5 Cách chế biến cây rau mương chữa trào ngược dạ dày 

Cập nhật 15/12/2024

244

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Dùng cây rau mương chữa trào ngược dạ dày là phương pháp được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả tốt. Bài viết sau đây của Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ giúp bạn đọc biết được cây rau mương có mấy loại, cách sử dụng cây rau mương chữa dạ dày hiệu quả. Cùng tham khảo nhé. 

1. Tác dụng của cây rau mương trong chữa trào ngược dạ dày

Cây rau mương (Ludwigia octovalvis – theo wiki), thuộc họ Dừa nước, là một loại cây thân thảo phổ biến ở Việt Nam. Loại cây này được trồng từ Bắc vào Nam, được trồng nhiều tại Thừa Thiên Huế, các tỉnh Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Cây rau mương còn được biết đến với nhiều tên gọi như mương thon, rau mương nằm, rau mương đất. Đặc điểm nhận biết cây rau mương như sau: 

  • Chiều cao: 20–25 cm, thân thảo mọc đứng.
  • Lá: Hình ngọn giáo, thuôn dài.
  • Hoa: Nhỏ, màu vàng.
  • Môi trường sống: Thường mọc ở nơi ẩm ướt như bờ đê, ven hồ.
Hình ảnh cây rau mương

Hình ảnh cây rau mương

Trong Y học cổ truyền, cây rau mương có vị hơi chát, tính mát, độ ngọt vừa phải, được đánh giá cao với nhiều công dụng:

  • Trị mất máu, tiêu sưng, cầm tiêu chảy, điều trị kiết lỵ.
  • Hỗ trợ cải thiện hệ tiêu hóa, điều trị viêm nhiễm, và giảm sình bụng.
  • Cây rau mương có thể hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày

Theo tài liệu của P.H. Raven, rau mương có khả năng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày nhờ hoạt chất Misoprostol, giúp giảm tổn thương niêm mạc và nồng độ axit dạ dày. Tuy nhiên, nghiên cứu này mới chỉ thử nghiệm trên chuột, chưa áp dụng lâm sàng trên con người. Vì vậy, khi sử dụng rau mương để chữa bệnh, cần tham khảo ý kiến dược sĩ và tránh lạm dụng. Ngoài làm thuốc, cây rau mương cũng là loại rau lành tính được sử dụng trong bữa ăn hàng ngày.

2. 5 Cách chế biến cây rau mương chữa trào ngược dạ dày tại nhà

Dùng cây rau mương chữa trào ngược dạ dày được nhiều người thực hiện. Sau đây là một số cách sử dụng cây rau mương chữa dạ dày hiệu quả: 

Sắc cây rau mương uống nước chữa trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày thường gây ra cảm giác khó chịu như nóng rát cổ họng, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khiến việc ăn uống mất ngon và gây tự ti khi giao tiếp. Một phương pháp tự nhiên, đơn giản nhưng hiệu quả được nhiều người tin dùng là sắc nước rau mương khô để uống.

Sắc cây rau mương để uống giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày

Sắc cây rau mương để uống giúp cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày

Uống cây rau mương có tác dụng gì là vấn đề được nhiều người bệnh rất quan tâm. Rau mương không chỉ giúp cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của trào ngược dạ dày mà còn hỗ trợ tiêu hóa, giảm viêm và thanh nhiệt cơ thể.

Cách chuẩn bị rau mương khô

  • Chọn lượng rau mương tươi với số lượng vừa đủ để dùng. 
  • Rửa sạch rau mương, sau đó cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 3 cm.
  • Phơi trực tiếp dưới nắng hoặc sấy khô bằng máy cho đến khi rau khô hoàn toàn.
  • Bảo quản: Cho rau khô vào túi hoặc bình thủy tinh, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

Cách uống cây rau mương 

  • Lấy một nắm rau mương khô vừa đủ (khoảng 20-30g), bỏ vào nồi.
  • Thêm 1,5 lít nước và đun với lửa lớn đến khi sôi.
  • Hạ lửa nhỏ, đun đến khi nước sắc lại còn khoảng 700 ml.
  • Chia phần nước đã sắc và uống hết trong ngày

Lưu ý khi sử dụng

  • Nên uống nước rau mương đã sắc đều đặn, để cảm nhận được hiệu quả từ loại cây này. 
  • Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh, tránh thức ăn cay, nóng, dầu mỡ để cải thiện triệu chứng trào ngược lâu dài.

Với cách thực hiện đơn giản, rau mương là lựa chọn an toàn, hiệu quả cho những ai muốn cải thiện các vấn đề về trào ngược dạ dày bằng thảo dược tự nhiên.

Uống nước cốt cây rau mương chữa trào ngược dạ dày

Nếu bạn chưa biết uống cây rau mương có tác dụng gì thì MEDIPLUS sẽ giải đáp cho bạn rằng: Uống cây rau mương hỗ trợ làm dịu tình trạng trào ngược dạ dày rất tốt. Phương pháp uống nước cốt rau mương tươi là cách đơn giản giúp giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày một cách nhanh chóng. Phương pháp này phù hợp với người thường xuyên bận rộn.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Rau mương tươi.
  • Máy xay sinh tố hoặc chày giã.
  • Vải mỏng (dùng để lọc).
  • 1 thìa đường trắng (tùy chọn).
  • Cách thực hiện

Cách nấu cây rau mương

  • Ngâm rau mương trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn.
  • Sau đó đem đi rửa thật sạch với nước rồi để cho ráo.

Sơ chế rau mương

  • Cắt rau mương thành từng đoạn nhỏ khoảng 2–3 cm.
  • Dùng chày giã nhuyễn hoặc cho vào máy xay sinh tố để xay nát.
  • Đổ hỗn hợp rau mương đã giã/xay vào tấm vải sạch.
  • Vắt kỹ để lọc nước cốt rau mương.

Cách uống cây rau mương

  • Cho nước cốt vào ly, thêm 1 thìa đường trắng nếu cần để dễ uống hơn.
  • Hướng dẫn sử dụng
  • Uống trực tiếp nước cốt rau tươi ngay sau khi chế biến.
  • Tốt nhất dùng trước bữa ăn khoảng 30 phút để tăng hiệu quả hỗ trợ tiêu hóa và giảm triệu chứng trào ngược.

Đắp lá cây rau mương giảm đau do trào ngược dạ dày

Phương pháp đắp lá rau mương là lựa chọn cho những ai không muốn uống trực tiếp nước rau mương. Tinh chất từ rau mương thẩm thấu qua da, giúp giảm đau dạ dày và cải thiện các triệu chứng trào ngược nhanh chóng tại chỗ.

Giã lá rau mương để đắp lên bụng

Giã lá rau mương để đắp lên bụng

Nguyên liệu cần chuẩn bị

  • Một nắm lá rau mương tươi.
  • Một miếng vải sạch.
  • Cách thực hiện

Ngâm, làm sạch và sơ chế

  • Ngâm lá rau mương trong nước muối loãng khoảng 10 phút để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.
  • Rửa thật sạch với nước rồi để ráo.
  • Cho lá rau mương vào máy xay nhuyễn hoặc giã nát bằng cối.

Đắp lá rau mương

  • Bọc phần rau mương đã giã nát vào miếng vải sạch.
  • Đặt trực tiếp túi rau lên vùng thượng vị (vùng giữa bụng trên).
  • Để nguyên khoảng 20–30 phút để tinh chất thấm qua da.

Lưu ý khi sử dụng

  • Thực hiện đắp 1 lần mỗi ngày, liên tục từ 10–14 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Không áp dụng lên vùng da bị trầy xước, lở loét, hoặc có vết thương hở để tránh nhiễm trùng.
  • Phương pháp đắp lá rau mương mang đến hiệu quả giảm triệu chứng nhanh chóng, phù hợp cho những người không muốn uống trực tiếp, đồng thời đơn giản và an toàn khi thực hiện tại nhà.

Cây rau mương chữa trào ngược dạ dày từ ngâm rượu

Rượu cây rau mương có tính ấm nóng, là một chất xúc tác cực kỳ hiệu quả để dẫn các hoạt chất có trong rau mương đến dạ dày, cắt nhanh các cơn trào ngược. Sử dụng rượu rau mương giúp cải thiện tình trạng ợ nóng, ợ chua…

Rau mương ngâm rượu là phương pháp dùng rau mương chữa trào ngược dạ dày được nhiều người áp dụng.

Chuẩn bị

  • Một lượng rau mương tươi.
  • 1 lít rượu trắng

Cách thực hiện

  • Ngâm rau mương trong nước muối khoảng 15 phút để loại bỏ hết bụi bẩn và tạp chất, sau đó vớt ra rửa sạch rồi để cho ráo.
  • Cắt nhỏ rau mương ra từng khúc, để hết mớ rau đã cắt vào bình thủy tinh. 
  • Đổ rượu trắng vào bình rau mương sao cho rượu ngập hết rau.
  • Đậy kín nắp bình và để bình ở nơi thoáng mát, không bị nắng chiếu vào. 
  • Sau khi ngâm rượu được 15 ngày, bạn có thể lấy ra để sử dụng. 

Cách dùng

  • Nên sử dụng trước bữa ăn 30 phút. Dùng 2 lần/ngày để thấy được hiệu quả. 
  • Dùng khoảng 10 – 15ml/ lần.

Lưu ý: Rượu rau mương có tác dụng cải thiện trào ngược dạ dày, nhưng cần sử dụng với liều lượng hợp lý để tránh tác động xấu đến dạ dày. Những người có vấn đề về gan như nóng gan, tăng men gan, viêm gan nên thận trọng khi sử dụng.

Cách chữa trào ngược dạ dày bằng món ăn từ cây rau mương

Cây rau mương không chỉ được dùng làm thuốc mà còn có thể chế biến thành những món ăn bổ dưỡng, giúp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Một vài món ăn được làm từ cây rau mương như sau: 

  • Cháo rau mương: Món cháo mềm, dễ tiêu hóa, hỗ trợ làm lành các vết loét trong dạ dày và thực quản. Cách nấu cây rau mương như sau: Bạn dùng 100g gạo tẻ nấu nhừ cùng 100g thịt bằm. Thêm rau mương đã sơ chế cạch sẽ vào nồi, nêm thêm một số gia vị cho vừa ăn. Đun cháo trên bếp tầm vài phút rồi tắt. 
  • Rau mương xào thịt: Món ăn đưa cơm, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể trong quá trình điều trị. Đầu tiên, bạn ướp 200g thịt lợn thái mỏng với gia vị trong 15 phút. Sau đó, xào thịt với một nắm rau mương non, đảo đều cho chín và dậy mùi thơm.
Cháo rau mương hỗ trợ làm dịu cơn đau dạ dày 

Cháo rau mương hỗ trợ làm dịu cơn đau dạ dày

Những món ăn từ rau mương không chỉ ngon miệng mà còn góp phần cải thiện sức khỏe dạ dày, phù hợp với người đang điều trị trào ngược. Đặc biệt, cách nấu cây rau mương cũng rất đơn giản, không mất nhiều thời gian.

3. Cây rau mương chữa trào ngược dạ dày uống nhiều được không? Có tác dụng phụ không?

Dù cây rau mương chữa trào ngược dạ dày mang lại hiệu quả tốt, nhưng bạn không nên uống nước rau mương quá nhiều. Sử dụng quá nhiều nước rau mương sẽ dễ dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn. Tác dụng phụ của cây rau mương như sau: 

  • Tiêu chảy.
  • Buồn nôn.
  • Nhiễm trùng ruột.
  • Dị ứng, phát ban.
  • Tương tác với thuốc điều trị trào ngược, làm giảm hiệu quả của thuốc kê đơn.
Tác dụng phụ của cây rau mương có thể làm bạn bị tiêu chảy

Tác dụng phụ của cây rau mương có thể làm bạn bị tiêu chảy

Tác dụng phụ của cây rau mương khá nhiều nếu như bạn sử dụng loại cây này quá liều lượng. Nên sử dụng vừa đủ để mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày. 

4. Những ai không nên dùng cây rau mương?

Mặc dù lành tính, rau mương không phù hợp cho mọi đối tượng. Những trường hợp sau cần cân nhắc hoặc tránh sử dụng:

  • Người có thể trạng lạnh: Tính hàn của rau mương có thể gây khó chịu, đặc biệt ở người dễ cảm lạnh.
  • Người bị tiêu chảy: Tác dụng làm mát có thể khiến tình trạng tiêu chảy nghiêm trọng hơn.
  • Trẻ em dưới 1 tuổi: Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, không phù hợp với loại rau này.
  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
  • Người dị ứng với rau: Cần tránh sử dụng nếu có tiền sử dị ứng với các loại rau khác.
Trẻ em dưới 1 tuổi không được dùng cây rau mương vì hệ tiêu hóa của bé còn yếu

Trẻ em dưới 1 tuổi không được dùng cây rau mương vì hệ tiêu hóa của bé còn yếu

Trước khi sử dụng rau mương để chữa bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe.

5. Cần lưu ý gì khi chữa trào ngược dạ dày bằng cây rau mương?

Rau mương là thảo dược tự nhiên giúp làm dịu niêm mạc dạ dày và giảm viêm, nhưng để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần lưu ý vài điều sau đây: 

  • Không thay thế điều trị y khoa: Rau mương chỉ hỗ trợ cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày, không thay thế thuốc điều trị, đặc biệt trong trường hợp nặng.
  • Kết hợp chế độ ăn uống lành mạnh: Tránh thực phẩm cay nóng, chất kích thích, nước có ga để tăng hiệu quả. 
  • Sử dụng đúng cách và đúng liều lượng: Lạm dụng quá nhiều sẽ có thể gây tác dụng ngược. Các tác dụng phụ của cây rau mương có thể ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe cũng như quá trình điều trị của bạn. 
  • Nguồn nguyên liệu an toàn: Chọn rau từ nguồn sạch, tránh nơi có nước bẩn hoặc thuốc diệt cỏ, rửa kỹ bằng nước muối trước khi sử dụng.
  • Hiệu quả chậm, cần kiên trì: Phương pháp tự nhiên cần thời gian dài để phát huy tác dụng.
  • Dừng ngay nếu có dấu hiệu bất thường: Nếu xuất hiện triệu chứng khó chịu, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Thăm khám nếu không hiệu quả: Nếu triệu chứng dạ dày không cải thiện sau thời gian dài sử dụng, cần khám bác sĩ để chọn phương pháp điều trị phù hợp hơn. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ thăm khám và đưa ra phác đồ điều trị tốt nhất cho người bệnh. Bên cạnh đó, khi sử dụng cây rau mương, bạn cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ để đảm bảo an toàn hơn. 
Cây rau mương không thể thay thế thuốc chữa bệnh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng

Cây rau mương không thể thay thế thuốc chữa bệnh, nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng

6. Giải đáp thắc mắc về chữa trào ngược dạ dày, thực quản

Cây rau mương chữa trào ngược dạ dày rất tốt, được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn nhiều thắc mắc về loại cây nay. 

Cây rau mương thường mọc nhiều ở đâu?

Cây rau mương thường sinh trưởng ở các khu vực ẩm ướt như hồ nước, bờ đê, gò ruộng và phổ biến tại các tỉnh như Lào Cai, Quảng Ninh, Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Loại cây này dễ trồng, phát triển tốt và có thể thu hoạch quanh năm.

Cây rau mương thường mọc ở các khu vực ẩm ướt

Cây rau mương thường mọc ở các khu vực ẩm ướt

Cây rau mương còn được biết đến với tên gọi gì?

Cây rau mương còn có các tên gọi khác như rau lục, rau mương thon, rau mương đất, và rau mương nằm.

Uống nhiều nước từ cây rau mương có tốt không?

Mặc dù loại cây này lành tính, nhưng bạn không nên lạm dụng và uống quá nhiều. Việc sử dụng quá nhiều nước từ cây rau mương sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ đối với cơ thể. 

Uống cây rau mương có tác dụng gì? 

Cây rau mương có tính mát, vị ngọt và theo Y Học Cổ Truyền, có tác dụng thanh nhiệt, mát máu, hỗ trợ cầm tiêu chảy, trừ thấp, tiêu thũng, tiêu sưng và kiết lỵ. Ngoài ra, cây rau mương còn giúp cải thiện các triệu chứng bệnh như đau khớp, mụn trứng cá, ho gà, giảm đau nhức cơ răng, viêm họng, viêm ruột, hỗ trợ điều trị tiểu đường, giảm đau dạ dày do H.Pylori, và cải thiện vị giác cùng chức năng tiêu hóa.

Bài viết trên đây của MEDIPLUS cũng đã chia sẻ cách sử dụng cây rau mương chữa dạ dày. Mặc dù cây rau mương chữa trào ngược dạ dày mang lại hiệu quả tốt, nhưng loại cây này không thay thế thuốc điều trị. Bạn nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mình. 

*Lưu ý: Bài viết các kiến thức tổng hợp, không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa.

5/5 - (2 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Đau dạ dày có được ăn măng không? 3 Lưu ý khi ăn

    Măng khô, măng tươi là thực phẩm được dùng để làm ra nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn măng.…

    24 Th12, 2024
    365

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Co thắt đại tràng nên ăn gì, kiêng gì? Gợi ý thực đơn 7 ngày

    Viêm đại tràng co thắt là tình trạng viêm nhiễm kết hợp với sự xuất hiện của các vết loét, thường gây ra những cơn…

    05 Th10, 2024
    656

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Gợi ý 4 cách chữa hiệu quả

    Viêm loét dạ dày là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Vậy viêm loét dạ dày có…

    24 Th12, 2024
    346

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Gợi ý] 7 loại thuốc đau dạ dày cho bà bầu và 2 lưu ý 

    Nguyên nhân nào gây đau dạ dày ở phụ nữ mang thai? Khi bị đau dạ dày cần phải làm sao? Loại thuốc đau dạ…

    21 Th11, 2024
    453

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám