Đau dạ dày có phải đi nghĩa vụ không? 4 Lưu ý

Cập nhật 24/02/2025

78

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Đau dạ dày có phải đi nghĩa vụ không là thắc mắc của nhiều người, đặc biệt là nam giới. Tham gia nghĩa vụ quân sự là trách nhiệm của công dân đối với Tổ quốc. Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt sẽ được miễn nghĩa vụ quân sự. Để biết trào ngược dạ dày có phải đi nghĩa vụ không? Bạn đọc có thể tham khảo bài viết sau đây của MEDIPLUS để biết thêm. 

1. Quy định về việc khám sức khỏe khi thực hiện nghĩa vụ quân sự

Quy định về khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP:

Quy trình khám sức khỏe

  • Lập danh sách công dân đủ điều kiện khám sức khỏe sau sơ tuyển.
  • Thông báo cho công dân về  địa điểm, thời gian cụ thể để khám sức khỏe.
  • Tiến hành khám sức khỏe chi tiết theo quy định.
  • Tổ chức tư vấn và xét nghiệm HIV cho các trường hợp đạt tiêu chuẩn nhập ngũ.
  • Hoàn thiện phiếu sức khỏe theo mẫu quy định.
  • Báo cáo kết quả chi tiết về việc khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự.
Việc khám sức khỏe sẽ thực hiện theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP

Việc khám sức khỏe sẽ thực hiện theo Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP

Thời gian khám sức khỏe

  • Diễn ra từ ngày 01/11 đến 31/12 hằng năm.
  • Cụ thể thời gian căn cứ vào giấy báo, nhưng không vượt quá ngày 31/12.

Nội dung khám sức khỏe vòng 2

Khám sức khỏe ở vòng 2 sẽ khám về: Thể lực, mạch, tai mũi họng, huyết áp, thị lực, thính lực, răng hàm mặt, nội khoa, tâm thần kinh, ngoại khoa, da liễu và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.

**Lưu ý: Nếu qua sơ tuyển vòng 1, công dân sẽ được gọi khám sức khỏe vòng 2.

Xem thêm: Thức khuya có bị đau dạ dày không? 4 Lưu ý

2. Các trường hợp được miễn và tạm hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự

Mặc dù thực hiện nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang, là trách nhiệm của mỗi công dân đối với Tổ Quốc. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp được miễn và tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, cụ thể: 

Các trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự

Dưới đây là một số trường hợp được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự: 

  • Con của liệt sĩ.
  • Con của thương binh hạng 1.
  • Anh em trai của liệt sĩ.
  • Con của thương binh hạng 2.
  • Khả năng lao động của bệnh binh suy giảm từ 81% trở lên.
  • Người nhiễm chất độc da cam, bị suy giảm khả năng lao động trên 81%.
  • Những người làm việc công tác cơ yếu, không thuộc các bộ phận quân đội hoặc công an. 
  • Cán bộ, viên chức, công chức hoặc thanh niên xung phong được cử đi công tác và làm việc tại các vùng kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn với thời gian từ 24 tháng trở lên.
Nhiều trường hợp được miễn đi nghĩa vụ quân sự

Nhiều trường hợp được miễn đi nghĩa vụ quân sự

Các trường hợp được tạm hoãn tham gia nghĩa vụ quân sự

Một số trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự gồm có: 

  • Những người chưa đủ sức khỏe theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe được tạm hoãn nhằm đảm bảo an toàn cho cá nhân và hiệu quả của lực lượng quân đội.
  • Những người là lao động duy nhất phải trực tiếp chăm sóc thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động.
  • Gia đình gặp thiệt hại lớn về người và tài sản do thiên tai, tai nạn, hoặc dịch bệnh nghiêm trọng (cần có xác nhận của UBND cấp xã).
  • Một con của bệnh binh hoặc những người đã bị nhiễm chất độc da cam, giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%.
  • Người có anh, chị hoặc em ruột đang phục vụ trong quân đội hoặc công an nhân dân.
  • Những người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu tới các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước (do UBND cấp tỉnh trở lên quyết định).
  • Công viên chức, cán bộ hoặc các thanh niên xung phong đang công tác tại các vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định.
  • Công dân còn đang học tại trường phổ thông hoặc đang theo học chương trình đại học hoặc cao đẳng chính quy (một khóa đào tạo).
  • Những người thuộc lực lượng dân quân thường trực đóng vai trò bảo vệ an ninh, trật tự tại địa phương.

Các trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự phản ánh sự nhân văn và linh hoạt trong chính sách quốc phòng, đảm bảo vừa đáp ứng yêu cầu quốc gia, vừa bảo vệ quyền lợi cá nhân và gia đình.

Đón đọc: Nửa đêm đau dạ dày phải làm sao? 3 Cách khắc phục

3. Những bệnh gì được hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự

Loại bệnh nào sẽ được hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự? Trào ngược dạ dày có phải đi nghĩa vụ không? Dưới đây là những loại bệnh được miễn hoặc hoãn thực hiện nghĩa vụ quân sự: 

  • Những người gặp vấn đề ở các giác quan hoặc các dị tật trên cơ thể sẽ được xem xét tạm hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các bệnh lý thần kinh, nội khoa, ngoại khoa, da liễu.
  • Các bệnh mạn tính như ung thư, các bệnh lý ác tính, hoặc dị tật, khuyết tật gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến giác quan và chức năng cơ thể.
  • Những người mất khả năng nhận thức hoặc hành động sẽ được miễn hoàn toàn nghĩa vụ quân sự.
Các bệnh về dị tật, ung thư, viêm dạ dày tá tràng nặng sẽ được hoãn hoặc miễn đi nghĩa vụ

Các bệnh về dị tật, ung thư, viêm dạ dày tá tràng nặng sẽ được hoãn hoặc miễn đi nghĩa vụ

Tham khảo: Vừa đau dạ dày vừa đau đại tràng: 4 Nguyên nhân và 2 Cách chữa

4. Đau dạ dày có phải đi nghĩa vụ không?

Viêm đại tràng có đi nghĩa vụ quân sự không. Căn cứ theo quy định Thông tư 16/2016/TTLT-BYT-BQP, điểm đánh giá bệnh lý dạ dày và tá tràng:

  • Viêm dạ dày cấp: Điểm 2T – Không thuộc diện được hoãn hoặc miễn nghĩa vụ quân sự.
  • Viêm loét dạ dày, tá tràng chưa có biến chứng: Điểm 4 – Đủ điều kiện để hoãn nghĩa vụ.
  • Viêm dạ dày, tá tràng mạn tính hoặc túi thừa dạ dày: Điểm 4 – Được xem xét hoãn.
  • Loét dạ dày, tá tràng có biến chứng (như hẹp môn vị, chảy máu): Điểm 6 – Được miễn nghĩa vụ.
  • Loét dạ dày, tá tràng đã điều trị lành bằng nội khoa: Điểm 4 – Đủ điều kiện để hoãn.
  • Loét dạ dày, tá tràng đã điều trị bằng phẫu thuật: Điểm 5 – Được xem xét hoãn.
  • Ung thư dạ dày: Điểm 6 – được miễn nghĩa vụ.
Đau dạ dày có phải đi nghĩa vụ không? 

Đau dạ dày có phải đi nghĩa vụ không?

Nếu mắc viêm dạ dày cấp tính (điểm 2T), công dân vẫn phải thực hiện nghĩa vụ quân sự. Những trường hợp mắc bệnh ở cấp độ 4, 5, hoặc 6 sẽ được hoãn hoặc miễn nghĩa vụ tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng.

5. 4 Lưu ý cần làm khi đau dạ dày 

Công dân nên đảm bảo sức khỏe tốt khi thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Khi gặp các triệu chứng như đau vùng thượng vị, ợ chua, trào ngược axit, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng, cần thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh đau dạ dày có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, mỗi nguyên nhân sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp: 

  • Loét dạ dày: Sử dụng thuốc ức chế bơm Proton (PPIs) giúp giảm tiết axit và làm lành ổ loét. Các loại thuốc thường dùng: Pantoprazole, Omeprazole, Lansoprazole, Esomeprazole, Rabeprazole.
  • Loét dạ dày do vi khuẩn Hp (Helicobacter Pylori): Điều trị bằng kháng sinh kết hợp với PPIs để diệt khuẩn và giảm tiết axit.
  • Đau dạ dày do lạm dụng thuốc giảm đau (NSAIDs hoặc Aspirin): Kết hợp thuốc PPIs để bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm tác động của thuốc giảm đau.
  • Chứng khó tiêu chức năng: Điều trị bằng PPIs hoặc phối hợp với thuốc tăng vận động đường tiêu hóa (Prokinetic) để cải thiện tiêu hóa.
Khi đau dạ dày, cần đi khám để được điều trị sớm

Khi đau dạ dày, cần đi khám để được điều trị sớm

6. Giải đáp một số thắc mắc về bệnh miễn đi nghĩa vụ quân sự

Dưới đây là một số thắc mắc của công dân về bệnh miễn đi nghĩa vụ quân sự: 

Đau dạ dày có phải đi nghĩa vụ không?

Đau dạ dày có phải đi nghĩa vụ không còn tùy thuộc vào cấp độ của bệnh. Nếu bệnh ở cấp độ 2 thì không được hoãn, nếu bệnh ở cấp độ 4, 5, 6 sẽ được hoãn miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự. 

Trào ngược dạ dày có phải đi nghĩa vụ không?

Theo quy định, bệnh trào ngược dạ dày không nằm trong danh sách các bệnh về dạ dày ảnh hưởng đến tiêu chuẩn sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Do đó, nếu đáp ứng các điều kiện khác, bạn vẫn đủ tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự.

Viêm dạ dày có thực hiện nghĩa vụ công an được không?

Theo Khoản 3 Điều 5 Thông tư 45/2019/TT-BCA, chỉ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2 và phải đáp ứng các chỉ số đặc biệt quy định tại Điều 6 của Thông tư này. 

Các bệnh về dạ dày, tá tràng được quy định tại số thứ tự 76 Mục II Phụ lục 1 của Thông tư 45/2019/TT-BCA là một trong những điều kiện không đảm bảo sức khỏe để công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia công an nhân dân.

Loạn thị bao nhiêu độ thì sẽ không cần đi nghĩa vụ?

Năm 2025, người bị loạn thị độ nặng trên 1 diop vẫn có thể tham gia nghĩa vụ quân sự, vì hiện hành pháp luật không quy định cụ thể về độ loạn thị không được tham gia nghĩa vụ quân sự.

Mạch bao nhiêu không đi nghĩa vụ quân sự?

Nếu công dân có chỉ số huyết áp xếp loại 4, 5, 6, họ có thể không đủ điều kiện tham gia nghĩa vụ quân sự năm 2025. Các chỉ số huyết áp không đủ điều kiện bao gồm:

  • Huyết áp tối đa: Từ 140 trở lên hoặc dưới 90.
  • Huyết áp tối thiểu: Từ 90 trở lên.

Cận bao nhiêu độ thì sẽ không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự?

Năm 2025, công dân bị cận 1,5 độ vẫn thuộc diện được tạm hoãn nhập ngũ vì không đủ tiêu chuẩn về sức khỏe.

Khám nghĩa vụ đợt 2 khám những gì?

Sau khi công dân khám sơ tuyển sức khỏe tại trạm y tế xã, họ sẽ tiếp tục khám sức khỏe lần 2 tại Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự cấp huyện, bao gồm các nội dung:

  • Khám thể lực.
  • Khám lâm sàng theo các chuyên khoa như mắt, tai mũi họng, răng hàm mặt, nội khoa, thần kinh, tâm thần, ngoại khoa, da liễu, sản phụ khoa (nữ).
  • Khám cận lâm sàng như công thức máu, nhóm máu (ABO), chức năng gan, thận, đường máu, virus viêm gan B và C, HIV, nước tiểu toàn bộ, siêu âm ổ bụng, điện tim, X-quang tim phổi, xét nghiệm ma túy.
  • Chủ tịch Hội đồng có thể chỉ định thêm xét nghiệm khác để kết luận sức khỏe chính xác.

Trong năm 2025, đau dạ dày có phải đi nghĩa vụ không còn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh. Đồng thời, việc quyết định công dân bị đau dạ dày có phải đi nghĩa vụ không sẽ được Hội đồng khám sức khỏe thăm khám và đánh giá theo quy định của Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng.

Lưu ý: Bài viết là các kiến thức tổng hợp, không thay thế cho khám với bác sĩ và điều trị y khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Nửa đêm đau dạ dày phải làm sao? 3 Cách khắc phục

    Cơn đau dạ dày xuất hiện vào đêm khuya thường làm bạn khó chịu và mất ngủ. Cảm giác đau âm ỉ, nóng rát hay…

    24 Th2, 2025
    80

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Lá vú sữa chữa trào ngược dạ dày được không? 3 Lưu ý

    Lá vú sữa có chứa nhiều dưỡng chất có lợi đối với sức khỏe. Vậy lá vú sữa chữa trào ngược dạ dày có được…

    27 Th1, 2025
    127

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi được không? 3 Lưu ý

    Bệnh trào ngược dạ dày có chữa khỏi được không luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trào ngược dạ dày là một…

    20 Th12, 2024
    215

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày uống bia được không? 6 Lời khuyên

    “Đau dạ dày uống bia được không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Rượu bia là những loại đồ uống có cồn…

    26 Th11, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám