7 Cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày tại nhà

Cập nhật 13/04/2025

31

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Trào ngược axit gây đau rát, vướng víu và đờm dai dẳng trong cổ họng. Để giảm khó chịu, bạn có thể áp dụng các biện pháp đơn giản sau để làm sạch họng và hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược hiệu quả hơn. Bài viết sau đây của MEDIPLUS sẽ giúp bạn đọc biết cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày hiệu quả. 

1. Tầm quan trọng của việc làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày

Làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày là điều rất quan trọng. Nếu việc vệ sinh họng không kỹ có thể ảnh hưởng đến cổ họng của người bệnh. 

Tác hại của bệnh trào ngược dạ dày lên cổ họng

Không làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày có thể khiến acid và dịch vị trào ngược lên thực quản và khoang miệng. Acid dạ dày có thể bào mòn niêm mạc, gây tổn thương thực quản và vùng hầu họng. Những vấn đề ở họng do trào ngược dạ dày:

  • Viêm họng mãn tính: Acid phá hủy niêm mạc họng, gây sưng tấy, đau rát, sốt cao, ảnh hưởng đến ăn uống và giao tiếp.
  • Tăng tiết đờm: Cơ thể phản ứng bằng cách tiết nhiều đờm để bảo vệ niêm mạc, nhưng điều này gây cảm giác vướng víu, ho nhiều, đau họng.
  • Khó nuốt: Niêm mạc phù nề và cơ họng căng cứng làm thu hẹp không gian họng, gây vướng nghẹn, thậm chí khó nuốt cả nước bọt.
  • Ho mãn tính: Acid trào ngược kích thích phản xạ ho kéo dài, gây ho liên tục và khó chịu.
Trào ngược dạ dày có thể gây tổn thương vùng họng

Trào ngược dạ dày có thể gây tổn thương vùng họng

Trào ngược dạ dày không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn gây nhiều vấn đề ở họng, làm suy giảm chất lượng cuộc sống.

Lợi ích của việc làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày khiến thức ăn và acid bám đọng trên thành họng, gây tổn thương niêm mạc, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm phát triển và dẫn đến nhiễm trùng. Ngoài ra, thức ăn trào ngược bị phân hủy còn gây hôi miệng và tăng nguy cơ mắc bệnh răng miệng. Vì vậy, việc làm sạch họng sau khi trào ngược là cần thiết. Lợi ích của việc làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày đúng cách:

  • Giảm khó chịu: Loại bỏ acid giúp niêm mạc họng không bị ăn mòn, giảm đau rát, nóng cổ.
  • Ngăn tổn thương: Hạn chế viêm loét, sưng tấy do acid gây ra.
  • Phòng ngừa nhiễm trùng: Loại bỏ vi khuẩn, nấm, giảm nguy cơ viêm họng, viêm phổi.
  • Cải thiện hô hấp: Giảm tiết đờm, giúp đường thở thông thoáng, dễ thở hơn.
  • Giảm hôi miệng: Loại bỏ thức ăn phân hủy, giữ hơi thở thơm mát.
  • Tăng cảm giác ngon miệng: Giảm vị đắng, chua miệng, giúp ăn uống ngon hơn.
Làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày mang lại nhiều lợi ích

Làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày mang lại nhiều lợi ích

Vệ sinh miệng và họng đúng cách không chỉ giúp người bệnh giảm triệu chứng khó chịu mà còn bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Đón đọc: Trào ngược dạ dày gây ho đờm: 3 Nguyên nhân và 2 Cách chữa

2. 7 Cách giúp làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày

Dưới đây là một số cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày mang lại hiệu quả cao, được nhiều người áp dụng: 

Vệ sinh răng miệng hàng ngày (dùng bàn chải, cạo lưỡi)

Người bị trào ngược dạ dày dễ mắc nấm miệng và viêm lưỡi do acid dịch vị làm mất cân bằng hệ vi sinh khoang miệng. Khi bicarbonate trong nước bọt không đủ để trung hòa acid, niêm mạc miệng và họng bị bào mòn, tạo điều kiện cho nấm candida phát triển. Triệu chứng viêm lưỡi do trào ngược dạ dày:

  • Xuất hiện bợn trắng trên lưỡi.
  • Lưỡi khô, rát, cảm giác đắng khi nuốt.

Vệ sinh lưỡi sạch sẽ là điều quan trọng để bảo vệ khoang miệng, đặc biệt sau các đợt trào ngược dạ dày. Cách thực hiện như sau:

  • Đưa lưỡi ra trước, cố gắng đưa dài nhất có thể.
  • Dùng dụng cụ cạo lưỡi hoặc bàn chải có mặt cạo lưỡi, đưa vào sâu trong cuống lưỡi
  • Cạo nhẹ nhàng từ cuống lưỡi ra đầu lưỡi để loại bỏ mảng bám
  • Súc miệng lại bằng nước ấm hoặc nước súc miệng, rửa sạch dụng cụ vệ sinh.
Cạo lưỡi, súc miệng kỹ để vệ sinh họng 

Cạo lưỡi, súc miệng kỹ để vệ sinh họng

Lưu ý

Dụng cụ vệ sinh lưỡi có thể chứa vi khuẩn nếu không được làm sạch đúng cách sau mỗi lần sử dụng, hãy rửa sạch và để nơi khô ráo để đảm bảo vệ sinh

Uống đủ nước (nước lọc hoặc nước ấm mỗi ngày)

Uống nhiều nước là một trong những cách đơn giản và hiệu quả giúp làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày. Việc này không chỉ hỗ trợ đẩy acid dịch vị ra khỏi khoang miệng, họng và thực quản, mà còn góp phần cải thiện sức khỏe tổng thể.

Uống đủ nước để làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày

Uống đủ nước để làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày

Nên ưu tiên uống nước ấm để trung hòa acid dạ dày dư thừa và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Khi uống nước, cần uống từ từ từng ngụm nhỏ, tránh uống quá nhiều cùng lúc hoặc uống khi bụng đói, vì điều này có thể làm tăng cảm giác buồn nôn và khó chịu ở dạ dày.

Súc miệng bằng nước muối

Bạn có thể làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày bằng nước muối. Nước muối sinh lý giúp sát khuẩn, tiêu viêm, làm dịu niêm mạc và loại bỏ vi khuẩn theo cơ chế rửa trôi. Bạn có thể mua sẵn tại nhà thuốc hoặc tự pha bằng muối biển và nước ấm.  

  • Bạn pha 1 thìa cà phê muối biển với 250–300ml nước ấm, khuấy đều.
  • Súc miệng 1–2 lần để làm sạch khoang miệng.
  • Ngậm và khò súc họng 1–2 lần để loại bỏ vi khuẩn.
  • Làm 1 – 2 lần/ngày để mang lại hiệu quả cao.

Lưu ý: Nếu dùng nước muối sinh lý, hãy súc miệng trước khi khò súc họng. Không dùng nước muối đặc hoặc ngậm trực tiếp muối hạt để tránh ảnh hưởng đến men răng.

Sử dụng các loại nước súc miệng chuyên dụng

Có thể dùng nước súc miệng để làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày. Người bị trào ngược dạ dày nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng nước súc miệng để loại bỏ vi khuẩn, bảo vệ răng miệng, ngăn ngừa hôi miệng. Nước súc miệng giúp khử mùi, ngăn cao răng, viêm nướu và sâu răng.

Lưu ý khi sử dụng nước súc miệng:

  • Không lạm dụng để tránh làm mất cân bằng vi khuẩn có lợi trong khoang miệng.
  • Không tự ý dùng thuốc súc họng nếu không có chỉ định của bác sĩ.
  • Nên chọn loại nước súc miệng lành tính, an toàn. 
  • Chọn nước súc miệng có khả năng kháng khuẩn, làm sạch họng và hỗ trợ điều trị hôi miệng.
  • Sau khi súc miệng, nên dùng nước muối sinh lý để khò họng, giúp làm sạch họng hiệu quả hơn.

Súc miệng bằng baking soda

Baking soda có tính kiềm, có thể giúp trung hòa axit dạ dày và làm sạch axit trào ngược bám trên họng, giảm đau rát và sưng tấy khá hiệu quả. Cách dùng:

  • Pha 1/2 thìa cà phê baking soda hòa cùng với 200ml nước.
  • Khuấy tan, súc miệng nhanh trong 30 giây.
  • Dùng baking soda khi bị trào ngược gây nóng rát họng.

Lưu ý: Không nên dùng baking soda quá 2 lần/ngày, không sử dụng quá 10 ngày để tránh mòn răng, khô miệng.

Súc miệng bằng nước chanh

Mật ong và chanh có đặc tính kháng khuẩn, giúp làm sạch và làm dịu cổ họng, đồng thời hỗ trợ giảm buồn nôn và cải thiện trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, do chanh chứa axit citric, người bị trào ngược chỉ nên dùng một lượng nhỏ để tránh làm triệu chứng nặng hơn. Cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày với chanh như sau: 

  • Pha 1–2 thìa cafe mật ong vào 150ml nước ấm.
  • Thêm 1 thìa nhỏ nước cốt chanh hoặc vắt một miếng chanh nhỏ.
  • Khuấy đều, uống từ từ, nuốt từng ngụm để làm sạch cổ họng.
Làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày bằng chanh và mật ong

Làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày bằng chanh và mật ong

Lưu ý: Hạn chế dùng nếu mắc tiểu đường, huyết áp thấp, rối loạn đường ruột hoặc có cơ địa dị ứng.

Súc miệng bằng trà thảo mộc

Các loại trà thảo mộc không chỉ giúp làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày mà còn hỗ trợ cải thiện tình trạng trào ngược dạ dày hiệu quả. Một vài loại trà thảo mộc mà người bệnh nên sử dụng gồm có: 

  • Trà hoa cúc mật ong: Cúc La Mã có tác dụng giảm co thắt cơ trơn, kháng viêm, sát khuẩn và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Hãm 3 – 5g trà hoa cúc với 200ml nước sôi trong 5 – 10 phút, thêm 1 – 2 thìa mật ong, khuấy đều và uống khi còn ấm.
  • Trà cam thảo: Rễ cam thảo giúp giảm triệu chứng trào ngược, bảo vệ thực quản và niêm mạc họng. Hãm 5g rễ cam thảo với 250ml nước sôi trong 10 – 15 phút, uống từng ngụm để các dưỡng chất thấm sâu vào niêm mạc hầu họng.
  • Trà bạc hà: Tinh dầu menthol trong bạc hà giúp làm mát, dịu họng, giảm ho và ngứa cổ do trào ngược. Bạc hà còn chứa axit rosmarinic, hỗ trợ giảm co thắt phế quản và cải thiện nhu động ruột. Hãm một nắm lá bạc hà tươi với 250ml nước sôi trong 10 – 15 phút, thêm 1 – 2 thìa mật ong, uống khi còn ấm.

Lưu ý: Người bị tiểu đường nên tránh trà bạc hà, người huyết áp cao không nên dùng nhiều trà cam thảo. Người có cơ địa hàn, tỳ vị kém, dễ lạnh bụng cần thận trọng khi uống trà hoa cúc để làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày. 

Xem thêm: Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng có nguy hiểm không? 3 Cách chữa

3. 4 Lưu ý làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày

Khi áp dụng các cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày, bạn cần lưu ý vài điều như sau: 

Không nên súc miệng quá mạnh, tránh làm tổn thương đến niêm mạc cổ họng

Súc miệng quá mạnh có thể gây tổn thương niêm mạc họng, làm tình trạng đau họng, ho, khàn tiếng nặng hơn. Chỉ nên súc nhẹ nhàng trong khoảng 30 giây rồi nhổ ra. Súc miệng quá mạnh cũng không giúp bạn làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày. 

Không súc miệng quá lâu, tránh làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng

Súc miệng quá lâu không tốt vì việc này có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại phát triển, dẫn đến viêm họng, ho, khàn tiếng.

Hệ vi sinh vật trong khoang miệng là một hệ sinh thái tự nhiên gồm cả vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại. Vi khuẩn có lợi giúp bảo vệ niêm mạc miệng, hỗ trợ hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây hại. Nếu súc miệng quá lâu hoặc sử dụng nước súc miệng có chất sát khuẩn mạnh thường xuyên, cả vi khuẩn có lợi và có hại đều bị tiêu diệt, gây mất cân bằng hệ vi sinh. Điều này có thể dẫn đến khô miệng, kích ứng niêm mạc, tăng nguy cơ viêm nhiễm, thậm chí khiến hơi thở có mùi do vi khuẩn có hại phát triển mạnh hơn.

Không súc miệng bằng các chất tẩy rửa mạnh, tránh gây kích ứng niêm mạc ở cổ họng

Tránh dùng các chất tẩy rửa mạnh như chlorhexidine, hydrogen peroxide, cồn để súc miệng, vì có thể gây kích ứng, đau rát, thậm chí chảy máu niêm mạc họng. Nên chọn nước súc miệng dịu nhẹ, chứa thành phần tự nhiên như bạc hà, nha đam hoặc fluoride để bảo vệ răng miệng an toàn. Cách này cũng giúp làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày. 

Không sử dụng các loại nước súc miệng có chất tẩy rửa mạnh

Không sử dụng các loại nước súc miệng có chất tẩy rửa mạnh

4. Khám trào ngược dạ dày và nội soi dạ dày ở đâu?

Nếu áp dụng các cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày không hiệu quả, bạn nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị tốt hơn. Tai Hà Nội, Tổ hợp y tế MEDIPLUS là cơ sở y tế có uy tín, chất lượng khám bệnh hàng đầu và dịch vụ chuyên nghiệp. MEDIPLUS có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm trong điều trị dạ dày, tiêu biểu như ThS.BS. Phạm Thị Vân Ngọc với 20 năm kinh nghiệm nội soi dạ dày – đại tràng. Khoa Tiêu hóa được trang bị máy nội soi hiện đại Fujifilm EG-760Z, EC-760ZP-V/M từ Nhật Bản và công nghệ test hơi thở C13 giúp phát hiện vi khuẩn HP.

Khám dạ dày an toàn, hiệu quả tại MEDIPLUS

Khám dạ dày an toàn, hiệu quả tại MEDIPLUS

Tại MEDIPLUS, các bác sĩ ứng dụng công nghệ nội soi hiện đại với ống soi mềm qua đường miệng hoặc mũi, giúp quan sát rõ tình trạng bên trong dạ dày, tá tràng và thực quản. Nhờ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị hiệu quả các bệnh tiêu hóa như viêm loét, tiêu chảy, tầm soát ung thư, cầm máu do xuất huyết tiêu hóa, nong thực quản hẹp, cắt polyp hoặc loại bỏ dị vật trong đường tiêu hóa.

Dịch vụ thân thiện, đảm bảo vệ sinh và sát khuẩn an toàn trong quá trình nội soi giúp bệnh nhân yên tâm, thoải mái, giảm căng thẳng. Quy trình được thực hiện theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, từ khâu khử trùng thiết bị đến hướng dẫn chăm sóc trước và sau nội soi, đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.

5. Giải đáp thắc mắc về viêm họng do trào ngược dạ dày

Uống nước gì để hỗ trợ giảm axit dạ dày?

Một số loại nước người bệnh nên uống để giảm axit dạ dày: 

  • Nước lọc: Giúp cân bằng axit dạ dày, nên uống 6-8 ly/ngày, chia nhỏ lượng nước, tránh uống ngay sau bữa ăn.
  • Trà thảo dược: Trà cam thảo, hoa cúc, cây du trơn giúp làm dịu niêm mạc dạ dày. Uống 2-4 tách/ngày, tránh tương tác thuốc. Cách này cũng giúp làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày. 
  • Sữa ít béo hoặc tách béo: Hạn chế sữa nguyên kem vì có thể làm tăng triệu chứng trào ngược.
  • Nước ép trái cây kiềm: Dưa hấu, đu đủ, cà rốt, dưa chuột giúp trung hòa axit, nhưng hạn chế đường khi pha chế.
  • Nước dừa: Giàu điện giải, giúp giảm tiết axit dạ dày, nhưng không nên uống khi đầy bụng hoặc huyết áp thấp.
  • Sữa hạt: Đậu nành, hạnh nhân, hạt lanh, hạt điều… là lựa chọn thay thế cho người không dung nạp lactose.
  • Đồ uống chứa probiotics: Sữa chua uống giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa.

Trào ngược dạ dày sẽ có đờm màu gì?

Đờm do trào ngược dạ dày thường có màu trong hoặc trắng, không kèm dấu hiệu nhiễm trùng.

Trào ngược dạ dày thì đờm thường có màu trong hoặc màu trắng

Trào ngược dạ dày thì đờm thường có màu trong hoặc màu trắng

Trào ngược dạ dày có ảnh hưởng gì đến cổ họng hay không?

Trào ngược dạ dày thực quản có thể gây viêm họng, khàn giọng, viêm thanh quản, loét, chảy máu, hẹp thực quản và nguy cơ ung thư thực quản.

Làm thế nào để tránh tình trạng trào ngược dạ dày?

Để tránh tình trạng bị trào ngược dạ dày, bạn có thể áp dụng một số cách như sau: 

  • Bỏ thuốc lá vì nicotine làm suy yếu cơ thắt thực quản.
  • Nâng cao đầu giường từ 15–23cm để hạn chế trào ngược khi ngủ.
  • Không nằm ngay sau ăn, đợi ít nhất 3 giờ trước khi nằm.
  • Ăn chậm, nhai kỹ để giảm áp lực lên dạ dày.
  • Tránh thực phẩm kích thích trào ngược như đồ chiên rán, cà chua, rượu, sô cô la, bạc hà, hành tây, caffeine.
  • Mặc quần áo thoải mái, tránh bó sát gây áp lực lên bụng.

Trên đây là các cách giúp làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày cũng như các lưu ý cần biết. Tùy vào tình trạng bệnh cũng như điều kiện của bản thân mà người bệnh có thể chọn cách làm sạch phù hợp. Hy vọng các thông tin trên bài mang lại nhiều giá trị hữu ích với bạn đọc. 

**Lưu ý: Bài viết là các kiến thức được chia sẻ, không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa. 

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Đau dạ dày ăn táo được không? 7 lợi ích và 8 lưu ý 

    Đau dạ dày ăn táo được không? là câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc. Táo là loại trái cây giàu dinh dưỡng và…

    24 Th12, 2024
    7.5K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Gợi ý 4 cách chữa hiệu quả

    Viêm loét dạ dày là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Vậy viêm loét dạ dày có…

    24 Th12, 2024
    601

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Giải đáp] Bao tử và dạ dày có giống nhau không?

    Dạ dày và bao tử là một cơ quan duy nhất trong hệ tiêu hóa, nằm giữa thực quản và ruột non. Đây là một…

    24 Th12, 2024
    2.3K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Trào ngược dạ dày nên uống gì? 3 Lưu ý 

    Trào ngược dạ dày nên uống gì đang là câu hỏi nhận được nhiều người quan tâm. Việc chọn lựa đúng đồ uống để bảo…

    03 Th1, 2025
    259

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám