ĐAU DẠ DÀY KHI ĐÓI – NGUYÊN NHÂN VÀ CÁCH XỬ LÝ

Cập nhật 24/06/2023

17.5K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Đau dạ dày khi đói hay tình trạng đau bụng ở vị trí đối chiếu của dạ dày trên thành bụng khi đói có thể do nguyên nhân bệnh lý tại dạ dày hoặc do các tạng, cơ quan khác. Bài viết dưới đây của MEDIPLUS sẽ giúp người bệnh biết được bản thân có đang bị các bệnh lý liên quan tới dạ dày không hay bệnh khác.

1. Triệu chứng nhận biết đau dạ dày khi đói

Đau dạ dày khi đói thường biểu hiện đau vùng thượng vị, vùng giữa bụng. Đau bụng khi đói là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau như: viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản, bệnh về gan mật,… Vì thế, để xác định đó có phải là cơn đau dạ dày khi đói hay không, người bệnh cần căn cứ vào những triệu chứng như sau:

  • Đau vùng thượng vị: Cơn đau dạ dày khi đói thường xuất hiện ở vùng thượng vị (dưới xương ức) với cảm giác đau râm ran, âm ỉ hoặc quặn lên từng cơn. Đồng thời, người bệnh còn cảm thấy cồn cào, khó chịu và nóng rát.
  • Ợ hơi, ợ chua: Bệnh lý đau dạ dày thường dẫn đến tình trạng trào ngược axit dịch vị lên thực quản, gây nên cảm giác nóng rát, đắng cổ, ợ hơi, ợ chua,…
  • Cảm giác nôn nao, mệt mỏi: Khi bị đau bụng do đói, bên cạnh cảm nhận về cơn đau thông thường, người bệnh còn có cảm giác nôn nao, mệt mỏi, khó tập trung.
Đau vùng thượng vị kèm một số triệu chứng như ợ chua, ợ nóng,... là biểu hiện của bệnh lý đau dạ dày

Đau vùng thượng vị kèm một số triệu chứng như ợ chua, ợ nóng,… là biểu hiện của bệnh lý đau dạ dày

Đau bụng ở vùng dạ dày khi đói chưa thể khẳng định là người bệnh đã mắc một bệnh lý liên quan tới dạ dày. Vì vậy, người bệnh nên chú ý theo dõi các triệu chứng kể trên và đi khám bác sĩ để biết được chính xác tình trạng sức khỏe, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

2. Nguyên nhân tình trạng đau dạ dày khi đói

Nguyên lý hoạt động của dạ dày khi tiêu hóa thức ăn là dạ dày sẽ tiết ra dịch vị và co bóp để nhào trộn thức ăn. Quá trình này được diễn ra liên tục và lặp đi lặp lại theo thời điểm thức ăn được đưa vào trong ngày. Nếu trong các thời điểm này, người bệnh không ăn uống đúng bữa, dạ dày trống rỗng thì acid dịch vị có thể tác động lên niêm mạc dạ dày và gây ra cơn đau. Bên cạnh đó, hoạt động co bóp dạ dày trong giai đoạn này cũng có thể gây ra các cơn đau.

Quá trình tiêu hóa bị rối loạn, trì trệ, lượng axit dịch vị tiết ra nhiều hoặc ít hơn là nguyên nhân gây đau dạ dày khi đói

Quá trình tiêu hóa bị rối loạn, trì trệ, lượng axit dịch vị tiết ra nhiều hoặc ít hơn là nguyên nhân gây đau dạ dày khi đói

Trường hợp hệ tiêu hóa bị rối loạn, trì trệ có thể khiến lượng axit dịch vị tiết ra nhiều hoặc ít hơn so với nhu cầu cần thiết. Khi axit dịch vị tiết ra nhiều hơn so với thông thường sẽ gây nên tình trạng viêm, ăn mòn niêm mạc, gây tổn thương, viêm loét dạ dày.

Do đó, thời điểm thường gặp cơn đau dạ dày khi đói là vào buổi sáng sớm, tối muộn, hoặc khi người bệnh nhịn đói. Vậy, nếu tình trạng này kéo dài thì có nguy hiểm không? Câu trả lời sẽ có ngay trong phần tiếp theo của bài viết.

3. Đau dạ dày khi đói có nguy hiểm không?

Nếu người bệnh gặp phải tình trạng này thường xuyên sẽ dễ đối mặt với nhiều bệnh lý về dạ dày như: trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, xuất huyết dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng,…

Phụ nữ đang mang thai thường hay gặp tình trạng đau dạ dày khi đói do sự tăng lên của nồng độ hormone Progesterone kích thích dạ dày làm bài tiết dịch vị nhiều hơn, co bóp quá mức và đau.

Tình trạng đau khi đói xảy ra thường xuyên sẽ gây nên nhiều bệnh lý nghiêm trọng về dạ dày

Tình trạng đau khi đói xảy ra thường xuyên sẽ gây nên nhiều bệnh lý nghiêm trọng về dạ dày

Tình trạng đau vùng dạ dày khi đói diễn ra thường xuyên hay không thì đều ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh gây ra cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Trong phần tiếp theo MEDIPLUS sẽ hướng dẫn một số cách xử lý hiệu quả khi gặp tình trạng này.

4. Hướng dẫn cách xử lý khi bị đau dạ dày do đói

Khi gặp phải tình trạng đau dạ dày do đói, người bệnh nên áp dụng một số cách làm dịu cơn đau tạm thời và sau đó cần thực hiện phương pháp điều trị lâu dài theo hướng dẫn sau:

Cách xử lý tạm thời

Dưới đây là hướng dẫn cách xử lý tạm thời khi bị đau dạ dày do đói, người bệnh hãy áp dụng để giảm đau và thấy dễ chịu hơn.

Ăn nhẹ khi bị đói giúp tạm thời giảm được cơn đau dạ dày

Ăn nhẹ khi bị đói giúp tạm thời giảm được cơn đau dạ dày

  • Ăn nhẹ các món ăn dễ tiêu hóa: Khi đói, người bệnh nên ăn các món ăn dễ tiêu hóa như súp, cháo và những thực phẩm có khả năng thấm hút axit dịch vị như bánh mì, cơm. Người bệnh không nên thường xuyên ăn phở khi đói, vì sợi phở được làm bằng tinh bột lên men, có vị chua và chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản, gây khó tiêu, chướng bụng khiến tình trạng đau dạ dày thêm trầm trọng.
  • Uống nước ấm: Để giảm cảm giác khó chịu do đau dạ dày khi đói, người bệnh có thể uống một tách trà hoa cúc, trà gừng hoặc nước muối pha loãng. Những thức uống này giúp trung hòa, làm loãng lượng axit dịch vị để người bệnh phần nào giảm được cơn đau.
  • Chườm nóng: Phương pháp chườm nóng bằng nước nóng hoặc muối hột rang có tác dụng làm dịu cơn đau, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài chườm nóng, người bệnh nên kết hợp massage vùng bụng nhẹ nhàng để giảm cơn đau.
  • Chườm nóng giúp người bệnh giảm đau, cảm thấy dễ chịu hơn: Một số cách vừa được hướng dẫn có tác dụng giúp người bệnh phần nào giảm cảm giác đau dạ dày khi đói. Tuy nhiên, chỉ khi áp dụng cách xử lý lâu dài như hướng dẫn tiếp theo mới điều trị được bệnh và tránh tình trạng bệnh tiến triển trầm trọng.

Cách xử lý lâu dài

Người thường xuyên bị đau dạ dày khi đói nên đến cơ sở y tế khám để được chẩn đoán đúng bệnh và sử dụng các loại thuốc, liều dùng theo chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc uống. Điều này khiến bệnh thêm trầm trọng, tái phát nhiều lần và có thể dẫn đến những biến chứng khó lường do tác dụng phụ của thuốc.

Các cách xử lý khi bị đau dạ dày do đói như vừa hướng dẫn sẽ giúp người bệnh phần nào cải thiện được triệu chứng khó chịu và điều trị được các bệnh lý về đau dạ dày.

Lưu ý quan trọng cho người đau dạ dày

Để đạt được hiệu quả trong việc điều trị tình trạng đau dạ dày khi đói cũng như khắc phục những triệu chứng khó chịu, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Không nhịn ăn, bỏ bữa: Không nên nhịn ăn, bỏ bữa và để bụng quá đói, vì axit dịch vị được tiết ra sẽ gây tổn thương niêm mạc dạ dày.
  • Ăn đúng bữa và tập trung khi ăn: Người có vấn đề về dạ dày nên ăn đúng bữa và không nên ăn quá no, khi ăn nên tập trung, không nên vừa ăn vừa xem phim, đọc sách,… để giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt nhất.
  • Tránh ăn thực phẩm không tốt cho dạ dày: Hạn chế ăn thực phẩm chua, cay, nóng nhằm hạn chế nguy cơ đau, viêm loét dạ dày.
  • Chuẩn bị sẵn thức ăn, đề phòng bị đói: Người bệnh nên chuẩn bị sẵn một số thực phẩm tốt cho dạ dày để bổ sung ngay khi đói nhằm tránh cảm giác đau. Đó là những thực phẩm như: bánh mì, chuối, táo, đu đủ chín, bơ,…
Người bệnh nên chuẩn bị sẵn một số thức ăn nhẹ phòng khi bị đói nhằm ngăn ngừa cơn đau dạ dày

Người bệnh nên chuẩn bị sẵn một số thức ăn nhẹ phòng khi bị đói nhằm ngăn ngừa cơn đau dạ dày

Như vậy, tình trạng đau dạ dày khi đói có thể là dấu hiệu của các bệnh lý dạ dày hoặc không. Người bệnh cần đi khám để được điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, điều chỉnh chế độ ăn uống, giữ thói quen sinh hoạt khoa học, điều độ cũng là những điều người bệnh cần quan tâm để giữ sức khỏe tốt nhất.

Nếu bạn đọc còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về tình trạng đau dạ dày thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

5/5 - (1 vote)

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Bệnh viêm dạ dày có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

    Viêm dạ dày là một vấn đề sức khỏe phổ biến, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về mức độ nghiêm trọng của bệnh…

    16 Th9, 2024
    277

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày HP dương tính có nguy hiểm không? 

    Sau khi tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán, nếu kết quả cho thấy vi khuẩn HP dương tính, điều đó có nghĩa là bệnh…

    13 Th9, 2024
    265

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Gợi ý] 7 loại thuốc đau dạ dày cho bà bầu và 2 lưu ý 

    Nguyên nhân nào gây đau dạ dày ở phụ nữ mang thai? Khi bị đau dạ dày cần phải làm sao? Loại thuốc đau dạ…

    21 Th11, 2024
    58

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày ruột là gì? 3 Nguyên nhân và 2 cách điều trị

    Viêm dạ dày ruột thường do vi khuẩn, virus gây ra. Tình trạng này sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được…

    16 Th9, 2024
    189

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám