng

Một số lưu ý khi sử dụng lá ổi chữa trào ngược dạ dày là: 

  • Không sử dụng lá ổi khi đang điều trị các bệnh khác và nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 
  • Không nhai lá ổi sống vì có thể dễ bị ngộ độc hoặc tiêu chảy.
  • Không dùng lá ổi cho người bị táo bón vì có thể làm tình trạng bệnh trở nặng hơn. 

Lá cây tía tô

Theo đông y lá tía tô có tính ấm và có mùi thơm đặc trưng cùng công dụng kháng viêm, làm lành các vết thương ở niêm mạc và đặc biệt giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng của trào ngược dạ dày. Còn theo tây y thì lá tía tô chứa hàm lượng lớn Quercetin và acid rosmarinic có đặc tính kháng viêm và sát trùng. Ngoài ra, vitamin C trong lá còn giúp cải thiện hệ miễn dịch và cải thiện tâm trạng mệt mỏi. 

Một số cách thực hiện mà người bệnh có thể áp dụng với lá tía tô là: 

  • Cách 1: Ăn trực tiếp lá tía tô hàng ngày nhưng cần đảm bảo rửa sạch, ngâm nước muối trước khi ăn. 
  • Cách 2: Cho 1 nắm lá tía tô đun cùng 500ml nước sạch trong khoảng 10 phút thì tắt bếp, lọc lấy nước và uống thành 2 lần/ngày. 
  • Cách 3: Giã nát 1 nắm lá tía tô rồi lấy nước cốt và uống trực tiếp.
  • Cách 4: Thêm lá tía tô vào các món ăn hàng ngày như lá tía tô rán trứng, dạ dày hầm lá tía tô,…

Khi dùng lá tía tô trong điều trị trào ngược dạ dày, người bệnh cần lưu ý một số điểm như sau: 

  • Chỉ sử dụng một lượng lá vừa phải, khoảng 10g/ngày vì nếu lạm dụng có thể gây hoa mắt và chóng mặt
  • Không dùng lá tía tô cho phụ nữ mang thai và người có cơ địa dễ ra mồ hôi. 

Cây hoắc hương

Hoắc hương là một vị thuốc nam được sử dụng nhiều để điều trị bệnh trào ngược dạ dày, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng và buồn nôn. Bài thuốc chữa trào ngược dạ dày từ cây hoắc hương mà người bệnh có thể áp dụng như sau: 

  • Chuẩn bị 30g cây hoắc hương, 1 nắm lá rau má, 1 ít gạo nếp và 1 củ gừng
  • Đun sôi tất cả các nguyên liệu trên với 1 lít nước đến khi còn khoảng 200ml nước thì tắt bếp
  • Loại bỏ bã, chia nước thuốc thành 3 lần uống trong ngày và uống trước khi ăn khoảng 30 phút. 

Vì hoắc hương có tính chất khô háo, có thể dễ làm tổn hại phần âm, gây hao khí nên người thể âm hư mà không bị thấp và cả người yếu dạ sinh non không nên sử dụng. 

Hoắc hương là một vị thuốc nam được sử dụng nhiều để điều trị bệnh trào ngược dạ dày

Lá khôi tía

Một loại lá khác trong danh sách các loại cây chữa trào ngược dạ dày đó là lá khôi tía. Lá khôi tía chứa hoạt chất tanin và glycosid có công dụng làm lành các vết loét, kháng viêm và giảm nồng độ axit trong dạ dày. Để dùng lá khôi tía, người bệnh có thể áp dụng các cách như sau: 

  • Cách 1: Sử dụng 50g lá khôi tía tươi hoặc 20g lá khô đun với nước và uống như trà hàng ngày. 
  • Cách 2: Sắc 60g lá khôi tía với 40g bồ công anh, 12g khổ sâm, 20g cam thảo cùng 1,5 lít nước và chia thành 3 lần uống trong ngày trước mỗi bữa ăn. 

Người bệnh chỉ nên dùng lá khôi tía với hàm lượng không quá 250g/ngày vì khi lạm dụng có thể khiến người bệnh bị da dẻ xanh xao và gây suy nhược. 

Lá cây trầu không

Lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn cùng hoạt chất tanin giúp hồi phục nhanh chóng các tổn thương trong niêm mạc dạ dày. Đồng thời, các hoạt chất trong lá trầu không cũng giúp kiểm soát sự phát triển của khuẩn HP gây trào ngược dạ dày. 

Một số cách sử dụng lá trầu không trong điều trị trào ngược bao gồm: 

  • Cách 1: Lá trầu không đem rửa sạch, ngâm muối và ăn trực tiếp với nước muối loãng. 
  • Cách 2: Cho 1 nắm lá trầu đun với nước trong khoảng 15 phút và uống sau bữa ăn khoảng 1 tiếng, nên uống 2-3 lần/ngày trong 1 tuần. 
  • Cách 3: Sao lá trầu với muối và đắp lên bụng kết hợp với động tác xoa bóp vùng bụng. 

Khi dùng lá trầu chữa trào ngược, người bệnh cần lưu ý một số điều như: 

  • Chỉ sử dụng từ 8-16g lá trầu/ngày dưới dạng thuốc sắc
  • Phụ nữ mang thai không nên sử dụng lá trầu không. 

Lá trầu không có đặc tính kháng khuẩn cao

Cây xăng sê chữa trào ngược dạ dày

Cây xăng sê chứa nhiều dược chất có công dụng tiêu diệt khuẩn HP hiệu quả, đồng thời giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày như nấc cụt và ù tai hiệu quả. 

Chữa trào ngược dạ dày bằng cây xăng sê có các cách sau: 

  • Cách 1: Sử dụng 5-6 lá xăng sê tươi rửa sạch và ngâm nước muối rồi nhai sống trực tiếp cùng một ít muối sáng, dùng 2-3 lần/ngày vào sáng và tối khi bụng đói. 
  • Cách 2: Dùng 40-60g lá xăng sê khô đun với 1,5 lít nước trong 5 phút và sử dụng trong ngày như uống trà. 

Khi sử dụng cây xăng sê, người bệnh cần kiên trì để có được hiệu quả vì mỗi người sẽ có một cơ địa khác nhau nên hiệu quả điều trị bệnh cũng khác nhau.

Lá cỏ lào

Trong lá cỏ lào có chứa alcaloid và tanin tốt cho bệnh trào ngược dạ dày. Bên cạnh đó, lá cỏ lào còn có công dụng sát trùng, kháng viêm và ức chế vi khuẩn hiệu quả. 

Để dùng lá cỏ lào sẽ có các cách sau: 

  • Cách 1: Dùng 20 lá cỏ lào sắc với 30g lá khôi sắc, 5g tam thất và 20g dạ cẩm sau đó lọc lấy nước và uống hàng ngày. 
  • Cách 2: Dùng 20g lá cỏ lào cùng 10g khô sâm, 25g bạch truật sắc lấy nước uống. 

Một số lưu ý khi dùng lá cỏ lào chữa trào ngược dạ dày là: 

  • Vì lá cỏ lào có chứa độc tính nhẹ nên cần dùng đúng liều lượng. 
  • Ngưng sử dụng lá cỏ lào khi có các tác dụng phụ không mong muốn. 

Trong lá cỏ lào có chứa alcaloid và tanin tốt cho bệnh trào ngược dạ dày

3. Dùng cây chữa trào ngược dạ dày theo dân gian cần lưu ý gì?

Mặc dù các lá thuốc nam khá lành tính và an toàn cũng như ít để lại tác dụng phụ nhưng người bệnh cần thực hiện đúng các liều lượng và lưu ý trong quá trình điều chế và dùng thuốc. Khi dùng lá cây chữa trào ngược dạ dày, người bệnh sẽ cần lưu ý một số vấn đề như sau: 

  • Người bệnh cần kiên trì thực hiện và không được bỏ giữa chừng hoặc dùng thuốc ngắt quãng
  • Các bài thuốc nam chỉ có tác dụng rõ rệt với tình trạng bệnh nhẹ, mới khởi phát. Còn với người bệnh trào ngược dạ dày nặng thì cần nhanh chóng tới các bệnh viện để được thăm khám
  • Kết hợp với chế độ nghỉ ngơi phù hợp trong quá trình điều trị
  • Hạn chế các loại thực phẩm cay nóng để loại bỏ nguy cơ bị trào ngược dạ dày
  • Trong quá trình dùng thuốc không được hút thuốc, dùng rượu bia để giữ cho tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng
  • Tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên và xây dựng chế độ ăn khoa học. 

4. Khám dạ dày, trào ngược dạ dày ở đâu tốt?

Hiện nay có rất nhiều phòng khám, bệnh viện cung cấp các dịch vụ khám dạ dày và trào ngược dạ dày. Chính điều này đã khiến người bệnh băn khoăn không biết nên lựa chọn địa chỉ nào uy tín. Và tổ hợp y tế Mediplus ra đời với mong muốn trở thành một địa chỉ đáng tin cậy, áp dụng các tiến bộ của công nghệ cùng mô hình y tế kiểu mới để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho hàng triệu người. 

Lấy khách hàng làm trung tâm, Mediplus luôn chú trọng đào tạo đội ngũ tư vấn viên, chăm sóc khách hàng cũng như đội ngũ y bác sĩ luôn được cập nhập các kiến thức y khoa để sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp thắc mắc cho người bệnh. 

Cơ sở vật chất tại Mediplus

Điểm đặc biệt nhất tại Mediplus khi khách hàng lựa chọn khám dạ dày, trào ngược dạ dày đó là được sử dụng hệ thống máy nội soi tiên tiến bậc nhất áp dụng công nghệ BLI tới từ hãng Fujifilm của Nhật Bản. Máy có độ phóng đại cao hơn 300 lần kết hợp dải màu ánh sáng tần hẹp cho ra hình ảnh sắc nét, giúp các bác sĩ dễ dàng phát hiện được những tổn thương dù là nhỏ nhất. Mediplus cũng sử dụng công nghệ bơm khí CO2 tự động và an toàn, có khả năng khuếch tán nhanh nên khách hàng sẽ không cảm thấy đầy bụng, chướng bụng sau khi nội soi dạ dày. 

Tới Mediplus, khách hàng sẽ được tận hưởng quy trình khám chữa bệnh, thanh toán được quản lý 100% điện tử. Quy trình 7 bước đơn giản không cần giấy tờ và các kết quả sẽ được trả tự động. Điều này giúp hạn chế thời gian chờ đợi, tiết kiệm thời gian và giúp thuận tiện hơn cho khách hàng. 

Sử dụng các loại cây chữa trào ngược dạ dày hiện nay rất đa dạng và được áp dụng khá phổ biến. Mỗi bài thuốc sẽ phù hợp với tình trạng bệnh khác nhau. Vì vậy mà người bệnh sẽ cần kiểm tra tình hình bệnh và cơ địa của bản thân trước khi điều trị bằng thuốc nam. Bên cạnh đó, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc nam với trường hợp bệnh nhẹ còn khi bệnh nặng thì cần tới các bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

*Lưu ý: Bài viết không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị với bác sĩ.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Uống tinh bột nghệ chữa dạ dày vào lúc nào? 4 Lưu ý

    Tinh bột nghệ từ lâu đã được biết đến như một phương pháp tự nhiên hỗ trợ điều trị các bệnh về dạ dày nhờ…

    23 Th11, 2024
    685

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Gợi ý] 12 cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà

    Xuất huyết dạ dày là một tình trạng nguy hiểm cần được xử lý kịp thời. Bên cạnh việc tìm kiếm sự can thiệp y…

    26 Th11, 2024
    1.0K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn được rau muống không? 7 Lưu ý

    Nhiều người hiện nay thắc mắc liệu đau dạ dày có ăn được rau muống không? Hãy cùng Tổ hợp Y tế Mediplus tìm hiểu…

    14 Th9, 2024
    1.5K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Giải đáp] Bao tử và dạ dày có giống nhau không?

    Dạ dày và bao tử là một cơ quan duy nhất trong hệ tiêu hóa, nằm giữa thực quản và ruột non. Đây là một…

    24 Th12, 2024
    383

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám