Đau dạ dày có nên ăn sữa chua? Ăn thế nào thì tốt nhất?

Cập nhật 24/06/2023

5.9K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Sữa chua nổi tiếng là một thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa nhưng lại chứa acid lactic. Nhiều người bệnh lo sợ acid trong sữa chua sẽ không tốt cho dạ dày của họ. Vậy người đau dạ dày có nên ăn sữa chua không? Câu trả lời sẽ được chuyên gia Tổ hợp y tế MEDIPLUS giải đáp cụ thể trong bài viết dưới đây.

1. Đau dạ dày có nên ăn sữa chua không?

Người đau dạ dày hoàn toàn có thể ăn sữa chua để nạp thêm các chất dinh dưỡng và lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hóa. Theo một số nghiên cứu được đăng tải trên website sciencedirect, tính acid trong sữa chua thấp hơn rất nhiều so với acid dịch vị nên sẽ không gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Người đau dạ dày có thể ăn sữa chua bình thường và sữa chua hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa

Người đau dạ dày có thể ăn sữa chua bình thường và sữa chua hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa

Trong thành phần của sữa chua có các vi khuẩn họ Lactobacillus và Enterococcus, các chất dinh dưỡng như đạm, canxi, vitamin B12,… Nhờ đó, sữa chua mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho người bệnh như hỗ trợ làm lành các thương tổn của dạ dày, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp,…

Như vậy, người đau dạ dày nên ăn sữa chua vì chúng chứa nhiều tác dụng tốt cho dạ dày. Các tác dụng này sẽ được nêu ra và giải thích cụ thể ở phần 2 của bài viết.

Xem thêm bài viết:

2. Tác dụng của sữa chua đối với người đau dạ dày

Sữa chua chứa nhiều chất dinh dưỡng mang đến tác dụng tốt cho dạ dày. Thông tin cụ thể về các chất dinh dưỡng trong 100g sữa chua sẽ được nêu ra trong bảng dưới đây:

Thành phần dinh dưỡng Định lượng
Năng lượng 61Kcal
Chất đạm (Protein) 3.3g
Canxi 120mg
Kali 155mg
Magie 12mg
Vitamin C 1mg
Vitamin B6 0.032mg
Vitamin B12 0.37μg
Vitamin A 25μg

Nhờ vào các chất dinh dưỡng trên, đặc biệt là magie, vitamin C, vitamin B6, B12,… nên sữa chua rất tốt cho dạ dày. Bên cạnh đó sữa chua còn chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa, mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời như:

2.1 Giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn HP

Vi khuẩn Hp tiết ra chất độc khiến niêm mạc dạ dày suy yếu, dễ bị tổn thương. Đồng thời tiết enzyme urease khiến nồng độ pH thay đổi, gây mất cân bằng hệ vi sinh trong dạ dày và đường ruột. Từ đó gây ra các vết viêm, loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa,… các chất độc tích tụ trong thời gian dài có thể kích phát ung thư.

Lợi khuẩn trong sữa chua có thể giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp và phục hồi các vết thương do vi khuẩn Hp gây ra

Lợi khuẩn trong sữa chua có thể giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp và phục hồi các vết thương do vi khuẩn Hp gây ra

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua bởi sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn, chúng sẽ cạnh tranh môi trường sống làm giảm số lượng vi khuẩn Hp. Qua đó mang đến nhiều lợi ích như:

  • Hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn: Lợi khuẩn sẽ tiết ra enzym phân giải một số cacbohydrat và polisaccarit mà cơ thể không người không thể tự tiêu hóa. Nhờ đó giúp hấp thu dinh dưỡng tốt hơn và tránh đầy bụng, khó tiêu.
  • Giúp cân bằng lại nồng độ pH: Dạ dày chỉ tiêu hóa tốt thức ăn khi pH nằm trong khoảng 1.6 – 2.4. Vì vậy khi vi khuẩn Hp làm thay đổi độ pH sẽ dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, hội chứng kém hấp thu, nhiễm trùng dạ dày,…
  • Hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn Hp: Khi vi khuẩn Hp phát triển quá mức sẽ gây viêm, loét dạ dày, thậm chí dẫn đến ung thư. Vì vậy việc bổ sung lợi khuẩn từ sữa chua là cần thiết để kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp, tạo điều kiện tốt cho điều trị.

Ngoài ra, sữa chua còn chứa acid lactic có khả năng phá vỡ lớp nhầy bảo vệ của vi khuẩn Hp, khiến vi khuẩn mất khả năng sinh sống trong môi trường acid dạ dày.

2.2 Giúp hệ tiêu hóa ổn định

Magie trong sữa chua giúp duy trì ổn định hệ cơ và các dây thần kinh, giảm nguy cơ stress kéo dài dẫn đến đau dạ dày

Magie trong sữa chua giúp duy trì ổn định hệ cơ và các dây thần kinh, giảm nguy cơ stress kéo dài dẫn đến đau dạ dày

Sữa chua cung cấp lượng probiotics dồi dào và các vitamin, khoáng chất như vitamin A, các vitamin nhóm B, vitamin C,… mang đến nhiều tác dụng giúp ổn định hệ tiêu hóa:

  • Vitamin C: Đây là chất chống oxy hóa, có tác dụng chống viêm, sưng niêm mạc dạ dày, đồng thời kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn Hp gây loét dạ dày.
  • Vitamin B6: Một số dẫn xuất của Vitamin B6 như pyridoxal, pyridoxal 5-phosphate và pyridoxamine giúp hỗ trợ các quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Nhờ đó giúp tiêu hóa thức ăn nhanh hơn, tránh gây đầy bụng, ợ hơi,…
  • Magie: Giúp duy trì ổn định hệ cơ và các dây thần kinh, giúp tăng cường hệ miễn dịch, chống viêm và giảm nguy cơ stress kéo dài gây đau dạ dày.

2.3 Acid lactic hỗ trợ tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua bởi acid lactic trong sữa chua có khả năng phân hủy protein thành các acid amin tự do và cắt nhỏ gluxit dạng phức hợp thành các đường mạch ngắn. Nhờ đó, thức ăn dễ dàng được hấp thụ hơn, tránh ứ đọng tạo áp lực cho dạ dày.

Axit lactic giúp tiêu hóa thức ăn nhanh chóng và dễ dàng hơn, giảm áp lực cho dạ dày người bệnh

Axit lactic giúp tiêu hóa thức ăn nhanh chóng và dễ dàng hơn, giảm áp lực cho dạ dày người bệnh

2.4 Bổ sung hệ vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa

Sữa chua chứa nhiều lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hóa, giúp giảm triệu chứng đau dạ dày, năng ngừa táo bón, đau rát hậu môn. Bên cạnh đó, các lợi khuẩn trong sữa chua có khả năng thiết lập lại cân bằng pH trong môi trường dạ dày, chúng được chia thành các dòng chính như:

  • Lactobacillus Acidophilus: Dòng vi khuẩn này tạo ra acid lactic và hydroperoxide, giúp ức chế vi khuẩn Hp, thúc đẩy sự phát triển của các vi khuẩn có lợi và tăng cường hệ miễn dịch. Giúp người bệnh xoa dịu tình trạng viêm, đau dạ dày.
  • Bifidobacterium Bifidum và Bifidobacterium Breve: Vi khuẩn giúp cân bằng lại hệ vi sinh trong đường tiêu hóa. Một số nghiên cứu được đăng tải trên ncbi cho thấy các loại vi khuẩn này giúp cải thiện tốt hội chứng ruột kích thích, giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày.
  • Bacillus Coagulans: Chủng vi khuẩn này tiết ra các chất hỗ trợ tiêu hóa, giúp ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, bệnh viêm ruột,… Nhờ đó giảm áp lực tiêu hóa cho dạ dày và xoa dịu các vết viêm, loét.
Các lợi khuẩn trong sữa chua giúp giảm đau dạ dày, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa

Các lợi khuẩn trong sữa chua giúp giảm đau dạ dày, ngăn ngừa rối loạn tiêu hóa

2.5 Hỗ trợ làm lành những tổn thương ở dạ dày

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua bởi nó hỗ trợ tốt trong việc làm lành những tổn thương ở dạ dày nhờ có chứa những thành phần sau:

  • Lợi khuẩn: Lợi khuẩn giúp cân bằng hệ vi sinh và thúc đẩy tiêu hóa. Nhờ đó tạo điều kiện cho các vết thương trên dạ dày nhanh lành, làm dịu cơn đau dạ dày và các biểu hiện rối loạn tiêu hóa.
  • Protein: Protein là chất cấu tạo nên tất cả mô và cơ quan trong cơ thể, vì vậy đóng vai trò rất lớn trong việc làm lành các vết thương.
  • Vitamin A: Vitamin A là một chất chống oxy hóa, có khả năng ngăn chặn viêm nhiễm, giảm sưng, hỗ trợ làm lành các vết thương tại dạ dày.
Lợi khuẩn trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh, thúc đẩy tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi để làm lành các tổn thương ở dạ dày

Lợi khuẩn trong sữa chua giúp cân bằng hệ vi sinh, thúc đẩy tiêu hóa, tạo điều kiện thuận lợi để làm lành các tổn thương ở dạ dày

Trên đây là những tác dụng chính của sữa chua đối với người bị bệnh dạ dày. Ngoài ra, để nhận được tối đa lợi ích từ sữa chua thì người bệnh cần ăn đúng cách, hướng dẫn sẽ được đề cập ở phần tiếp theo.

3. Hướng dẫn cách ăn sữa chua đúng cách

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua, tuy nhiên, người bệnh cần ăn đúng cách để nhận được tối đa các loại ích từ sữa chua mang lại. Dưới đây là một số lưu ý cách ăn sữa chua mà người đau dạ dày nên biết:

Lượng sữa chua nên ăn

Người bệnh chỉ nên ăn 200 – 300g sữa chua mỗi ngày. Bởi vì nạp quá nhiều lợi khuẩn vào cơ thể sẽ dẫn đến mất cân bằng đường tiêu hóa, khiến lợi khuẩn phải cạnh tranh môi trường sống và dễ bị đào thải, gây lãng phí. Ngoài ra, sữa chua chứa nhiều chất dinh dưỡng, vì thế khi ăn nhiều người bệnh dễ bị đầy bụng, khó tiêu.

Mỗi ngày người bệnh chỉ nên ăn 200 - 300g sữa chua để tránh lãng phí lợi khuẩn.

Mỗi ngày người bệnh chỉ nên ăn 200 – 300g sữa chua để tránh lãng phí lợi khuẩn

Thời điểm ăn sữa chua

Bị đau dạ dày có nên ăn sữa chua nhưng cần chú ý thời điểm ăn sữa chua để nhận được giá trị dinh dưỡng cao nhất và tránh một số rủi ro sức khỏe, một số lời khuyên cụ thể là:

  • Nên ăn khoảng 1 – 2 giờ sau bữa ăn chính: Lúc này lợi khuẩn sẽ được bảo vệ bởi thức ăn, tránh bị phân giải khi tiếp xúc với acid dạ dày. Bên cạnh đó, ăn sữa chua trong khoảng thời gian này không khiến người bệnh quá no, tránh gây áp lực lên dạ dày.
  • Nên ăn vào buổi sáng: Ăn sữa chua vào buổi sáng sẽ giúp thúc đẩy tiêu hóa, tránh thức ăn ứ đọng trong dạ dày gây đau hoặc ảnh hưởng đến các vết viêm, loét.
  • Tránh ăn vào buổi tối: Người bệnh tránh ăn sữa chua vào buổi tối, vì lượng đạm dồi dào trong sữa chua có thể dẫn đến khó tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Đau dạ dày có nên ăn sữa chua 1 - 2 giờ sau bữa chính và vào buổi sáng để phát duy được tối đa tác dụng

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua 1 – 2 giờ sau bữa chính và vào buổi sáng để phát duy được tối đa tác dụng

Các thực phẩm kết hợp với sữa chua

Sữa chua kết hợp với một số loại thực phẩm có thể tăng cường tác dụng tốt đối với dạ dày người bệnh, cụ thể là:

  • Dâu tây: Dâu tây chứa nhiều vitamin C, khoáng chất như kali, magie, chất xơ,… giúp xoa dịu tình trạng sưng viêm niêm mạc dạ dày và nuôi dưỡng lợi khuẩn.
  • Bánh mì: Bánh mì dễ tiêu hóa và sẽ tạo một lớp nhầy trên thành dạ dày, bảo vệ lợi khuẩn khỏi sự tấn công của acid dịch vị, giúp sữa chua phát huy tác dụng tốt hơn.
  • Xoài: Xoài hầu như không chứa chất béo bão hòa gây hại cho cơ thể, giàu vitamin như vitamin C, A, B1, B2, B6, chất xơ,… Nhờ đó giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm, kích thích sản sinh collagen giúp mạch máu thành dạ dày bền vững, ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp,…
  • Bơ: Bơ chứa nhiều carotenoid, omega-3, vitamin E, C, B6,… giúp làm dịu niêm mạc, phòng ngừa viêm loét dạ dày và tiêu diệt vi khuẩn Hp.
Ăn sữa chua kết hợp dâu tây giúp xoa dịu vết viêm sưng trên niêm mạc và nuôi dưỡng lợi khuẩn

Ăn sữa chua kết hợp dâu tây giúp xoa dịu vết viêm sưng trên niêm mạc và nuôi dưỡng lợi khuẩn

Các thực phẩm không nên ăn cùng sữa chua

Một số thực phẩm khiến tác dụng tốt của sữa chua bị giảm và có thể khiến người bệnh bị rối loạn tiêu hóa, cụ thể như:

  • Xúc xích, thịt xông khói: Đây là những loại thực phẩm gây khó tiêu, thường chứa chất bảo quản khiến dạ dày tăng tiết acid, acid tăng sẽ giết chết nhiều lợi khuẩn trong sữa chua.
  • Các nước uống họ chanh: Sữa chua chứa nhiều protein, khi tiếp xúc với acid trong nước uống họ chanh sẽ gây hiện tượng vón cục. Do đó có thể gây khó tiêu, tiêu chảy, đau dạ dày,…
  • Nước ngọt có gas: Nước ngọt có gas tạo ra acid yếu và chứa nhiều chất tạo ngọt, chất tạo hương, màu thực phẩm,… Các chất này gây áp lực lên dạ dày, kích thích dạ dày tiết acid, từ đó gây đau, viêm, loét dạ dày.
Người bệnh không nên uống chanh với sữa chua vì sẽ gây vón cục, ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa.

Người bệnh không nên uống chanh với sữa chua vì sẽ gây vón cục, ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa.

Không nên hâm nóng sữa chua

Đau dạ dày có nên ăn sữa chua tuy nhiên bạn không nên hâm nóng sữa chua bởi khi ở nhiệt độ cao sữa chua sẽ bị vón cục và tiêu diệt hết những vi khuẩn có lợi. Do đó làm mất đi tác dụng của sữa chua đối với dạ dày, hệ tiêu hóa và cơ thể.

Nhiệt độ thích hợp để bảo quản sữa chua

Sữa chua sẽ giữ được nhiều dưỡng chất và có vị thơm ngon nhất khi được bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, khoảng 6 – 8 độ C. Người bệnh lưu ý không nên để sữa chua ở ngăn đá vì nhiệt độ lạnh sẽ giết chết các lợi khuẩn trong sữa chua, làm mất hiệu quả tăng cường tiêu hóa. Bên cạnh đó sữa chua đông đá còn khiến cơ thể bị lạnh, dễ dẫn đến đau họng, cảm cúm, tăng co thắt dạ dày,…

Trường hợp không nên ăn sữa chua

Một số trường hợp người bệnh có vấn đề sức khỏe khác ngoài đau dạ dày sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi sữa chua, cụ thể như:

  • Người có cơ địa không tiêu hóa được Lactose: Sữa chua được làm từ sữa nên sẽ chứa lactose, một số người có cơ địa không tiêu hóa được chất này sẽ bị đầy bụng, khó tiêu, đau dạ dày.
  • Người bị dị ứng sữa: Thông thường tình trạng này sẽ xảy ra ở trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 1 tuổi. Bởi vì hệ thống miễn dịch chưa tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm, có thể nhận định protein trong sữa là dị nguyên và giải phóng histamin để chống lại, gây ra biểu hiện dị ứng. Các biểu hiện thường thấy là nôn mửa, trẻ cáu gắt, quấy khóc, da nổi mề đay, tiêu chảy,…
  • Người mắc bệnh viêm gan, tiểu đường, người bị xơ cứng động mạch, viêm tuyến tụy: Đối với các loại sữa chua chứa hàm lượng đường và chất béo cao thì người mắc những bệnh trên hoàn toàn không nên ăn. Bởi vì chúng có thể làm trầm trọng hơn tình trạng bệnh và gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
Người bị dị ứng với sữa chua thường bị nổi mề đay, tiêu chảy

Người bị dị ứng với sữa chua thường bị nổi mề đay, tiêu chảy

Trên đây là các lưu ý để người bệnh đạt được lợi ích lớn nhất khi ăn sữa chua. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chọn loại sữa chua phù hợp và hướng dẫn sẽ được đưa ra ở phần tiếp theo.

4. Cách chọn sữa chua phù hợp với người đau dạ dày

Người bệnh cần căn cứ dạng sữa chua và kiểm tra thành phần của sữa chua để đảm bảo phù hợp, cụ thể như:

  • Tham khảo bảng thành phần: Người bệnh nên chọn loại sữa chua ít đường, ít hương liệu, chất tạo màu và chất bảo quản. Bởi vì các chất này có thể kích thích dạ dày tăng tiết acid, dẫn đến đau dạ dày. Gợi ý tốt nhất là người bệnh nên ăn loại sữa chua nguyên chất không đường.
  • Tham khảo bảng thành phần dinh dưỡng: Người bệnh nên ưu tiên loại sữa chua chứa nhiều canxi và vitamin, khoáng chất vì có thể cải thiện hệ miễn dịch, giúp giảm viêm, sưng dạ dày.
  • Hạn chế các loại phụ gia: Các loại phụ gia như chất tạo hương, đường tinh luyện,… làm tăng hương vị cho sữa chua. Tuy nhiên có thể chứa một số chất kích thích acid dạ dày hoặc kích thích tế bào ung thư phát triển, gây hại cho người bệnh.
  • Ưu tiên các loại sữa chua có lợi khuẩn sống: Nhiều loại sữa chua trên thị trường làm từ sữa tiệt trùng hoặc đã được xử lý nhiệt sẽ chứa rất ít lợi khuẩn. Vì vậy người bệnh nên chọn các loại có chứa lợi khuẩn sống như sữa chua uống men sống, sữa chua organic,…

Tóm lại, câu trả lời cho vấn đề “đau dạ dày có nên ăn sữa chua” – là CÓ. Người bệnh cần ăn đúng cách và lựa chọn được loại sữa chua phù hợp để đảm bảo nhận được đầy đủ tác dụng tốt của sữa chua.

Nếu bạn còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về đau dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Hạt sang chữa dạ dày được không? 2 Lợi ích và 3 tác dụng phụ

    Với những đặc tính nổi bật, hạt sang không chỉ được biết đến như một phương pháp an toàn mà còn mang lại nhiều lợi…

    20 Th11, 2024
    6.3K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Thuốc dạ dày chữ P uống trước hay sau ăn? 6 Lưu ý khi dùng

    Việc sử dụng thuốc dạ dày chữ P đúng cách là điều quan trọng để chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa. Nhiều người vẫn…

    28 Th9, 2024
    650

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm loét dạ dày có tự khỏi được không? Gợi ý 2 cách phòng bệnh

    Bệnh viêm loét dạ dày có tự khỏi được không? Viêm loét dạ dày bao lâu khỏi được? Những biện pháp phòng bệnh và chữa…

    14 Th9, 2024
    191

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Gợi ý] 5 loại thuốc trị Hp dạ dày tốt nhất hiện nay

    Helicobacter pylori (H. pylori) là một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng dạ dày của bạn. Nó có thể làm hỏng mô trong dạ dày…

    20 Th11, 2024
    41

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám