Đau dạ dày uống gì giảm đau? Gợi ý 7 đồ uống

Cập nhật 21/01/2025

16

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Nguyên nhân gây đau dạ dày có thể do ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng, ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, uống quá nhiều rượu, caffeine và một số loại thuốc kháng sinh. Nếu bạn đang tìm hiểu biện pháp khắc phục đau dạ dày với nguyên liệu tự nhiên, hãy tham khảo chia sẻ xem đau dạ dày uống gì hiệu quả của Phòng khám Mediplus dưới đây. 

1. Đau dạ dày nguyên nhân do đâu? 

Đau dạ dày, một triệu chứng phổ biến với nhiều nguyên nhân, biểu hiện dưới nhiều tình trạng khác nhau. Một số nguyên nhân phổ biến nhất gây đau dạ dày là: 

Thói quen ăn uống thiếu lành mạnh

Thói quen ăn uống không lành mạnh và thiếu khoa học là nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng đau dạ dày hoặc viêm loét dạ dày. Các thói quen xấu trong ăn uống có thể liên quan đến bệnh đau dạ dày như: 

  • Ăn khi đã quá khuya và không điều độ
  • Ăn quá no hoặc để bụng đói trong thời gian dài
  • Ăn quá nhiều đồ cay, chua, chiên rán và nóng
  • Vừa xem tivi, đọc sách, học bài hoặc chơi game trong lúc ăn
  • Ăn các loại thực phẩm không đảm bảo chất lượng, thực phẩm hỏng, bẩn hoặc đã bị ôi thiu
  • Uống quá nhiều rượu bia và sử dụng thuốc lá, chất kích thích. 
Ăn khuya gây đau dạ dày

Ăn khuya gây đau dạ dày

Do stress công việc, lo lắng, căng thẳng tâm lý kéo dài

Những người hay bị stress trong công việc, căng thẳng tâm lý thường có nguy cơ đau dạ dày cao hơn so với những người khác. Nguyên nhân chủ yếu là do các áp lực, căng thẳng khiến cho dạ dày bị tăng co bóp, tăng tiết dịch, làm mất cân bằng dẫn tới tự bào mòn niêm mạc và gây viêm loét. 

Ngộ độc, ăn phải thực phẩm bị dị ứng

Ngộ độc hoặc ăn phải các loại thực phẩm không dung nạp đc có thể dẫn tới đầy hơi và đau dạ dày. Một số loại thực phẩm thường gặp phải như sữa, lạc, đậu nành, lúa mì, cá, trứng và các loại động vật có vỏ như ốc hay nghêu. 

Khi hệ tiêu hóa bị dị ứng hoặc không dung nạp được các loại thực phẩm này thì người bệnh nên liên hệ tới các bác sĩ để được lên kế hoạch ăn kiêng cho phù hợp. 

Tác dụng phụ của thuốc tây uống dài ngày

Một số loại thuốc tây y khi dùng lâu ngày có thể gây khó chịu cho dạ dày cũng như gây rối loạn hệ tiêu hóa. Các loại thuốc mà người bệnh cần thận trọng như: 

  • Các loại thuốc giảm đau như aspirin, Ibuprofen hay naproxen có thể gây ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày, khiến người bệnh bị đau bụng, ợ nóng và làm kích thích bao tử. 
  • Các loại thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị nhiễm trùng nhưng một số loại có thể gây tác dụng phụ như đau dạ dày, buồn nôn, đầy hơi do bị mất cân bằng trong hệ vi sinh tiêu hóa. 
  • Các loại thuốc giảm Cholesterol có thể gây đau dạ dày, táo bón hoặc tiêu chảy.
  • Thực phẩm chức năng bổ sung sắt, giúp đưa máu đưa oxy đến các tế bào trong cơ thể nhưng cũng có thể làm dạ dày bị kích thích và gây đau. 
  • Các loại thuốc điều trị ung thư gây tác dụng phụ là đau dạ dày. 

Bệnh lý dạ dày 

Một số bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm cấp tính niêm mạc dạ dày hay các khối u trong dạ dày cũng gây ra biểu hiện đặc trưng đó là đau dạ dày. 

Các bệnh lý về dạ dày có thể gây nên tình trạng đau nhức, khó chịu

Các bệnh lý về dạ dày có thể gây nên tình trạng đau nhức, khó chịu

2. Đau dạ dày uống gì giảm đau? Gợi ý 7 loại

Để khắc phục được tình trạng đau dạ dày, ngoài việc thăm khám bác sĩ, sử dụng các loại thuốc đặc trị thì cũng có những loại nước uống giúp giảm đau hiệu quả. Vậy đau dạ dày uống gì? hay đau dạ dày uống gì nhanh khỏi? Cùng điểm qua một số loại nước uống dưới đây: 

Nước ấm

Nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp hệ tiêu hóa và cơ thể hấp thụ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm. Thiếu nước sẽ làm cho quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn và làm tăng nguy cơ bị đau dạ dày. Do đó, đau dạ dày uống gì đỡ đau thì câu trả lời sẽ là nước ấm. Uống một cốc nước ấm kết hợp với việc nghỉ ngơi, thư giãn sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau dạ dày. 

Uống nghệ và mật ong

Trong nghệ có chứa curcumin với khả năng hỗ trợ làm lành nhanh các vết thương, giảm viêm và cân bằng các axit bên trong dạ dày. Trong khi đó mật ong lại là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch của dạ dày. 

Khi bị đau dạ dày uống gì? Thì nghệ và mật ong sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Bạn có thể mật ong và nghệ theo tỉ lệ 1:2 trong nước ấm và uống. Tinh chất từ nghệ và mật ong sẽ làm dịu các cơn đau trong thời gian ngắn. 

Nghệ và mật ong giúp giảm nhanh các cơn đau

Nghệ và mật ong giúp giảm nhanh các cơn đau

Nước dừa

Nước dừa chứa các chất dinh dưỡng như magiê và kali giúp giảm co thắt dạ dày, co thắt cơ và đau dạ dày. Nước dừa là lựa chọn tốt hơn để bù nước so với đồ uống thể thao và đồ uống có ga vì nó ít đường, ít calo và không gây ra chứng ợ nóng. Bạn có thể thử nhấp một cốc nước dừa sau mỗi 2-3 giờ để làm dịu các triệu chứng đau dạ dày.

Trà cam thảo (uống ấm)

Cam thảo có chứa glycyrrhizin, một chất giúp giảm độ axit trong dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Nó có thể rất có lợi trong việc làm giảm buồn nôn hoặc nôn do ợ nóng, loét dạ dày, đau dạ dày hoặc khó tiêu. Tuy vậy bà bầu đau dạ dày uống gì? Thì trà cam thảo sẽ không phải là sản phẩm phù hợp.  

Trà hoa cúc ấm

Trà hoa cúc có hiệu quả tốt trong việc điều trị đau dạ dày.Hoa cúc có đặc tính chống viêm có thể giúp làm dịu các tình trạng như Viêm dạ dày, Viêm dạ dày ruột và bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD). Hoa cúc cũng chứa các hợp chất có nguồn gốc thực vật được gọi là polyphenol, được cho là có tác dụng thư giãn hệ tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng như khó tiêu, đau bụng và nôn mửa. 

Trà sơn mật ấm

Trà sơn mật là sự kết hợp của 4 vị thuốc là kim ngân hoa, chè dây, cỏ ngọt và hoa nhài hoặc hoa la hán. Trong thành phần của trà sơn mật có các thành phần có khả năng hỗ trợ điều trị đau dạ dày, tá tràng, đặc biệt nhất là trị đau dạ dày do vi khuẩn HP gây ra. Trong trà cũng chứa Flavonoid giúp giảm đau và làm lành các vết thương viêm loét nhanh chóng. 

Hãm lá bạc hà (uống ấm)

Bạc hà chứa các hợp chất hoạt tính menthol và methyl salicylate, cả hai đều có tác dụng chống co thắt giúp làm dịu cơn đau dạ dày, buồn nôn và chuột rút. Trà bạc hà cũng được dùng để điều trị chứng đau dạ dày do IBS và dị ứng thực phẩm.

Bạc hà cũng giúp dịch tiêu hóa, được gọi là mật, di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa, cho phép thức ăn phân hủy nhanh hơn, hữu ích cho những người bị táo bón chủ yếu trong đó đau dạ dày đi kèm với táo bón. 

Bạc hà có tác dụng chống co thắt giúp làm dịu cơn đau dạ dày

Bạc hà có tác dụng chống co thắt giúp làm dịu cơn đau dạ dày

3. Đau dạ dày nên kiêng uống gì?

Bên cạnh các loại đồ uống có lợi kể trên thì người bệnh trong quá trình điều trị đau dạ dày cần tránh các loại đồ uống làm tăng cảm giác đau hoặc làm nghiêm trọng thêm bệnh như:

  • Các loại đồ uống có cồn, rượu, bia làm giảm sản xuất chất nhầy để bảo vệ thành dạ dày. Uống các loại đồ uống này thường xuyên sẽ làm tình trạng viêm loét dạ dày trầm trọng hơn. 
  • Caffein gây kích thích tiết axit trong dịch vụ dạ dày, gây ra các cơn đau, khó chịu. 
  • Nước ép trái cây có vị chua như cam, quýt hay cóc, xoài có thể làm kích ứng và tăng axit tiết ra trong dạ dày. 

4. Khi nào cần khi khám, chữa đau dạ dày?

Thăm khám và điều trị dạ dày là rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt với một số trường hợp sau đây nên chú ý khám dạ dày định kỳ: 

  • Người thường xuyên bị đau bụng âm ỉ ở vùng thượng vị hoặc đau khi đói và khi ăn đồ cay, chua
  • Người thường xuyên cảm thấy chán ăn, ợ nóng, ợ chua, buồn nôn hoặc chướng bụng
  • Bị nấc nghẹn khi ăn, uống và bị khó nuốt
  • Tiêu chảy hoặc táo bón trong thời gian dài
  • Cân nặng giảm đột ngột không rõ nguyên nhân
  • Từng có tiền sử bị Hp hoặc gia đình có người bị ung thư ở đường tiêu hóa
  • Tiêu thụ quá nhiều hải sản hoặc có chế độ ăn nghèo dinh dưỡng
  • Uống rượu bia, đồ uống có cồn, hút thuốc là hoặc bị thừa cân, béo phì. 
Khám dạ dày khi có các triệu chứng bất thường

Khám dạ dày khi có các triệu chứng bất thường

5. Khám đau dạ dày ở đâu tốt tại Hà Nội?

Tổ hợp y tế Mediplus là một trong những địa chỉ hàng đầu khám và nội soi tiêu hóa với nhiều ưu thế nổi bật như:

  • Mediplus sở hữu phòng khám tiêu hóa được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn 5 sao, cung cấp đầy đủ các dịch vụ thăm khám dạ dày.
  • Khoa tiêu hóa được đầu tư với đầy đủ hệ thống máy móc hiện đại, nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài để hỗ trợ cho quá trình thăm khám và điều trị.
  • Đặc biệt nhất có thể kể tới đó là máy nội soi dạ dày EG-760Z và EC-760ZP-V/M được nhập khẩu từ Nhật Bản với các công nghệ vượt trội như ánh sáng nhuộm màu BLI giúp hỗ trợ phân vùng chính xác các khu vực chứa mầm bệnh hay công nghệ bơm khí CO2 tự động không gây chướng bụng và có khả năng phát hiện các dấu hiệu của ung thư lên tới 99%. 
  • Khoa tiêu hóa của tổ hợp y tế Mediplus cũng quy tụ đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, đến từ bệnh viện tuyến trung ương. 

Đến Mediplus, bạn sẽ được thăm khám với quy trình 4 bước tiêu chuẩn, giúp rút gọn thời gian và đem đến hiệu quả cao nhờ các công nghệ hiện đại, số hóa tiên tiến: 

  • Bước 1 – Làm thủ tục đăng ký: Người bệnh sẽ mang các giấy tờ cá nhân đến khoa tiêu hóa của Mediplus để đăng ký khám. Sổ khám bệnh sẽ được tích hợp online. 
  • Bước 2 – Khám lâm sàng: Người bệnh tới gặp bác sĩ để chẩn đoán sơ bộ với các câu hỏi như vị trí đau, tiền sử bệnh, các loại thuốc đang dùng, nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt,…
  • Bước 3 – Khám cận lâm sàng: Khi đã nắm sơ bộ về tình trạng của người bệnh thì bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm, chụp X-quang và xét nghiệm phân. 
  • Bước 4 – Nhận kết quả: Các kết quả sẽ được nhận lại sau khi khám. Một số trường hợp cần sinh thiết sẽ có kết quả sau 1 ngày. 
Nội soi dạ dày tại tổ hợp y tế Mediplus

Nội soi dạ dày không đau với bác sĩ đầu ngàng Tiêu hóa tại tổ hợp y tế Mediplus

6. Giải đáp thắc mắc với người đau dạ dày

Một số thắc mắc thường gặp liên quan tới bệnh đau dạ dày có thể kể tới như: 

  • Đau dạ dày uống gì tại nhà?
  • Bị đau dạ dày uống gì?
  • Đau dạ dày uống gì cho hết
  • Đau dạ dày uống gì cho khỏi?
  • Đau dạ dày uống gì giảm đau?
  • Đau dạ dày uống gì tốt?
  • Đau dạ dày uống gì cho đỡ đau?

Trả lời: Bên cạnh việc thăm khám và điều trị theo phác đồ của bác sĩ thì người bệnh có thể sử dụng các loại đồ uống tại nhà để giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày như nước ấm, trà hoa cúc, trà bạc hà, nghệ và mật ong cũng như trà sơn mật. 

Trên đây là những gợi ý cho câu hỏi đau dạ dày uống gì. Hiệu quả của các loại đồ uống sẽ phụ thuộc vào cơ địa và từng tình trạng bệnh. Chính vì vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi tự sử dụng bất kỳ phương pháp nào tại nhà. 

*Lưu ý: Bài viết là các chia sẻ kiến thức y khoa tổng hợp lại, không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị với bác sĩ.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Đau dạ dày ăn nhãn được không? 4 lưu ý khi ăn

    Bạn yêu thích nhãn nhưng đang gặp vấn đề với đau dạ dày? Liệu người bị đau dạ dày ăn nhãn được không? Ăn nhiều…

    16 Th9, 2024
    479

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    10 Cách làm nha đam chữa trào ngược dạ dày tại nhà 

    Nha đam không chỉ được dùng để làm món nước mát giải khát, mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng trào…

    20 Th12, 2024
    217

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Gợi ý thực đơn 7 ngày

    Viêm loét dạ dày là tình trạng khá phổ biến hiện nay, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chế…

    14 Th9, 2024
    562

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn bơ được không? [Gợi ý] 5 cách chế biến 

    Đau dạ dày có ăn bơ được không? Trào ngược dạ dày có ăn bơ được không? Đây là những câu hỏi mà nhiều người…

    14 Th9, 2024
    858

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám