Đau dạ dày uống bia được không? 6 Lời khuyên

Cập nhật 26/11/2024

13

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Đau dạ dày uống bia được không?” là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Rượu bia là những loại đồ uống có cồn và được sử dụng trong những bữa tiệc, những buổi nhậu. Bia mang tới một số lợi ích cho sức khỏe nhưng nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng xấu tới dạ dày. Và trong bài viết này, Mediplus sẽ cùng bạn giải đáp thắc mắc cũng như đưa ra những lời khuyên hữu ích. 

1. Lợi ích của bia đối với sức khỏe khi uống điều độ

Trước khi giải đáp thắc mắc đau dạ dày uống bia được không, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những lợi ích của bia đối với sức khỏe nếu được uống điều độ, với lượng vừa phải. 

Bia mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được uống ở mức vừa phải

Bia mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được uống ở mức vừa phải

Lợi ích của bia đối với sức khỏe

Bia là một loại đồ uống có cồn được làm  từ các loại ngũ cốc với giá trị dinh dưỡng cao. Trong bia có chứa hàm lượng protein và vitamin B cao hơn rượu vang, và hàm lượng chất chống oxy hóa tương đương với rượu vang. 

  • Cải thiện tiêu hóa: Một số loại bia thủ công được ủ trong chai hoặc chứa men sống có thể có tác dụng probiotic, tương tự như những loại có trong thực phẩm lên men như sữa chua. Những loại probiotic này có thể góp phần tạo nên hệ vi sinh đường ruột khỏe mạnh. 
  • Hỗ trợ tim mạch: Bia chứa vitamin B6, có tác dụng bảo vệ chống lại các bệnh tim bằng cách ngăn ngừa sự tích tụ của hợp chất homocysteine. Nó còn có tác dụng làm loãng máu và ngăn ngừa sự hình thành cục máu đông, nguyên nhân gây tắc nghẽn trong động mạch vành. 
  • Giúp giảm căng thẳng, ngủ sâu giấc hơn: Theo nghiên cứu, uống bia làm tăng lượng dopamine trong não sẽ khiến người uống cảm thấy bình tĩnh và thư giãn hơn. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống một lượng nhỏ, khoảng 15 ml là đủ.
  • Hỗ trợ làm đẹp da: Collagen, có trong lúa mạch, là một loại protein tạo nên cấu trúc da, có thể làm giảm nếp nhăn. Nó cũng có thể làm giảm tình trạng da khô làm mất đi vẻ rạng rỡ tự nhiên của bạn.

Uống bia liều lượng bao nhiêu thì tốt? 

Trong bia có chứa nhiều CO2 nên có tính giải khát cao, phù hợp cho những ngày mùa hè cũng như cung cấp được lượng chất dinh dưỡng phong phú. Tuy nhiên điều này chỉ đúng khi bạn uống bia với một lượng vừa đủ và đúng cách. 

Nhiều chuyên gia khuyến cáo với nam giới không nên uống quá 660ml bia tương đương với 2 lon bia/ngày. Và với nữ giới không nên uống quá 330ml bia tương ứng 1 lon bia/ngày cũng như tần suất uống dưới 5 lần/tuần. Bạn cần kiểm soát được lượng bia uống vào cơ thể vì nếu uống quá nhiều sẽ gây căng hoặc rách dạ dày, thậm chí xuất hiện dạ dày, rối loạn nhịp tim và suy nhược toàn thân. 

2. Ảnh hưởng khi lạm dụng bia rượu đối với sức khỏe

Uống bia quá nhiều sẽ khiến cho chức năng của dạ dày bị suy giảm theo thời gian và theo các mức độ khác nhau. Cụ thể các ảnh hưởng khi lạm dụng rượu bia đối với sức khỏe là: 

Gây kích ứng dạ dày

Ảnh hưởng rõ rệt nhất khi lạm dụng rượu bia đó là gây kích ứng lên niêm mạc dạ dày. Điều này có thể dẫn tới một số tình trạng như đau dạ dày, gây buồn nôn và ói mửa. Nếu uống rượu bia trong thời gian dài thì sẽ dẫn tới các vấn đề về sức khỏe như viêm loét dạ dày và các bệnh về tiêu hóa. 

Giảm chức năng dạ dày

Uống bia có thể làm tăng lượng axit bên trong dạ dày một cách nhanh chóng, từ đó có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm khởi phát các cơn đau. Việc khiến cho dạ dày hoạt động quá mức trong thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể người bệnh bị giảm hấp thu, suy dinh dưỡng cũng như suy giảm chức năng dạ dày. 

Bia rượu có thể làm giảm chức năng dạ dày

Bia rượu có thể làm giảm chức năng dạ dày khi lạm dụng

Giảm sản xuất men tiêu hóa

Rượu bia cũng làm gián đoạn các hoạt động và quá trình sản xuất nên men tiêu hóa trong dạ dày. Và hậu quả của việc này sẽ khiến bạn khó tiêu hóa thức ăn cũng như cản trở khả năng hấp thu chất dinh dưỡng một cách hiệu quả. 

Tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đại tràng, ung thư tụy

Uống rượu bia trong thời gian dài sẽ khiến làm tăng nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư dạ dày hay đại tràng. Mặc dù việc gây ra ung thư dạ dày từ bia rượu vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ nhưng nhiều nhà khoa học cho rằng bia rượu sẽ tác động tới ADN. Điều này sẽ làm phá hủy cấu trúc ADN và hoạt động của các tế bào, từ đó gây ra ung thư. 

Ảnh hưởng đến chức năng gan

Bia rượu ảnh hưởng rất tiêu cực tới sức khỏe của gan từ đó sẽ tác động đến sức khỏe tổng thể. Khi bạn uống rượu bia, gan sẽ có chức năng xử lý nhưng nếu uống quá nhiều trong thời gian dài sẽ làm hỏng các tế bào gan, có thể dẫn tới xơ gan, thậm chí ung thư gan. 

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc

Một số loại bia có độ pH cao trên 4,60 và có ít hoặc không có cồn cũng như có chứa lượng oxit carbon thấp sẽ rất dễ bị hỏng và gây bệnh khi uống vào. Các loại đồ uống này sẽ làm tăng nguy cơ phát triển loại vi khuẩn Clostridium botulinum và làm tăng khả năng sản sinh ra độc tố. 

Bia có độ pH cao dễ gây ngộ độc ở người nhạy cảm

Bia có độ pH cao dễ gây ngộ độc ở người nhạy cảm

3. Đau dạ dày uống bia được không?

Vậy đau dạ dày uống bia được không? Và câu trả lời là không nên. Việc lạm dụng và uống quá nhiều rượu bia có thể làm thay đổi hoạt động của hệ thần kinh giao cảm chi phối hệ tiêu hoa. Đồng thời làm tăng áp lực carbon dioxide trong dạ dày, gây tổn thương nặng và nguy cơ viêm lót, thủng dạ dày. 

Những người bị đau dạ dày khi uống rượu bia sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe. Đặc biệt rượu bia lạnh lại càng gây nguy hại lớn do nhiệt độ trong dạ dày bị giảm đột ngột sẽ dễ gây đau co thắt, ợ hơi, và nghiêm trọng hơn là dẫn tới tình trạng xuất huyết dạ dày. 

4. Vì sao bia rượu gây đau dạ dày, viêm loét dạ dày?

Rượu bia làm lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá hủy nếu uống quá nhiều. Đồng thời loại đồ uống có cồn này cũng làm tăng tiết axit khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây ra viêm loét. Và từ đó bạn sẽ gặp các triệu chứng như đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, nóng rát và mất cảm giác thèm ăn. 

Với những người đã bị đau dạ dày hay viêm loét dạ dày thì tình trạng sẽ càng nghiêm trọng hơn nếu uống rượu bia. Vì nó sẽ làm tăng áp lực CO2 lên dạ dày, tấn công vào những vết loét làm bệnh càng trở nên trầm trọng hơn. Một số tình huống xấu nhất có thể gây xuất huyết và thủng dạ dày. 

Nếu người bệnh có thể ngừng uống rượu bia trong một thời gian hoặc thậm chí cai nghiện rượu thì các triệu chứng đau dạ dày sẽ được cải thiện và các chức năng hoạt động cũng dần trở lại. Điều này cũng sẽ ngăn chặn những triệu chứng và biến chứng của bệnh viêm dạ dày do rượu bia gây ra. 

Tuy nhiên, nếu người bệnh không bỏ được đồ uống có cồn thì sẽ có nguy cơ mắc nhiều loại bệnh khác không chỉ riêng các bệnh dạ dày. Lạm dụng rượu bia còn có thể bị trào ngược axit dư thừa vào trong thực quản, gây viêm loét thực quản, xơ gan và ảnh hưởng tới nhiều cơ quan khác trong cơ thể. 

Rượu bia làm lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá hủy nếu uống quá nhiều

Rượu bia làm lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày bị phá hủy nếu uống quá nhiều

5. 5 Lời khuyên giảm đau dạ dày trước và sau khi uống bia rượu 

Việc uống rượu bia là một trong những nguyên nhân gây đau dạ dày, đặc biệt ở những người đã có sẵn bệnh. Nhưng rất khó để mọi người có thể tránh hoàn toàn khỏi sức hấp dẫn từ rượu bia. Và 5 lời khuyên dưới đây sẽ giúp bạn giảm đau dạ dày sau khi uống rượu bia. 

Uống trà xanh, trà bạc hà

Trà là loại đồ uống yêu thích của nhiều người và uống trà đúng cách cũng là cách giảm đau dạ dày sau khi uống bia. Và loại trà được khuyên dùng nhiều nhất với người bị đau dạ dày là trà xanh và trà bạc hà. Trà xanh có chứa rất nhiều chất chống viêm và oxy hóa, có công dụng điều trị đau dạ dày hiệu quả. 

Bên cạnh đó bạc hà với tính hàn, mùi thơm khi kết hợp với lá trà xanh sẽ tạo nên hương vị vô cùng dễ chịu, tạo cảm giác thoải mái và giảm đau bụng sau khi uống bia. Tuy nhiên, bạn chỉ nên dùng trà vào buổi sáng sau khi thức dậy để tránh ảnh hưởng tới dạ dày và giấc ngủ. 

Uống nhiều nước và uống chậm

Uống đủ nước trước, trong và cả sau khi uống rượu bia có thể giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày hiệu quả. Nước có thể làm giảm nồng độ cồn bên trong dạ dày, đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa tốt hơn. Ngoài ra, nước cũng có thể giúp giảm áp lực lên dạ dày, từ đó giảm khả năng gây kích ứng niêm mạc. 

Uống một cốc nước chanh 

Chanh là một loại quả giúp giảm đau dạ dày hiệu quả sau khi uống rượu. Tuy trong chanh có chứa nhiều axit nhưng với trường hợp đau dạ dày do dùng rượu bia thì axit hữu cơ trong canh khi kết hợp với cồn sẽ tạo nên hợp chất lành tính và không gây hại cho dạ dày, cũng như giảm đau nhanh chóng. 

Axit trong chanh giúp trung hòa cồn trong dạ dày

Axit trong chanh giúp trung hòa cồn trong dạ dày

Uống một cốc trà gừng sau uống bia rượu 

Gừng không chỉ là một loại gia vị mà còn được dùng như một bài thuốc điều trị nhiều căn bệnh, trong đó có đau dạ dày. Bạn có thể dùng một tách trà gừng cùng một chút muối để làm giảm lượng axit trong dạ dày, và làm giảm các triệu chứng của đau dạ dày. 

Sử dụng thuốc bảo vệ dạ dày trước khi uống bia rượu 

Hiện nay có một số loại thuốc được sử dụng để bảo vệ dạ dày trước khi uống rượu. Các loại thuốc này hoạt động theo cơ chế tạo ra một lớp màng bảo vệ cho niêm mạc dạ dày, từ đó làm giảm tác động của cồn và các chất kích ứng dạ dày. 

Tuy nhiên, với các loại thuốc bảo vệ dạ dày này, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Và bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp với thể trạng, tình trạng bệnh của từng người dùng. 

Ăn trước và trong khi uống rượu bia

Việc ăn trước và trong khi uống bia rượu sẽ giúp làm giảm tác động của cồn lên dạ dày. Trước các buổi nhậu, buổi tiệc, bạn có thể ăn nhẹ các loại đồ ăn chứa nhiều tinh bột, chất xơ. Các loại đồ ăn này sẽ tạo ra lớp bảo vệ cho niêm mạc dạ dày bạn. Và tuyệt đối không được uống rượu bia khi bụng đói vì sẽ càng làm tình trạng kích ứng trầm trọng hơn. 

Nên ăn trước và trong khi uống bia rượu, tránh để bụng đói

Nên ăn trước và trong khi uống bia rượu, tránh để bụng đói

6. Giải đáp thắc mắc khi uống

Ngoài thắc mắc đau dạ dày uống bia được không thì còn có rất nhiều câu hỏi xung quanh việc đau dạ dày và sử dụng rượu bia. 

  • Đau dạ dày nên ăn gì trước khi uống rượu bia?

Với người bị đau dạ dày, trước khi uống rượu bia sẽ nên ăn các loại đồ ăn nhẹ, có chứa tinh bột và nhiều chất xơ. 

  • Tại sao uống rượu bia vào lại đau bụng?

Rượu bia có chứa cồn làm tăng tiết axit khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương, gây ra viêm loét. Từ đó bạn sẽ gặp các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, nóng rát và mất cảm giác thèm ăn. 

  • Uống gì trước khi nhậu để không đau dạ dày?

Ngoài việc uống nhiều nước để làm giảm nồng độ cồn trong dạ dày thì trước khi nhậu, bạn cũng có thể uống các loại thuốc giúp bảo vệ dạ dày theo chỉ định của bác sĩ. 

  • Tại sao uống bia rượu hay đi tiểu nhiều?

Việc uống rượu bia được xem là một quá trình bổ sung chất lợi tiểu, khiến cho hormone vasopressin (loại hormone có công dụng giúp thận tái hấp thu nước thay vì thải ra ngoài) bị giảm, làm tăng tần suất đi tiểu. 

  • Trào ngược dạ dày có uống bia được không?

Bia làm tăng tiết cortisol, tăng tiết HCl, pepsin, từ đó làm giảm chất nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Do đó người bị trào ngược dạ dày sẽ không nên uống bia. 

  • Bị virus HP có uống bia được không? 

Người bị virus Hp, gây viêm dạ dày sẽ không nên uống bia vì loại đồ uống có cồn này có thể làm gia tăng sự sản xuất axit dạ dày và tăng nguy cơ gây viêm loét niêm mạc dạ dày. 

  • Đau dạ dày có uống được rượu vang không? 

Rượu vang cũng là một loại đồ uống có chứa cồn giống như bia. Do vậy người bị đau dạ dày cũng không nên uống rượu vang. 

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc đau dạ dày uống bia được không. Bia, rượu có thể là một sự bổ sung tuyệt vời cho lối sống cân bằng, mang tới một số lợi ích sức khỏe, bao gồm cải thiện chức năng tim, hệ tiêu hóa, làm đẹp da, cũng như có thể tăng cường hệ thống miễn dịch và sức khỏe thận của bạn. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là những lợi ích này chỉ thấy được khi tiêu thụ ở mức độ vừa phải.

*Lưu ý: Bài viết là kiến thức sức khỏe được tổng hợp lại, không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Gợi ý 4 cách chữa tại nhà

    Đau thượng vị dạ dày là một triệu chứng phổ biến của các bệnh liên quan đến dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ…

    16 Th9, 2024
    380

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Polyp dạ dày có nguy hiểm không? 4 loại và 3 cách chữa

    Polyp trong dạ dày không gây ra triệu chứng nghiêm trọng, nhưng chúng có thể tiềm ẩn nguy cơ phát triển thành ung thư. Vậy…

    20 Th11, 2024
    316

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn bơ được không? [Gợi ý] 5 cách chế biến 

    Đau dạ dày có ăn bơ được không? Trào ngược dạ dày có ăn bơ được không? Đây là những câu hỏi mà nhiều người…

    14 Th9, 2024
    427

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đặt ống thông dạ dày có nguy hiểm không? 4 lưu ý

    Đặt ống thông dạ dày là một thủ thuật y tế phổ biến, được sử dụng để điều trị các vấn đề liên quan đến…

    16 Th9, 2024
    347

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám