Đau thượng vị dạ dày là gì? 5 nguyên nhân và gợi ý 2 cách chữa

Cập nhật 16/09/2024

90

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Đau thượng vị dạ dày là triệu chứng khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Liệu bạn có thắc mắc đau thượng vị dạ dày là gì? Có những nguyên nhân và cách chữa như thế nào? Hãy cùng Tổ hợp y tế Mediplus tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

1. Đau thượng vị dạ dày là gì? Thường gặp lúc nào?

Đau thượng vị dạ dày là gì?

Đau thượng vị dạ dày là những cơn đau xuất hiện giữa hai bên sườn, giữa xương ức và trên rốn. Tùy theo nguyên nhân mà cơn đau có tính chất khác nhau như đau âm ỉ, đau chói, đau quặn thắt khó chịu. Đau có thể kèm theo một số triệu chứng khác như ợ hơi, buồn nôn, khó tiêu,…

Vị trí đau thượng vị dạ dày

Đau thượng vị dạ dày

Đau thượng vị dạ dày thường gặp lúc nào?

Đau thượng vị dạ dày có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Tuy nhiên, theo thống kê, cơn đau thường xuất hiện ở một số thời điểm như sau:

– Khi đói: Khi đói, dạ dày tiết ra dịch vị nhưng lại không có thức ăn để tiêu hóa gây tổn thương niêm mạc dẫn đến đau bụng.

– Ngay sau khi ăn: Quá trình tiêu hóa thức ăn sẽ ma sát lên các tổn thương trong dạ dày trước đó dẫn đến đau thượng vị dạ dày ở người bệnh.

– Đau về đêm: Cơn đau thượng vị dạ dày về đêm thường xuất hiện sau khi ăn bữa tối 6 tiếng, khi đó dạ dày đã tiêu hóa hết thức ăn và tiết dịch vị gây tổn thương niêm mạc dạ dày.

 Đau thượng vị dạ dày là một triệu chứng thường gặp nên mọi người thường dễ chủ quan. Nếu bạn bị đau trong một thời gian dài thì có khả năng bạn đang có vấn đề về sức khỏe, cần đến gặp bác sĩ để thăm khám ngay.

Tham khảo: Viêm niêm mạc dạ dày: 7 Nguyên nhân và 2 cách điều trị

2. Nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày

Do thói quen sinh hoạt

Một số thói quen sinh hoạt không tốt có thể gây đau thượng vị dạ dày như thức khuya, bỏ bữa, ăn nhiều đồ cay nóng,… Nếu các thói quen này kéo dài, không chỉ dạ dày mà các cơ quan khác cũng sẽ bị tổn thương, gây khó chịu cho người bệnh.

Lạm dụng chất kích thích

Hút thuốc lá và uống nhiều rượu bia là một trong những nguyên nhân gây đau thượng vị dạ dày. Các chất trong thuốc lá và rượu sẽ làm tăng quá trình bài tiết dịch vị, cản trở việc tạo chất nhầy bảo vệ niêm mạc dẫn đến các tổn thương trong dạ dày.

Lạm dụng rượu bia có thể gây ra đau thượng vị dạ dày

Lạm dụng rượu bia có thể gây ra đau thượng vị dạ dày

Trào ngược dịch vị dạ dày

Bệnh trào ngược dịch vị dạ dày thường gây cảm giác căng tức vùng thượng vị. Ngoài ra, bệnh nhân bị còn có các triệu chứng khác như ho kéo dài, đau họng, cảm giác có vị đắng trong miệng,…

Không dung nạp lactose

Lactose là một thành phần trong các sản phẩm làm từ sữa như phô mai, sữa chua,… Khi cơ thể không thể dung nạp, dạ dày sẽ không tiêu hóa được thành phần này dẫn đến cảm giác đầy hơi, chướng bụng, khó chịu.

Đau thượng vị dạ dày do bệnh lý

Một số bệnh như hẹp môn vị, viêm loét dạ dày tá tràng, thủng dạ dày,.. có thể gây các cơn đau ở vùng thượng vị. Các bệnh lý trên thường gây đau đột ngột, dữ dội, khiến người bệnh phải tìm cách để giảm đau. 

Tham khảo: Viêm teo niêm mạc dạ dày: 4 Nguyên nhân, 2 Cách điều trị

3. Triệu chứng đau thượng vị dạ dày

Tùy theo nguyên nhân mà triệu chứng đau thượng vị dạ dày sẽ có tính chất khác nhau:

– Đau theo cơn: Những cơn đau xuất hiện trong thời gian ngắn, lặp đi lặp lại nhiều lần trong ngày.

– Đau âm ỉ: Các cơn đau thường kéo dài, không tăng không giảm.

– Đau nhói và đau quặn: Người bệnh cảm thấy cơn đau đến một cách đột ngột, dữ dội.

Đau thượng vị dạ dày có thể kèm theo một số triệu chứng khác như:

– Nóng rát vùng thượng vị: Dịch vị tiết ra sẽ làm cho vùng thượng vị cảm thấy nóng rát

– Buồn nôn và ợ hơi: Dạ dày tiết dịch vị liên tục sẽ gây áp lực vùng ổ bụng khiến người bệnh cảm thấy buồn nôn, ợ hơi.

– Chướng bụng, khó tiêu: Rối loạn tiêu hóa sẽ gây đau tức bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài thường xuyên.

Việc sớm nhận biết các dấu hiệu của đau thượng vị dạ dày sẽ giúp điều trị hiệu quả và cải thiện sức khỏe người bệnh

Tham khảo: Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì

4. Gợi ý 2 cách chữa đau thượng vị dạ dày

Để điều trị bệnh một cách hiệu quả, cần xác định rõ nguyên nhân gây bệnh. Nếu chỉ do ăn uống, bạn phải thay đổi chế độ ăn uống và lối sống. Nếu nguyên nhân do vấn đề sức khỏe, bạn cần thăm khám và uống thuốc theo đơn của bác sĩ

Theo ăn uống, sinh hoạt

Một số cách thay đổi lối sống, ăn uống giúp giảm cơn đau thượng vị dạ dày:

– Không nên nhịn ăn hoặc ăn quá no.

– Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá

– Khi ăn uống cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi để tránh nhiễm khuẩn

–  Không thức quá khuya, giảm thiểu stress

– Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe và tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế viêm nhiễm gây đau dạ dày thượng vị

Tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường miễn dịch

Tập luyện thể dục thể thao giúp tăng cường miễn dịch

Uống thuốc

Sau khi thăm khám, người bệnh có thể được chỉ định một số loại thuốc để giảm đau thượng vị dạ dày như:

– Thuốc giảm đau: Sử dụng khi cơn đau thượng vị dữ dội

– Thuốc kháng axit: Giảm tiết dịch vị dạ dày

– Thuốc kháng sinh: Chỉ định khi có các vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn.

Trên đây là những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị đau thượng vị dạ dày. Một lối sống và chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian và chi phí  khám chữa bệnh. Nếu muốn đặt lịch khám đau thượng vị dạ dày, bạn liên hệ tổng đài: 1900.3366 để được hỗ trợ tốt nhất.

*Lưu ý: Bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    8 cách chữa hôi miệng hở van dạ dày hiệu quả

    Hở van dạ dày dẫn đến hôi miệng là kết quả của việc trào ngược dịch dạ dày vào thực quản, gây ra mùi khó…

    16 Th9, 2024
    54

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Bệnh viêm dạ dày có nguy hiểm không? Có chữa khỏi được không?

    Viêm dạ dày là một vấn đề sức khỏe phổ biến, nhưng nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về mức độ nghiêm trọng của bệnh…

    16 Th9, 2024
    128

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày HP dương tính có nguy hiểm không? 

    Sau khi tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán, nếu kết quả cho thấy vi khuẩn HP dương tính, điều đó có nghĩa là bệnh…

    13 Th9, 2024
    42

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không?  4 cách điều trị

    Viêm dạ dày ruột cấp là một bệnh lý làm cho chúng ta bị đau quặn bụng, tiêu chảy và buồn nôn. Để hiểu rõ…

    16 Th9, 2024
    113

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám