Đau dạ dày có ăn được dưa lê không? 4 nhóm người nên hạn chế

Cập nhật 24/12/2024

488

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Dưa lê là một loại trái cây có hương vị thơm ngon, ngọt nhẹ, được dùng để giải nhiệt vào những ngày hè nóng bức. Mặc dù loại trái cây này mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng, tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc bị đau dạ dày có ăn được dưa lê không? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc hãy cùng MEDIPLUS theo dõi bài viết sau đây. 

1. Đau dạ dày có ăn được dưa lê không? 

Nhiều người thắc mắc rằng đau dạ dày có ăn được dưa lê không? Câu trả lời là có thể ăn được nhưng ăn với một lượng vừa đủ và nên bỏ hết hạt ra. Dưa lê (Cucumis melo), còn được gọi là dưa mật, là một loại trái cây bổ dưỡng. Với chỉ 36 calo trong mỗi 100g, dưa lê cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất như kali, canxi, magie, và vitamin C. Một số lợi ích nổi bật của dưa lê gồm:

  • Giảm huyết áp: Dưa lê có hàm lượng kali cao, có thể giúp kiểm soát huyết áp.
  • Tốt cho xương và răng: Vitamin C hỗ trợ hấp thụ canxi, giúp xương và răng chắc khỏe.
  • Kiểm soát đường huyết: Chất xơ trong dưa lê ổn định mức đường huyết, phù hợp cho người tiểu đường.
  • Bổ sung chất điện giải: Dưa lê giàu nước và khoáng chất, giúp cơ thể luôn đủ nước.
  • Tăng cường miễn dịch: Dưa lê rất giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
  • Hỗ trợ tiêu hóa: Chất xơ trong dưa lê giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, ngăn ngừa táo bón.
Người bị đau dạ dày có ăn được dưa lê không? ăn được, nhưng ăn ít và bỏ hạt

Người bị đau dạ dày có ăn được dưa lê không? ăn được, nhưng ăn ít và bỏ hạt

Dưa lê là sự lựa chọn tuyệt vời cho sức khỏe toàn diện nhờ giá trị dinh dưỡng đa dạng và phong phú. Nếu bạn còn băn khoăn về vấn đề đau dạ dày ăn dưa lê được không thì cứ yên tâm ăn nhé. Nhưng ăn vừa đủ và không ăn quá nhiều. Trong trường hợp tình trạng đau dạ dày của bạn quá nặng và muốn ăn dưa lê, nên hỏi ý kiến của bác sĩ. 

Để tránh các triệu chứng khó chịu như đầy hơi và chướng bụng, bạn chỉ nên ăn tầm 2 – 3 miếng dưa lê mỗi bữa và duy trì tần suất ăn từ 1 – 2 bữa mỗi tuần.

Đón đọc: Đau dạ dày có ăn bơ được không? [Gợi ý] 5 cách chế biến 

2. 8 Lợi ích khi ăn dưa lê với sức khỏe

Người bị đau dạ dày ăn dưa lê được không? Ăn dưa lê mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể như sau: 

Giảm nguy cơ bệnh huyết áp

Dưa lê là loại trái cây giàu kali, giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp nhờ hàm lượng 228mg kali trong mỗi 100 gam. Kali là khoáng chất quan trọng cho hệ tim mạch và có tác dụng điều hòa huyết áp, trong khi dưa lê chứa ít natri, góp phần duy trì huyết áp ổn định.

Dưa lê giúp kiểm soát huyết áp rất tốt

Dưa lê giúp kiểm soát huyết áp rất tốt

Giúp chắc khỏe răng và xương

Dưa lê không chỉ là loại trái cây ngon miệng mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là canxi và kali. Canxi từ dưa lê giúp củng cố xương và răng, đặc biệt quan trọng với trẻ em và thanh thiếu niên trong giai đoạn phát triển, cũng như người lớn tuổi muốn giảm nguy cơ thoái hóa xương. Việc bổ sung canxi đầy đủ giúp cơ thể tránh tình trạng thiếu hụt, ngăn ngừa loãng xương và các vấn đề về xương khớp.

Ngoài ra, dưa lê còn giàu kali, hỗ trợ điều hòa huyết áp, rất tốt cho những người bị cao huyết áp. Với hàm lượng calo thấp, việc bổ sung dưa lê vào chế độ ăn không chỉ giúp kiểm soát cân nặng mà còn tăng cường sức khỏe tim mạch và duy trì huyết áp ổn định. Tuy nhiên, khi sử dụng dưa lê, cần chú ý đến những lưu ý về việc kết hợp thực phẩm để tránh tác động tiêu cực.

Dưa lê tốt cho người muốn giảm cân 

Dưa lê không chỉ hấp dẫn nhờ lượng calo thấp mà còn bởi hàm lượng chất xơ dồi dào, giúp duy trì cảm giác no lâu hơn và kiểm soát cơn thèm ăn. Đây là lý do khiến dưa lê trở thành lựa chọn phổ biến trong các chế độ ăn kiêng và quản lý cân nặng, hỗ trợ giảm cân hiệu quả mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng.

Dưa lê cũng hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả

Dưa lê cũng hỗ trợ giảm cân rất hiệu quả

Tốt cho tim mạch 

Người bị đau dạ dày có ăn được dưa lê không? Dưa lê chứa các hợp chất carotenoid và polyphenol có tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp giảm cholesterol trong máu và cải thiện huyết áp, từ đó ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh tim mạch. 

Bên cạnh đó, dưa lê còn cung cấp folate (theo wiki), một dưỡng chất quan trọng giúp giảm nguy cơ đột quỵ ở người cao tuổi. Việc thường xuyên bổ sung dưa lê vào chế độ ăn uống không chỉ giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch mà còn tăng cường khả năng phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến tim.

Hỗ trợ đường ruột

Dưa lê giàu chất xơ giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa hiệu quả, tăng cường nhu động ruột để loại bỏ phân và chất thải, từ đó giảm táo bón. Ngoài ra, việc ăn dưa lê còn giúp ngăn ngừa các vấn đề về đường ruột như khó tiêu, đầy bụng, mang lại cảm giác nhẹ nhàng và thoải mái cho hệ tiêu hóa.

Tăng miễn dịch, chống cảm cúm 

Những người bị đau dạ dày ăn dưa lê được không? Ăn dưa lê giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống cảm cúm rất hiệu quả. Dưa lê giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và nâng cao sức đề kháng, có lợi trong việc ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh và viêm phổi. Bổ sung dưa lê vào chế độ ăn uống là một cách tự nhiên để bảo vệ sức khỏe và giảm căng thẳng.

Giàu vitamin, cải thiện làn da 

Dưa lê giàu vitamin C, không chỉ giúp kích thích sản xuất collagen cho làn da sáng mịn màng mà còn là chất chống oxy hóa mạnh, giúp ngăn ngừa quá trình lão hóa da. Thường xuyên ăn dưa lê có thể mang lại làn da tươi trẻ và khỏe mạnh hơn.

Dưa lê giàu vitamin, giúp cải thiện làn da rất tốt

Dưa lê giàu vitamin, giúp cải thiện làn da rất tốt

Cải thiện thị lực

Tuổi tác càng cao, nguy cơ mắc các bệnh về mắt như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể càng lớn. Dưa lê chứa carotenoids, giúp bảo vệ tế bào võng mạc và tăng cường thị lực, hỗ trợ duy trì đôi mắt khỏe mạnh khi bạn già đi.

Xem thêm: Đau dạ dày có ăn được củ cải không? 7 lợi ích và 4 lưu ý

3. 4 Nhóm người nên hạn chế ăn dưa lê và tác dụng phụ khi ăn nhiều dưa lê 

Dưa lê là trái cây bổ dưỡng nhưng không phù hợp cho một số đối tượng. Những người bị cảm lạnh, rối loạn tiêu hóa, tỳ vị hư hàn, phụ nữ sau sinh, bị thương ngoài da hoặc trẻ em dưới 6 tháng tuổi nên tránh ăn dưa lê, vì tính hàn của nó có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe.

Dưa lê không chỉ giàu dinh dưỡng và có vị ngọt tự nhiên, mà còn có chỉ số đường huyết (GI) cao, dễ làm tăng lượng đường trong máu. Vì vậy, người mắc bệnh tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ dưa lê để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Không nên ăn quá nhiều dưa lê để hạn chế bị đầy bụng và khó tiêu. 

Ăn quá nhiều dưa lê có thể bị chướng bụng

Ăn quá nhiều dưa lê có thể bị chướng bụng

Tìm hiểu: Đau dạ dày có ăn được quả su su không? 3 người nên kiêng

4. Những thực phẩm không nên ăn cùng quả lê

Ăn dưa lê cùng một số thực phẩm có thể gây phản tác dụng hoặc ngộ độc. Nên tránh kết hợp dưa lê với:

  • Rau dền: Có thể gây nôn mửa và vấn đề tiêu hóa.
  • Củ cải: Có thể làm sưng tuyến giáp.
  • Thịt ngỗng: Có thể làm thận quá tải và gây suy yếu thận nếu kéo dài.

Tham khảo: Đau dạ dày có ăn được rau muống không? 7 Lưu ý

5. Ngoài dưa lê, đau dạ dày có thể ăn loại dưa gì?

Người đau dạ dày có thể bổ sung dưa lê vào chế độ ăn hàng ngày để hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa. Các loại dưa khác cũng có lợi cho dạ dày, bao gồm:

  • Dưa lưới: Với lớp vỏ sần sùi và vị ngọt thanh, dưa lưới chứa nhiều vitamin C và phytochemical kháng viêm, giúp giảm viêm loét dạ dày và căng thẳng. Enzyme Superoxide Dismutase trong dưa lưới hỗ trợ loại bỏ căng thẳng, bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
  • Dưa bở: Dưa bở chứa vitamin C, vitamin K, kali, magie và beta-carotene, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Chất xơ phong phú trong dưa bở hỗ trợ kiểm soát đường huyết, kích thích nhu động ruột và tăng cường lợi khuẩn đường tiêu hóa. Dưa bở có tính mềm mịn, làm giảm áp lực lên dạ dày.
  • Dưa gang: Với vỏ màu vàng nhạt và vị nhạt hơn, dưa gang chủ yếu là nước và chứa các vitamin A, C, B9 cùng khoáng chất như kali và choline. Dưa gang giúp xoa dịu cảm giác nóng rát dạ dày, cân bằng dịch vị axit và giảm tình trạng khó tiêu, đầy hơi, ợ nóng. Nên ăn khoảng 100g dưa gang/ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngoài dưa lê, người đau dạ dày cũng có thể ăn dưa lưới

Ngoài dưa lê, người đau dạ dày cũng có thể ăn dưa lưới

Các loại dưa này không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn hỗ trợ giảm triệu chứng dạ dày khó chịu và cải thiện sức khỏe tiêu hóa.

6. Lưu ý để ăn dưa lê tốt cho sức khỏe

Người bị đau dạ dày có ăn được dưa lê không? Câu trả lời là ăn được nhưng ăn với lượng vừa đủ. Khi bổ sung dưa lê vào thực đơn ăn uống, người bị đau dạ dày cần lưu ý vài điều như sau:

  • Rửa sạch và ngâm nước muối: Rửa dưa lê kỹ và ngâm trong nước muối để loại bỏ độc tố bên ngoài vỏ.
  • Bóc bỏ vỏ: Không ăn phần vỏ của dưa lê; chỉ ăn phần thịt bên trong.
  • Kiểm tra ruột dưa: Đảm bảo ruột dưa không bị hỏng hoặc chuyển màu trước khi ăn.
  • Hạn chế cho một số đối tượng: Người có thể trạng hàn hoặc đang điều trị bệnh thận nên hạn chế ăn dưa lê.
  • Chọn dưa sạch: Mua dưa lê không có dư lượng thuốc trừ sâu để tránh ảnh hưởng đến dạ dày.
  • Chọn dưa chín vừa: Dưa lê chín vừa có vỏ xanh nhạt pha vàng, mùi thơm và đáy hơi lồi ra.
  • Tránh dưa non và hư hỏng: Không chọn dưa vỏ xanh đậm, vẹo, nứt nẻ, mềm, hoặc không có mùi thơm tự nhiên.
Chọn dưa lê tươi, sạch để ăn 

Chọn dưa lê tươi, sạch để ăn

7. Giải đáp thắc mắc khi ăn dưa lê

Bên cạnh thắc mắc người bị đau dạ dày ăn dưa lê được không thì sau đây cũng là các câu hỏi mà nhiều người cần được giải đáp. 

Dưa lê bao nhiêu calo?

Dưa lê chỉ chứa khoảng 36 calo và rất thấp chất béo, không có cholesterol. Vì vậy, nó là sự lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn duy trì cân nặng và chăm sóc sức khỏe tổng thể.

Dưa lê nóng hay mát?

Dưa lê có vị ngọt mát và chứa ít đường. Ăn dưa lê với lượng vừa đủ sẽ rất tốt cho sức khỏe và ít làm nóng cơ thể. 

Bà bầu ăn dưa lê được không?

Được. Dưa lê có nguồn dưỡng chất dồi dào như beta-carotene, phytoene, sắt, kali, vitamin A, B,…nên loại quả này luôn được các chuyên gia khuyến khích sử dụng khi mang thai. 

Dưa lê có ăn hạt được không?

Hạt dưa lê có thể ăn được vì trong hạt có chứa nhiều dưỡng chất như protein, omega 3 cùng với nhiều loại vitamin như vitamin A, C, E. Tuy nhiên, đối với những người bị đau dạ dày thì nên bỏ hạt khi ăn dưa lê.

Dưa lê là loại trái cây có tính mát, tốt cho cơ thể và phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng. Bài viết của MEDIPLUS cũng đã giải đáp thắc mắc người bị đau dạ dày có ăn được dưa lê không? Rất mong các thông tin trên bài sẽ mang đến nhiều giá trị hữu ích đối với bạn đọc.
Để đặt lịch khám, tư vấn bệnh dạ dày tại Mediplus, bạn liên hệ tổng đài: 1900.3366 để được hỗ trợ tốt nhất.

*Lưu ý: Bài viết không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    [Gợi ý] 6 cách chữa đau dạ dày bằng mật ong tại nhà 

    Mật ong được xem là món quà từ thiên nhiên, có tác dụng rất tốt với mọi người. Mật ong không chỉ giúp đẹp da…

    14 Th9, 2024
    465

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Cắt polyp dạ dày bao lâu thì khỏi? 5 Lưu ý khi chăm sóc

    Polyp dạ dày là một bệnh lý về tiêu hóa. Căn bệnh này thường gặp nhiều ở người cao tuổi và trung niên, đáng báo…

    10 Th12, 2024
    138

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Gợi ý 4 cách chữa tại nhà

    Đau thượng vị dạ dày là một triệu chứng phổ biến của các bệnh liên quan đến dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ…

    16 Th9, 2024
    581

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày uống nước mía được không? 4 Lưu ý

    Nước mía là thức uống phổ biến ở nhiều quốc gia, không chỉ mang lại cảm giác mát lạnh mà còn chứa nhiều dưỡng chất…

    23 Th11, 2024
    309

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám