Đau dạ dày có ăn được tôm không? 5 nhóm người cần kiêng

Cập nhật 16/09/2024

1.4K

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Đau dạ dày cần kiêng khem nhiều thực phẩm khi ăn uống. Vậy đau dạ dày có ăn được tôm không? Ăn bao nhiêu tôm là đủ đối với người bị đau dạ dày. Hãy cùng MEDIPLUS giải đáp thắc mắc đau dạ dày ăn được tôm không qua nội dung bài viết sau đây. 

1. Đau dạ dày có ăn được tôm không?

Tôm là nguồn cung cấp protein, vitamin và khoáng chất dồi dào, phù hợp cho người bị đau dạ dày nhờ vào kết cấu mềm và dễ tiêu hóa. Tôm cung cấp nhiều dinh dưỡng như vitamin B12, sắt và omega-3, giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. 

Người bị đau dạ dày có ăn được tôm không? Bạn có thể ăn tôm, nhưng cần ăn với lượng vừa phải. Nên ăn từ 100 – 150gm tôm tươi và đảm bảo an toàn vệ sinh. Nếu bệnh dạ dày của bạn nặng, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn nhé. 

Đau dạ dày có ăn được tôm không? ăn được và nên ăn ít

Đau dạ dày có ăn được tôm không? ăn được và nên ăn ít

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tôm chứa nhiều chất đạm, chất béo và cholesterol, có thể gây khó tiêu nếu ăn quá nhiều hoặc chế biến không đúng cách. Đặc biệt, tôm không tươi có thể gây ngộ độc thực phẩm, làm tình trạng dạ dày trở nên tồi tệ hơn. 

2. 6 Lợi ích khi ăn đối với sức khỏe khi ăn tôm

Tôm là loại hải sản cung cấp nhiều dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể. Khi ăn tôm, bạn sẽ nhận được các lợi ích như sau:

Hỗ trợ bạn trong quá trình giảm cân

Tôm là nguồn thực phẩm giàu protein, vitamin D và chứa rất ít calo, phù hợp cho người muốn giảm cân. Với mỗi 85,05g tôm, chỉ có khoảng 102 calo, giúp dễ dàng đốt cháy qua các hoạt động thể chất hàng ngày. 

Tôm cũng có tác dụng giúp bạn giảm cân an toàn

Tôm cũng có tác dụng giúp bạn giảm cân an toàn

Tôm còn chứa nhiều kẽm, giúp tăng hormone leptin, có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát lượng chất béo, sự thèm ăn và năng lượng sử dụng. Đồng thời, hàm lượng i-ốt cao trong tôm giúp điều chỉnh quá trình tiêu hao năng lượng của cơ thể, ngay cả khi ở trạng thái nghỉ ngơi, hỗ trợ quá trình giảm cân hiệu quả hơn.

Ngăn ngừa sự thoái hóa võng mạc khi tuổi cao

Các nhà khoa học phát hiện tôm chứa hợp chất heparin, có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác, một tình trạng gây suy giảm thị lực phổ biến ở người lớn tuổi. 

Tôm có thể hỗ trợ điều trị thoái hóa võng mạc 

Tôm có thể hỗ trợ điều trị thoái hóa võng mạc

Bên cạnh đó, tôm còn chứa astaxanthin, một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp giảm mỏi mắt, đặc biệt hữu ích cho những người thường xuyên làm việc trên máy tính hoặc tiếp xúc nhiều với màn hình, giúp bảo vệ sức khỏe mắt và giảm căng thẳng thị giác.

Tốt cho xương khớp 

Người bị đau dạ dày ăn được tôm không? Người bị dạ dày có thể ăn tôm với lượng vừa đủ để bổ sung thêm canxi. Canxi là dinh dưỡng thiết yếu giúp xương và răng chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng của viện Tim mạch Hoa Kỳ (AHA), thịt tôm chứa hàm lượng protein cao và giàu canxi, axit béo cùng nhiều khoáng chất quan trọng khác. 

Mỗi 100g tôm có khoảng 2.000mg canxi, cung cấp nguồn canxi tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, nhiều người vẫn nhầm tưởng rằng vỏ tôm chứa nhiều canxi, nhưng thực tế vỏ tôm cứng do chứa kitin, một dạng polymer, chứ không phải canxi. Canxi chủ yếu tập trung trong thịt tôm, không phải vỏ.

Cải thiện sức khỏe não bộ

Tôm là nguồn thực phẩm giàu sắt, một khoáng chất thiết yếu giúp liên kết oxy trong hemoglobin, phân tử vận chuyển oxy và tạo màu đỏ cho hồng cầu. Việc bổ sung sắt giúp tăng cường lượng oxy đến các cơ quan, bao gồm cả não, từ đó cải thiện sự hiểu biết, trí nhớ và khả năng tập trung trong học tập và làm việc. 

Món ăn từ tôm có tác dụng đối với não bộ

Món ăn từ tôm có tác dụng đối với não bộ

Nghiên cứu cũng cho thấy astaxanthin trong tôm giúp cải thiện hoạt động trí nhớ và giảm nguy cơ viêm não. Tôm còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển não bộ của thai nhi và trẻ sơ sinh.

Tốt cho tim mạch

Tôm lên men chứa chất ức chế fibrinolytic, có thể được sử dụng trong liệu pháp thrombolytic, giúp làm tan các cục máu đông trong mạch máu, hỗ trợ điều trị các vấn đề về huyết khối. Ngoài ra, tôm còn giàu axit béo omega-3, giúp giảm cholesterol trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ mắc các cơn đau tim và đột quỵ, bảo vệ sức khỏe tim mạch.

Giảm đau bụng ở bạn nữ “ngày đèn đỏ” 

Tôm giàu cholesterol “tốt” HDL và axit béo omega-3, giúp cân bằng tác động tiêu cực của axit béo omega-6 và giảm đau bụng kinh cho phái nữ. Ngoài ra, tôm còn thúc đẩy sự lưu thông máu tốt hơn đến các cơ quan sinh sản. Với nguồn dinh dưỡng phong phú và lợi ích sức khỏe, tôm là thực phẩm nên được bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày.

3. Những người đau dạ dày không nên ăn tôm khi nào?

Người bị đau dạ dày có ăn được tôm không? Vẫn ăn được nhưng nên ăn ít. Ngoài ra, có một số người bị đau dạ dày không nên ăn tôm, cụ thể: 

Người bị gout

Tôm chứa hàm lượng purin cao, khi tiêu thụ sẽ làm tăng mức axit uric trong cơ thể, từ đó có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh gout như đau và sưng khớp. Người mắc gout nên hạn chế ăn tôm để tránh tình trạng bệnh nặng hơn.

Người dị ứng hải sản

Người dị ứng hải sản không nên ăn tôm. Vì tôm là loại hải sản phổ biến gây dị ứng, có thể dẫn đến các triệu chứng như phát ban, ngứa, sưng môi, mặt và khó thở. Những người dị ứng với hải sản nên hoàn toàn tránh ăn tôm để tránh các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.

Những người bị dị ứng hải sản không nên ăn tôm

Những người bị dị ứng hải sản không nên ăn tôm

Người bệnh thận

Người bệnh thận nên hạn chế ăn tôm vì loại hải sản này có chứa nhiều muối và protein, gây áp lực lên thận. Do đó, người bị bệnh thận mãn tính, đặc biệt là trong giai đoạn nặng, nên tránh ăn tôm để không làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Người có nồng độ cholesterol cao

Tôm có ít chất béo bão hòa nhưng chứa lượng cholesterol tương đối cao. Người có mức cholesterol cao nên hạn chế tiêu thụ tôm và theo dõi chế độ ăn uống để kiểm soát mức cholesterol hiệu quả.

Người bệnh hen suyễn

Tôm đông lạnh thường chứa nhiều chất bảo quản như sulfide, có thể gây kích ứng và co thắt khí quản ở bệnh nhân hen, dẫn đến tái phát cơn hen hoặc làm tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

4. Gợi ý món ăn, cách chế biến tôm cho người đau dạ dày

Người bị đau dạ dày có ăn được tôm không? Câu trả lời là được nhưng ăn với lượng vừa đủ. Bạn có thể làm các món ăn ngon từ tôm như sau:

Cháo bắp cải tôm thịt

Bắp cải có tính kiềm giúp trung hòa axit dạ dày và giảm triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, bắp cải giàu vitamin C, tăng sức đề kháng hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • Thịt nạc + tôm: 150g
  • Bắp cải: 200g
  • Gạo tẻ: 50g

Cách làm:

  • Rửa sạch thịt nạc, tôm và bắp cải. Thái thịt nạc, lột vỏ tôm, cắt bắp cải thành khúc vừa ăn.
  • Băm nhỏ thịt và tôm, ướp với ít hạt nêm, muối, bột ngọt trong 10 phút.
  • Phi thơm hành băm trong dầu ăn, sau đó xào thịt và tôm đã ướp đến khi săn lại.
  • Nấu gạo với nước trong nồi cho đến khi cháo chín nhừ, thêm thịt và tôm đã xào vào, nấu thêm 5 phút rồi cho bắp cải vào.
  • Sau khi cháo đã sôi lên, bạn nêm nếm gia vị vừa ăn và tắt bếp.
Cháo bắp cải tôm thịt thơm ngon đầy dinh dưỡng

Cháo bắp cải tôm thịt thơm ngon đầy dinh dưỡng

Cháo tôm

Cháo tôm là món ăn lý tưởng cho người đau dạ dày, giúp thư giãn đầu óc và giảm căng thẳng nhờ hàm lượng kali cao trong tôm. Mỗi 100g tôm cung cấp khoảng 316mg kali, hỗ trợ giảm stress, rất phù hợp cho những người bị dạ dày do áp lực.

Nguyên liệu:

  • Tôm sú: 100g
  • Gạo tẻ: 100g
  • Nước dùng xương heo: 2l

Cách làm:

  • Rửa sạch tôm, bóc vỏ, băm nhuyễn và ướp gia vị trong 10 phút.
  • Vo gạo sạch, cho vào nồi nước dùng heo, ninh đến khi cháo nhừ.
  • Thêm tôm đã ướp vào khi cháo sôi trở lại, sau đó tắt bếp.

Ba chỉ cuộn tôm

Nguyên liệu:

  • Thịt ba chỉ xông khói: 200g
  • Tôm sú tươi: 300g (25-30 con/kg)
  • Hành tím: 10g
  • Tỏi: 20g
  • Đường cát: 25g
  • Tiêu xay: 0,5g
  • Nước mắm: 30ml
  • Nước đun sôi để nguội: 20ml
  • Nước cốt chanh: 4ml
  • Ớt bằm: 1-2 trái (tuỳ khẩu vị)

Cách làm:

  • Tôm lột vỏ, chừa đuôi, chẻ dọc sống lưng để loại bỏ chỉ đen, rửa sạch.
  • Hành và tỏi băm nhuyễn.
  • Cắt đôi thịt ba chỉ theo chiều ngang
  • Ướp tôm với hành, tỏi băm, 5g đường, 0,5g tiêu xay, để 10 phút cho thấm.
  • Cuộn từng miếng thịt ba chỉ quanh tôm, chiên áp chảo trên lửa vừa đến khi chín vàng hai mặt.
  • Pha nước mắm chua ngọt: Trộn 30ml nước mắm, 20ml nước đun sôi để nguội, 20g đường, 4ml nước cốt chanh, tỏi và ớt bằm.
  • Xếp tôm cuộn ra đĩa, dọn ăn kèm bánh hỏi và nước mắm chua ngọt, thưởng thức khi nóng.

5. Lưu ý khi ăn tôm với người đau dạ dày

Đối với người bị đau dạ dày, khi ăn tôm cần lưu ý một vài điều như sau:

Lựa tôm tươi, rõ nguồn gốc

Chọn tôm tươi sống là ưu tiên hàng đầu. Tôm tươi có chất lượng dinh dưỡng tốt hơn và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn so với tôm đông lạnh hoặc đã để lâu.

Luôn ưu tiên lựa chọn tôm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng

Luôn ưu tiên lựa chọn tôm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng

Lựa chọn gia vị nấu ăn

Sử dụng gia vị nhẹ nhàng và hạn chế các loại gia vị cay, chua hoặc nhiều muối.

Nên kết hợp với thực phẩm khác

Nên ăn tôm cùng với các thực phẩm dễ tiêu hóa và giàu chất dinh dưỡng khác để cân bằng chế độ ăn.

Hạn chế ăn thịt sống, đồ ăn tái chín

Tránh tiêu thụ các món tôm sống hoặc chưa chín kỹ để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn. Người bị đau dạ dày nên ăn tôm đã được chế biến chín để tránh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của mình. 

Hạn chế đồ ăn muối chua, rau sống

Tránh ăn tôm với thực phẩm có tính axit cao hoặc đồ ăn sống để không làm trầm trọng thêm triệu chứng đau dạ dày.

Theo dõi sức khỏe (đặc biệt là trẻ nhỏ)

Khi cho trẻ nhỏ ăn tôm, cần theo dõi các triệu chứng và phản ứng sau khi ăn tôm để đảm bảo không gặp vấn đề tiêu hóa.

Kiểm tra dị ứng 

Trước khi ăn tôm, hãy đảm bảo bạn không bị dị ứng với tôm hoặc hải sản. Nếu gặp triệu chứng dị ứng như nổi mẩn, ngứa hoặc khó thở, ngừng ăn ngay và tìm kiếm sự giúp đỡ y tế.

Không dùng tôm (hải sản) để qua đêm

Tránh ăn hải sản để qua đêm vì chúng dễ bị biến chất và có nguy cơ gây ngộ độc, đau bụng. Nên tiêu thụ hải sản ngay sau khi chế biến để đảm bảo hương vị, giá trị dinh dưỡng và hạn chế nguy cơ ngộ độc và rối loạn tiêu hóa.

Tránh ăn tôm (hải sản) kèm rượu bia, chất có cồn

Tránh dùng hải sản cùng với bia rượu hoặc nước ngọt có gas. Hải sản chứa nhiều đạm và khoáng chất, khó tiêu hóa hơn rau xanh và trái cây. Kết hợp với các loại đồ uống này có thể làm tăng tiết axit dạ dày, gây đau bụng, chướng bụng, đầy hơi và khó tiêu.

Hạn chế ăn kèm thực phẩm tính hàn

Tránh kết hợp hải sản với các thực phẩm có tính hàn như dưa hấu, lê, rau muống, rau má, vì điều này có thể gây đầy bụng, khó tiêu và đau thượng vị.

Đau dạ dày có ăn được tôm không đã được tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp trong bài viết dưới đây. Người bị đau dạ dày cần lưu ý trong khẩu phần ăn của mình, bổ sung các thực phẩm cần thiết để cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Rất hy vọng với những thông tin trên, bạn đọc sẽ biết đau dạ dày ăn được tôm không

*Lưu ý: Bài viết là các chia sẻ về kiến thức, không thay thế cho khám và điều trị y khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Co thắt đại tràng nên ăn gì, kiêng gì? Gợi ý thực đơn 7 ngày

    Viêm đại tràng co thắt là tình trạng viêm nhiễm kết hợp với sự xuất hiện của các vết loét, thường gây ra những cơn…

    05 Th10, 2024
    679

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm teo niêm mạc dạ dày C1,C2,C3: Nên ăn gì, kiêng gì?

    Viêm teo niêm mạc dạ dày C1 là một trong những cấp độ của bệnh viêm teo niêm mạc dạ dày. Căn bệnh này thường…

    24 Th12, 2024
    6.1K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Lá khổ sâm chữa dạ dày được không? 2 Lưu ý khi dùng

    Lá khổ sâm – một loại thảo dược dân gian quen thuộc, được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.…

    27 Th11, 2024
    154

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    10 bài thuốc nam chữa dạ dày theo dân gian

    Viêm loét dạ dày tá tràng là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi và ngành nghề. Nhiều người lựa chọn cây thuốc nam…

    20 Th11, 2024
    343

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám