Đau dạ dày uống cafe được không? 7 Nguy cơ 

Cập nhật 26/11/2024

95

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Cafe được xem là thức uống quen thuộc với nhiều người. Loại thức uống này giúp bạn sảng khoái, tỉnh táo và hỗ trợ giảm cân rất tốt. Tuy nhiên, người bị đau dạ dày uống cafe được không? Tìm hiểu sâu về vấn đề này qua bài viết của MEDIPLUS dưới đây.  

1. Đau dạ dày có uống cafe được không?

Đau dạ dày uống cafe được không? câu trả lời là không nên uống vì uống sẽ làm bệnh trầm trọng hơn. 

Các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu về mối liên hệ giữa việc uống cà phê và các vấn đề về dạ dày sau khi nhận được phản ánh từ một số người về triệu chứng đau dạ dày khi uống cà phê. Kết quả của nghiên cứu cho rằng vị đắng của cà phê có thể kích thích sản xuất axit dạ dày. 

Điều này làm cho nhiều người tin rằng cà phê có thể gây đau dạ dày, làm trầm trọng thêm các bệnh lý dạ dày như hội chứng ruột kích thích (IBS) và gây ra triệu chứng như ợ nóng, loét, buồn nôn, trào ngược axit, và khó tiêu. 

Đau dạ dày uống cafe được không?

Đau dạ dày uống cafe được không?

Các chuyên gia khuyên rằng  không nên uống cafe khi bụng đói. Điều này rất có hại vì không có thức ăn để giảm tác động của axit từ cà phê lên niêm mạc dạ dày. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học rõ ràng xác nhận rằng uống cà phê khi bụng đói làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý dạ dày.

Mặc dù nhiều người nhạy cảm với cà phê có thể gặp phải các triệu chứng như ợ nóng, nôn mửa, hoặc khó tiêu, tần suất và mức độ nghiêm trọng không thay đổi rõ rệt khi họ uống cà phê lúc bụng no so với lúc đói. Do đó, điều quan trọng là mỗi người cần chú ý đến phản ứng của dạ dày với cà phê và điều chỉnh thời gian uống sao cho phù hợp, đặc biệt nếu các triệu chứng xảy ra khi bụng đói.

2. Đau dạ dày có uống cafe tiềm ẩn nguy cơ gì?

Người bị đau dạ dày khi uống cafe không đúng cách có thể xảy ra các nguy cơ tiềm ẩn như sau: 

Tăng lượng axit dạ dày

Đau bao tử uống cafe được không? Axit clohidric là một chất xúc tác quan trọng giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong thức ăn, hỗ trợ tiêu hóa dễ dàng hơn. Tuy nhiên, đối với những người bị đau dạ dày, việc uống cà phê hoặc các đồ uống chứa caffein có thể gây ảnh hưởng đáng kể. 

Lượng axit dạ dày tăng khi tiêu thụ quá nhiều cafe

Lượng axit dạ dày tăng khi tiêu thụ quá nhiều cafe

Caffeine đã được chứng minh là chất có thể gây ra các cơn co thắt ở đường tiêu hóa, làm cho dạ dày trở nên nhạy cảm hơn. Ngoài ra, caffeine còn kích thích sản xuất axit dạ dày, làm tăng lượng axit này, có thể gây khó chịu và tổn thương niêm mạc dạ dày. Chỉ cần một tách cà phê với hàm lượng caffeine đủ cao cũng có thể tạo ra tác động đáng kể đến hệ tiêu hóa.

Viêm loét dạ dày

Cà phê là một loại đồ uống có tính axit cao, khi tiêu thụ sẽ làm tăng nồng độ axit trong dạ dày và đường tiêu hóa. Sự gia tăng này có thể kích thích niêm mạc dạ dày và dẫn đến tình trạng viêm, đặc biệt gây khó chịu hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở những người đã có vấn đề về dạ dày. Người mắc các bệnh lý dạ dày cần chú ý đến mức độ và thời điểm tiêu thụ cà phê để tránh làm tổn thương thêm niêm mạc dạ dày.

Tăng nguy cơ bị đầy hơi, chướng bụng

Khi thức ăn chưa được tiêu hóa hết di chuyển đến ruột non, nó tạo điều kiện cho các hại khuẩn phát triển mạnh trong đường ruột. Những vi khuẩn này tiết ra khí, dẫn đến các triệu chứng như đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu, và cảm giác đau thắt ở dạ dày, gây khó chịu và rối loạn tiêu hóa.

Uống quá nhiều cafe có thể làm tăng nguy cơ bị chướng bụng, đầy hơi

Uống quá nhiều cafe có thể làm tăng nguy cơ bị chướng bụng, đầy hơi

Khiến thần kinh bị căng thẳng

Đau dạ dày uống cafe được không? Không nên vì điều này sẽ dễ làm cho thần kinh bị căng thẳng. Caffeine trong cà phê kích thích giải phóng hormone norepinephrine và epinephrine, làm tăng căng thẳng và gây áp lực lên dạ dày, khiến tình trạng đau dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, caffeine cũng tạo ra cảm giác tỉnh táo ảo, không bền vững.

Đi tiểu nhiều, gây mất nước

Đối với người bị đau dạ dày, uống quá nhiều cà phê có thể làm tăng lượng dịch cơ thể bị thất thoát, khiến đi tiểu nhiều hơn và tăng nguy cơ táo bón. Tình trạng này dần dần ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, gây mất nước và thiếu hụt các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Tăng nguy cơ gây bệnh viêm loét dạ dày

Acid chlorogenic trong cà phê có thể kích thích niêm mạc dạ dày, gây ra các triệu chứng như ợ chua, ợ hơi, buồn nôn và đau nhói ở bụng. Việc thường xuyên bị kích thích niêm mạc dạ dày sẽ làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày và dẫn đến tổn thương nghiêm trọng hơn nếu không được kiểm soát.

Gây thiếu máu dạ dày do hợp chất Tanin

Cà phê có thể cản trở quá trình hấp thụ chất sắt trong cơ thể, dẫn đến tình trạng thiếu sắt và thiếu máu. Khi cơ thể hấp thụ ít chất dinh dưỡng, đặc biệt là sắt, các cơ quan nội tạng, bao gồm cả dạ dày, bị ảnh hưởng trực tiếp. Nếu tình trạng thiếu máu kéo dài, nguy cơ bệnh loét dạ dày sẽ gia tăng, trở nên nghiêm trọng và tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe đáng lo ngại.

3. Đau dạ dày uống cafe thế nào để hạn chế đau dạ dày

Đau dạ dày uống cafe được không? Uống như thế nào là hợp lý? Đối với những người mới bắt đầu uống cà phê, việc uống từ từ từng ngụm có thể giúp dạ dày cảm thấy dễ chịu hơn. Ngoài ra, tránh uống cà phê khi bụng đói vì cà phê có tính axit, và việc nhấm nháp trong bữa ăn trưa có thể làm giảm mức độ hấp thụ axit từ cà phê. Để giảm thiểu tính axit của cà phê, bạn có thể áp dụng một số cách như sau: 

  • Chọn hạt cà phê màu tối: Hạt cà phê rang lâu và ở nhiệt độ cao có tính axit ít hơn, vì vậy những hạt cà phê màu tối thường ít axit hơn hạt cà phê màu sáng.
  • Uống cà phê lạnh: Cà phê lạnh có ít axit hơn cà phê nóng.
  • Chọn sản phẩm có bã cà phê kích thước lớn: Bã cà phê nhỏ có tính axit cao hơn bã cà phê lớn.
Chọn cafe phù hợp để uống

Chọn cafe phù hợp để uống

Nếu bạn không dung nạp đường lactose hoặc cà phê sữa gây khó chịu dạ dày, có thể thay thế bằng các loại sữa không lactose như sữa đậu nành hoặc hạnh nhân. Cà phê không quá nguy hại nếu được sử dụng khoa học và đúng liều lượng, đặc biệt là với những người có bệnh lý về dạ dày.

4. Cà phê decaf có thể gây đau dạ dày không?

Trong một số trường hợp, chuyển sang sử dụng cà phê decaf có thể giúp giảm đau dạ dày, đặc biệt khi caffeine là nguyên nhân gây ra các triệu chứng. Tuy nhiên, cà phê decaf vẫn chứa các axit như axit chlorogenic và N-alkanoyl-5-hydroxytryptamide, có thể kích thích sản xuất axit dạ dày và gây co thắt ruột. Bạn nên pha cafe decaf cùng với chất tạo ngọt như đường, sữa có thể làm tăng nguy cơ đau dạ dày, đặc biệt đối với những người nhạy cảm với các chất phụ gia này.

Uống cafe decaf có thể giúp giảm đau dạ dày

Uống cafe decaf có thể giúp giảm đau dạ dày

5. Giải đáp thắc mắc khi uống cà phê

Ngoài thắc mắc đau bao tử uống cafe được không thì dưới đây cũng là các câu hỏi được nhiều người quan tâm. 

1 ngày uống bao nhiêu ly cafe là đủ?

Theo các chuyên gia, một người không nên uống quá 03 ly cafe mỗi ngày để hạn chế hấp thụ lượng cafein trong cafe. Uống quá nhiều cafe sẽ gây ra những tác dụng phụ, ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Nên uống cà phê vào lúc nào sẽ tốt?

Thời điểm thích hợp nhất để uống cà phê là khoảng 4 – 5 tiếng sau khi thức dậy vào buổi sáng, khi cơ thể đã hoàn tất quá trình sản xuất cortisol. Sau 1 giờ chiều, mức cortisol giảm xuống, nếu cảm thấy buồn ngủ, bạn có thể uống cà phê để tỉnh táo. Tuy nhiên, không nên uống cà phê trước hoặc sau bữa ăn tối để tránh ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Đối tượng nào không nên uống cà phê?

Cà phê là một thức uống phổ biến, nhưng không phải ai cũng phù hợp với việc sử dụng nó. Dưới đây là những đối tượng nên hạn chế hoặc tránh uống cà phê:

  • Người bị tăng nhãn áp 
  • Người bị bệnh tim 
  • Thai phụ 
  • Người đang cho con bú 
  • Người bị rối loạn giấc ngủ 
  • Người lo âu hoặc dễ hoảng loạn 
  • Người bị động kinh 
  • Trẻ em dưới 12 tuổi 
  • Phụ nữ bị chậm kinh 
  • Người bị bệnh thận 
  • Người già 

Tại sao đau dạ dày không được uống cafe?

Chuyên gia y tế khuyến cáo rằng người bị đau dạ dày không nên uống cà phê vì caffeine trong cà phê có thể làm tăng tiết axit và dịch vị dạ dày. Điều này sẽ khiến các vết viêm loét dạ dày lan rộng và có thể dẫn đến xuất huyết dạ dày.

Bài viết trên đây của MEDIPLUS đã giải đáp thắc mắc đau dạ dày uống cafe được không? Nếu bạn có bệnh lý về dạ dày nên hạn chế tiêu thụ cafe. Vì chất caffeine trong cafe có thể làm bệnh dạ dày thêm trầm trọng hơn. Rất hy vọng các thông tin trên giúp bạn đọc hiểu thêm về vấn đề này. 

*Lưu ý: Bài viết là kiến thức được chia sẻ, không thay thế cho khám và điều trị y khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Nóng rát dạ dày: 5 Nguyên nhân và 4 cách điều trị 

    Nóng rát dạ dày là một bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa. Căn bệnh này khiến nhiều người mất ăn mất ngủ và…

    13 Th9, 2024
    393

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày uống nước cam được không? 6 Lời khuyên 

    Nước cam chứa một lượng lớn vitamin C và nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Uống nước cam mỗi ngày rất tốt cho…

    26 Th11, 2024
    130

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có được ăn măng không? 3 Lưu ý khi ăn

    Măng khô, măng tươi là thực phẩm được dùng để làm ra nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn măng.…

    28 Th9, 2024
    283

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    12 Cách chữa bệnh trào ngược dạ dày hiệu quả tại nhà 

    Trào ngược dạ dày là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở người lớn và cả trẻ em. Dù không quá nguy hiểm, nhưng…

    18 Th12, 2024
    83

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám