Chảy máu dạ dày (xuất huyết dạ dày) 6 dấu hiệu, 5 nguyên nhân

Cập nhật 05/10/2024

1.6K

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tiêu hóa

Chảy máu dạ dày (xuất huyết dạ dày), là tình trạng bệnh lý khá phổ biến với tỷ lệ người mắc ngày càng gia tăng hiện nay. Nếu người bệnh không điều chỉnh lại sinh hoạt và có biện pháp điều trị hợp lý, bệnh sẽ ngày càng nặng hơn và phát sinh nhiều biến chứng ảnh hưởng lớn đến cuộc sống và tính mạng người bệnh. Qua bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về chảy máu dạ dày cũng như nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị phù hợp.

1. Chảy máu dạ dày là gì?

Chảy máu dạ dày (hay xuất huyết dạ dày) là tình trạng niêm mạc dạ dày bị chảy máu do các tổn thương ở niêm mạc, nó có thể khiến cho người bệnh đi ngoài hoặc nôn ra máu. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ trở nặng hơn, có thể gây chảy máu ồ ạt hay các biến chứng nguy hiểm khác ảnh hưởng đến tính mạng.

Xuất huyết dạ dày biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm

Xuất huyết dạ dày biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị sớm

Xuất huyết dạ dày là một trong các biến chứng cấp tính đường tiêu hóa rất nguy hiểm. Bất kỳ ai cũng có thể bị, tuy nhiên do nam giới thường xuyên ăn nhậu, uống rượu bia, nên tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới cao hơn nữ giới. Đối với trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh nguyên nhân thường do vi khuẩn, virus từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể.

2. Dấu hiệu cảnh báo chảy máu dạ dày

Chảy máu dạ dày thường xảy ra do niêm mạc dạ dày bị tổn thương, đây là bệnh cấp tính rất nguy hiểm của đường tiêu hóa. Bởi vậy, người bệnh cần nhận biết sớm để tránh bệnh trở nặng, có hướng điều trị kịp thời. Cần đặc biệt lưu ý một số triệu chứng dưới đây và chủ động thăm khám và gặp bác sĩ tư vấn:

Thay đổi sắc tố da

Đây là biểu hiện bên ngoài dễ nhận thấy. Da dẻ người bệnh nhợt nhạt, thiếu sức sống, cơ thể suy nhược, trong tình trạng mệt mỏi. Biểu hiện bên ngoài của bệnh nhân như vậy do dạ dày bị chảy máu, dẫn đến khả năng chuyển hóa, hấp thụ chất kém, khiến cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng.

Đau dữ dội vùng thượng vị dạ dày

Tổn thương niêm mạc dạ dày làm chảy máu dạ dày (biến chứng của viêm loét, nhiễm trùng dạ dày) gây ra những cơn đau ở vùng thượng vị. Khi bệnh trở nặng là lúc cơn đau nghiêm trọng hơn, lan ra khắp vùng bụng.

Bệnh nhân có dấu hiệu nguy hiểm

đau bụng dữ dội, ổ bụng căng cứng, mặt bệnh nhân tái nhợt, vã mồ hôi lạnh do cơn đau,… là thời điểm cần nhận biết để đưa người bệnh đi cấp cứu.

Đau dữ dội vùng thượng vị dạ dày là những dấu hiệu cảnh báo sớm

Đau dữ dội vùng thượng vị dạ dày là những dấu hiệu cảnh báo sớm

Buồn nôn, nôn ra máu

Đây là dấu hiệu hầu hết bệnh nhân chảy máu dạ dày nào cũng bị. Người bệnh thường có cảm giác bụng đầy, chướng lên, sau đó là buồn nôn và nôn ra thức ăn kèm theo máu tươi hoặc đen. Đây là dấu hiệu nguy hiểm, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu nếu thấy nôn ra máu, nhất là khi tình trạng nôn ra máu nhiều, liên tục sẽ làm cho người bệnh mệt lả, mất nước và mất máu.

Đi ngoài phân ra màu đen

Đi ngoài ra máu cũng là dấu hiệu thường thấy của chảy máu dạ dày. Bệnh nhân đi ngoài ra phân lẫn máu đen như bã cà phê, có mùi khó chịu. Lượng phân có nhiều và màu đen càng sậm thì tình trạng chảy máu dạ dày của người bệnh càng nặng.

Cơ thể thiếu máu

Người bệnh bị chảy máu dạ dày kéo dài khiến cho cơ thể mất máu, xuất hiện các triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, choáng, tụt huyết áp,… Khi xuất hiện một trong các triệu chứng như trên, người bệnh cần đi bệnh viện sớm để kiểm tra dạ dày và được chẩn đoán điều trị nhanh nhất.

3. Nguyên nhân gây chảy máu dạ dày

Loét dạ dày tá tràng

Đây là nguyên nhân chính và phổ biến gây chảy máu dạ dày. Nguyên nhân của loét dạ dày tá tràng thường là do vi khuẩn HP, chế độ sinh hoạt không lành mạnh, lạm dụng thuốc giảm đau…

Vết loét ăn sâu vào lớp cơ ở dạ dày, gây tổn thương các mạch máu trong lớp cơ. Khi các ổ loét nhỏ, mới, chỉ các mạch máu nhỏ bị tổn thương nên lượng máu chảy ít, không quá ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên khi bệnh nặng hơn, ổ loét sâu, xơ chai, gây ảnh hưởng tới động mạch làm máu chảy nhiều, ồ ạt. Lúc này, người bệnh cần phải vào viện ngay lập tức.

Ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày thường gây chảy máu dai dẳng, đôi khi máu bị chảy nhiều, khó cầm. Theo thống kê hiện nay, bệnh khá phổ biến và đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Các yếu tố nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày được cho là do vi khuẩn HP, chế độ ăn uống, sinh hoạt: ăn quá nhiều đồ ăn nhanh, uống nhiều bia rượu, hút thuốc,…

Viêm loét dạ dày

Nhiều trường hợp gây chảy máu dạ dày là do viêm dạ dày, viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mãn tính.

Viêm dạ dày cấp là kiểu xuất hiện bất ngờ, đột ngột. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày cấp có thể kể đến như sau: sử dụng thuốc (thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc chống đông máu) làm loét dạ dày, tăng tiết HCL.

Do uống quá nhiều bia rượu, gây tổn thương trực tiếp lên niêm mạc dạ dày, khiến niêm mạc phù nề, chảy máu. Viêm, loét dạ dày cấp do stress căng thẳng kéo dài, khiến cho dịch vị tiết ra nhiều hơn, gây viêm loét, chảy máu dạ dày…

Viêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân chính gây chảy máu dạ dày

Viêm loét dạ dày tá tràng là nguyên nhân chính gây chảy máu dạ dày

Polyp dạ dày tá tràng

Polyp dạ dày tá tràng là những túi thừa trên lớp lót bên trong thành dạ dày. Các túi này nếu bị viêm, nhiễm trùng sẽ có nguy cơ dẫn đến chảy máu dạ dày.

Hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa

Đây là tình trạng huyết áp tĩnh mạch cửa tăng cao hơn bình thường. Hội chứng này gây chảy máu, xuất huyết tiêu hóa do tĩnh mạch thực quản bị giãn, vỡ.

4. Điều trị xuất huyết dạ dày sớm tránh biến chứng

Khi phát hiện bị xuất huyết dạ dày, nhất là trong trường hợp nặng cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu ngay, có biện pháp xử lý đúng đắn để đảm bảo an toàn tính mạng cho người bệnh:

  • Người bệnh cần nằm tuyệt đối (không đứng, ngồi hoặc di chuyển).
  • Đầu nằm thấp, chân kê cao hơn đầu – điều này giúp máu lưu thông dễ dàng lên não và tim.
  • Để cầm máu nên chườm đá vào vùng thượng vị.
  • Ăn cháo loãng hoặc pha một cốc nước muối loãng, uống từ từ.
  • Nhanh chóng gọi xe cấp cứu để sớm đưa bệnh nhân đến viện.

Sau khi đã xử trí ban đầu cho người bệnh, tùy vào trường hợp chảy máu nặng hay nhẹ mà có hướng điều trị phù hợp.

Trường hợp chảy máu nhẹ

Trong trường hợp chảy máu nhẹ, bệnh nhân cần được theo dõi từ 24-48 tiếng, rồi sau đó bác sĩ sẽ tiến hành nội soi để kiểm tra tình trạng bệnh nhân. Khi tình trạng chảy máu dạ dày giảm, người bệnh sẽ được xuất viện và dùng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Trường hợp chảy máu nặng

Trong trường hợp bệnh nhân chảy máu dạ dày nặng, tránh tình trạng người bệnh bị chảy máu ồ ạt, mất quá nhiều máu, bệnh nhân cần được nội soi, kết hợp các thủ thuật khác để cầm máu. Với trường hợp chảy máu quá nhiều, thủng dạ dày do chấn thương, bệnh nhân cần được điều trị bằng phương pháp ngoại khoa: phẫu thuật để cầm máu, khâu lại phần chấn thương.

*Lưu ý: Sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc chữa các vết loét trong thời gian nhất định, theo chỉ định của bác sĩ!

5. Phòng ngừa chảy máu dạ dày xuất huyết dạ dày

Để phòng ngừa chảy máu dạ dày, các biện pháp phòng tránh sau nên được khuyến khích và áp dụng rộng rãi:

  • Giữ tinh thần vui vẻ, lạc quan; tránh để bản thân trong tình trạng căng thẳng, stress kéo dài; cần cho bản thân thời gian nghỉ ngơi, vui chơi.
  • Tăng cường tập luyện thể thao, tập thể dục đều đặn thường xuyên để nâng cao sức khỏe.
  • Các loại thuốc giảm đau, kháng viêm nên được hạn chế sử dụng.
  • Nước ngọt có ga, rượu bia, đồ uống có cồn nên hạn chế sử dụng. Ngoài ra cần hạn chế ăn những đồ ăn cay, nóng thường xuyên.
  • Cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý; không nên ăn quá no hoặc để bụng rộng; việc nằm hoặc ngủ ngay sau ăn cần tránh.
  • Nên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc mỗi năm một lần để kiểm soát sức khỏe bản thân, phát hiện và điều trị kịp thời bệnh lý.
  • Khi thấy có các dấu hiệu như mệt mỏi, da nhợt nhạt, đau bụng dữ dội, nôn hoặc đi ngoài ra máu,… cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Chảy máu dạ dày là tình trạng bệnh lý với nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe người bị, cần đặc biệt lưu ý nhận biết sớm và thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để điều trị nhanh và dứt điểm. Để đặt lịch khám dạ dày với bác sĩ giỏi tại Mediplus, bạn liên hệ tổng đài 1900.3366 để được hỗ trợ.

*Bài viết chỉ mang tính tham khảo, không thay thế phác đồ điều trị y khoa!

5/5 - (1 vote)

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Viêm loét dạ dày tá tràng nên ăn gì, kiêng gì để bệnh mau khỏi?

    Chế độ ăn uống rất quan trọng đối với những người bị viêm loét dạ dày tá tràng. Vậy khi bị nhiễm khuẩn HP, viêm…

    14 Th9, 2024
    297

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? 4 lưu ý 

    Xuất huyết dạ dày là tình trạng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng tiêu hóa của người bệnh. Chế…

    22 Th9, 2024
    321

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm niêm mạc dạ dày: 7 Nguyên nhân và 2 cách điều trị

    Viêm niêm mạc dạ dày là một bệnh lý gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh. Đây cũng được xem là căn…

    16 Th9, 2024
    229

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Gợi ý] 12 cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà

    Xuất huyết dạ dày là một tình trạng nguy hiểm cần được xử lý kịp thời. Bên cạnh việc tìm kiếm sự can thiệp y…

    05 Th10, 2024
    280

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám