5 Cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng tại nhà

Cập nhật 17/12/2024

74

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay còn gọi là trào ngược axit, là một tình trạng bệnh xảy ra khi axit ở dạ dày trào ngược lên thực quản. Nếu không được điều trị, trào ngược dạ dày có thể trở thành một căn bệnh suốt đời. Bệnh này bạn hoàn toàn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà. Trong số đó, chữa trào ngược dạ dày bằng gừng là phương pháp phổ biến và hiệu quả nhất. Hãy cùng Mediplus tìm hiểu về công dụng với dạ dày của loại gia vị tự nhiên này ngay dưới đây.

1. Công dụng của gừng trong chữa trào ngược dạ dày

Theo các kinh nghiệm chữa trào ngược dạ dày thực quản trong dân gian thì gừng là một loại gia vị tự nhiên mang lại hiệu quả cao và an toàn cho đa số người bệnh. 

Các thành phần trong củ gừng

Gừng là một loại gia vị và cũng là một loại thảo dược có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Trong gừng có chứa thành phần quan trọng là gingerol có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa hiệu quả. Ngoài ra còn có một số thành phần tốt cho sức khỏe khác như zingerone, curcumin hay shogaol,…

  • Gingerol là hợp chất lưu huỳnh nổi trội có trong gừng, làm nên vị cay cho gừng với công dụng chống viêm, chống nôn, chống ung thư hiệu quả. 
  • Shogaol được hình thành khi gingerol bị oxy hóa và có công dụng chống viêm, chống oxy hóa mạnh mẽ hơn so với gingerol. 
  • Zingeron là hợp chất được hình thành khi gừng nấu chín và cũng có công dụng chống viêm và chống oxy hóa như gingerol. 
  • Curcumin là hợp chất thường thấy trong nghệ nhưng cũng có một lượng nhỏ trong gừng với công dụng chống viêm và chống oxy hóa mạnh mẽ. 
Gừng là một loại gia vị và cũng là một loại thảo dược có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe

Gừng là một loại gia vị và cũng là một loại thảo dược có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe

Tác dụng kháng viêm của gừng

Trong gừng có chứa các hợp chất như gingerol, shogaol hay zingeron có công dụng giảm sản xuất các chất gây viêm, đồng thời giúp giảm đau và sưng tấy do viêm hiệu quả. 

Ngoài ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, gừng có công dụng giảm viêm ở dạ dày, đường ruột và cả thực quản. Điều này đã giúp cải thiện các bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, trào ngược dạ dày hay viêm loét dạ dày. 

Tác dụng làm dịu dạ dày 

Gừng được cho là có thể đẩy nhanh quá trình di chuyển của thức ăn qua đường tiêu hóa, đồng thời bảo vệ ruột. Nó cũng có thể làm giảm đầy hơi, chuột rút và khí. Đồng thời, nó còn có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày đồng thời giảm axit dạ dày trào ngược lên thực quản sau bữa ăn. 

Tác dụng kháng vi khuẩn cho dạ dày

Gừng mang nhiều đặc tính kháng vi khuẩn cũng như kháng viêm hiệu quả cho dạ dày. Gừng có thể tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh như Helicobacter pylori gây viêm loét dạ dày. Ngoài ra, trong gừng cũng chứa các hợp chất có đặc tính kháng viêm, để giúp hỗ trợ giảm viêm ở thực quản và dạ dày. 

Gừng chứa nhiều đặc tính kháng vi khuẩn, trong đó có Helicobacter gây viêm loét dạ dày

Gừng chứa nhiều đặc tính kháng vi khuẩn, trong đó có Helicobacter gây viêm loét dạ dày

2. 5 cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng

Dưới đây sẽ là một số cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng mà bạn có thể tham khảo và thực hiện tại nhà. 

Hãm gừng tươi với nước sôi uống hàng ngày

Để tự làm nước gừng tươi tại nhà, bạn cần thực hiện theo các bước như sau: 

Nguyên liệu chuẩn bị: 1 nhánh gừng tươi khoảng 2cm, 200ml nước lọc.

Cách thực hiện: 

  • Gừng mua về đem rửa sạch, có thể bỏ vỏ hoặc không, đem thái lát mỏng
  • Cho gừng vào nồi với 200ml nước lọc và đun trong khoảng 5 phút
  • Để nước gừng nguội và uống
  • Có thể uống nước gừng tươi 2-3 lần/tuần và mỗi lần uống 1 cốc, có thể uống nóng hoặc lạnh. 

Pha trà gừng mật ong và chanh chữa trào ngược dạ dày

Ngoài việc uống nước gừng tươi, bạn cũng có thể áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng mật ong ngâm gừng và chanh. Đây là bài thuốc rất tốt cho sức khỏe, và có thể trung hòa axit trong dạ dày, để từ đó khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày. 

Nguyên liệu chuẩn bị: Gừng tươi, mật ong nguyên chất và nước cốt chanh. 

Cách thực hiện: 

  • Gừng mua về rửa sạch, bỏ vỏ và thái thành từng lát nhỏ, cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn và vắt lấy nước cốt
  • Thêm nước cốt gừng cùng mật ong, nước cốt chanh vào ly có chứa nước ấm rồi khuấy đều và uống
  • Cần pha theo tỷ lệ phù hợp cho các nguyên liệu và kiên trì uống trong thời gian dài để thấy được hiệu quả. 
Trà gừng cùng chanh và mật ong chữa trào ngược dạ dày

Trà gừng cùng chanh và mật ong chữa trào ngược dạ dày

Kết hợp gừng trong nấu ăn 

Gừng không chỉ là một vị thuốc mà còn là một gia vị quen thuộc trong một số món ăn. Ngoài chữa trào ngược dạ dày bằng gừng với các bài thuốc kể trên thì bạn cũng có thể thêm gừng vào trong nấu ăn, để tạo mùi thơm và tăng vị cay nóng. Một số món ăn mà bạn có thể thêm gừng để tăng thêm hương vị như gà tiềm, các món bò xào, cá hấp,…

Ngâm gừng với mật ong

Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng ngâm mật ong cũng là một biện pháp đơn giản, dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao. 

Nguyên liệu chuẩn bị: 500g gừng tươi, mật ong, 250ml giấm táo (có thể thay thế bằng các loại giấm khác), 50-100g đường trắng, lọ thủy tinh có nắp kín. 

Cách thực hiện: 

  • Gừng mua về rửa sạch, gọt vỏ và thái lát mỏng, đem ngâm với nước muối khoảng 15 phút rồi để ráo
  • Cho giấm vào nồi, đun sôi ở lửa nhỏ và tắt bếp khi nước sôi rồi thêm đường vào, chờ cho nước giấm nguội hẳn
  • Xếp gừng tươi thái lát vào lọ, cho thêm mật ong và nước giấm vào cho ngập gừng
  • Bảo quản lọ ở nơi thoáng mát và có thể dùng sau 1 ngày
  • Mỗi lần ăn từ 2-3 lát gừng ngâm và nên ăn vào trong các bữa ăn sáng. 
Gừng ngâm mật ong chữa trào ngược dạ dày hiệu quả

Gừng ngâm mật ong chữa trào ngược dạ dày hiệu quả

Gừng ngâm giấm chữa trào ngược dạ dày

Gừng và giấm là hai nguyên liệu trong tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, trong đó có công dụng kháng viêm, giảm axit dạ dày và chống co thắt. Để làm gừng ngâm giấm tại nhà, bạn cần làm theo các bước sau. 

Nguyên liệu chuẩn bị: 200g gừng tươi, 200ml giấm táo, 100g đường. 

Cách thực hiện: 

  • Gừng mua về rửa sạch, gọt vỏ và thái lát
  • Cho gừng vào lọ thủy tinh và đổ ngập giấm cùng đường trắng
  • Ngâm gừng trong giấm khoảng 1 tuần là có thể sử dụng được
  • Mỗi ngày ăn 1-2 thìa cà phê gừng ngâm trước hoặc sau khi ăn. 

3. Những ai không nên dùng gừng chữa trào ngược dạ dày?

Gừng mang lại nhiều công dụng với sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng loại gia vị này trong việc hỗ trợ điều trị bệnh. Có thể kể đến như: 

Người bị sỏi mật, sỏi thận

Theo đông y, gừng có tính nóng, và có thể làm tăng sản xuất nước tiểu và mật nên dễ khiến các viên sỏi di chuyển làm tắc nghẽn đường dẫn mật, đường tiết niệu, gây ra các biến chứng nguy hiểm. 

  • Biến chứng sỏi mật: Gây ra tình trạng đau bụng, buồn nôn, sốt, vàng da. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ dễ gây ra biến chứng như nhiễm trùng túi mật, viêm túi mật và thậm chí có thể là ung thư túi mật. 
  • Biến chứng sỏi thận: Có thể gây ra các triệu chứng đau bụng, đau lưng, nôn, đi tiểu ra máu. Nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra viêm thận, nhiễm trùng thận và cả suy thận. 
Người bị sỏi mật, sỏi thận không được dùng gừng

Người bị sỏi mật, sỏi thận không được dùng gừng

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không được chữa trào ngược dạ dày bằng gừng. Vì gừng sẽ gây ra một số tác dụng phụ như nôn mửa, buồn nôn hay co thắt dạ dày. Gừng cũng có thể đi qua sữa mẹ và gây ra tác dụng phụ cho trẻ đang bú mẹ như rối loạn tiêu hóa và dị ứng. 

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng gừng để chữa trào ngược dạ dày

Ngoài công dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày hay các bệnh về tiêu hóa thì gừng cũng có thể gây a các tác dụng phụ như nôn mửa, co thắt dạ dày,…và gừng cũng có thể tương tác với một số loại thuốc. 

Do đó, để đảm bảo an toàn thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng gừng để điều trị. Bác sĩ sẽ dựa vào thể trạng, tình trạng bệnh của bạn để xem gừng có phù hợp hay không cũng như đưa ra liều lượng và cách sử dụng an toàn nhất. 

4. Lưu ý khi sử dụng gừng chữa trào ngược dạ dày tại nhà

Chữa trào ngược dạ dày bằng gừng là biện pháp an toàn và ít để lại tác dụng phụ nhưng trong quá trình sử dụng, bạn cần lưu ý một số điều sau: 

  • Tuyệt đối không sử dụng gừng cho người bị bệnh thận, trĩ, đái tháo đường, phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. 
  • Nên sử dụng gừng trong buổi sáng vì thời gian này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt. 
  • Với nam giới có thể ăn gừng ngâm giấm đều đặn để tăng cường sinh lý và thể lực. 
  • Người đang điều trị các bệnh với thuốc aspirin hoặc coumarin không được sử dụng đồng thời với gừng. 
  • Đặc biệt, gừng chỉ có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của chứng trào ngược dạ dày và không thể thay thế các loại thuốc đặc trị. Nên với bệnh nhân, nhất là các trường hợp bệnh mãn tính hoặc triệu chứng nặng thì không thể chữa khỏi bệnh bằng gừng. 
Uống gừng vào buổi sáng để tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh

Uống gừng vào buổi sáng để tăng hiệu quả hỗ trợ điều trị bệnh

5. Giải đáp thắc mắc khi dùng gừng chữa trào ngược dạ dày

  • Liều lượng gừng mỗi ngày là bao nhiêu? 

Gừng an toàn để ăn hàng ngày, nhưng các chuyên gia khuyên bạn nên giới hạn ở mức 3-4g mỗi ngày. 

  • Ăn uống nhiều gừng có tác dụng phụ không?

Gừng có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ bao gồm ợ nóng, tiêu chảy, ợ hơi và khó chịu dạ dày nói chung. Dùng liều cao hơn 5g mỗi ngày làm tăng nguy cơ tác dụng phụ.

  • Bị trào ngược dạ dày có nên uống nước gừng?

Gừng giàu chất chống oxy hóa, chẳng hạn như hợp chất phenolic. Những chất này có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như giảm viêm liên quan đến trào ngược axit. Thêm vào đó, đặc tính chống viêm của gừng có thể giúp giảm sản xuất axit dạ dày. 

  • Uống nước gừng có gây hại cho dạ dày không?

Gừng có thể gây ra các tác dụng phụ như đau dạ dày, đầy hơi và ợ nóng khi dùng quá liều. Đặc biệt, dùng gừng với lượng lớn cũng có thể tương tác với thuốc làm loãng máu. 

  • Gừng ngâm mật ong để bảo quản được trong bao lâu?

Gừng ngâm mật ong có thể bảo quản trong 3 tháng ở nhiệt độ phòng. 

  • Uống gừng chữa trào ngược dạ dày lúc nào tốt?

Để hỗ trợ điều trị chứng trào ngược dạ dày hiệu quả thì nên uống và ăn gừng ngâm vào buổi sáng là tốt nhất. 

Trên đây là các cách chữa trào ngược dạ dày bằng gừng. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị trên, bạn cũng cần thay đổi thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi khoa học, đồng thời sử dụng thuốc đặc trị để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh. 

Nếu muốn đặt lịch khám dạ dày, nội soi dạ dày với bác sĩ giỏi tại Mediplus, bạn liên hệ hotline: 1900.3366 để được hỗ trợ nhanh chóng.

**Lưu ý: Bài viết không thay thế cho khám, chẩn đoán với bác sĩ và điều trị y khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Đặt sonde dạ dày có nguy hiểm không? 2 Lưu ý

    Kỹ thuật đặt sonde dạ dày là phương pháp nuôi ăn cho bệnh nhân không thể tự dung nạp thức ăn qua miệng do tai…

    16 Th9, 2024
    258

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày ruột nên ăn gì, kiêng gì Ở người lớn và trẻ nhỏ?

    Viêm dạ dày ruột là một triệu chứng mà niêm mạc ruột bị tổn thương do sự tấn công của các vi khuẩn, virus, ký…

    16 Th9, 2024
    1.3K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày ăn bánh chưng được không? 7 nhóm người cần kiêng

    Bánh chưng là món ăn truyền thống quen thuộc trong dịp lễ Tết, nhưng đối với những người bị đau dạ dày, liệu có nên…

    22 Th9, 2024
    399

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn bơ được không? [Gợi ý] 5 cách chế biến 

    Đau dạ dày có ăn bơ được không? Trào ngược dạ dày có ăn bơ được không? Đây là những câu hỏi mà nhiều người…

    14 Th9, 2024
    601

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám