Nửa đêm đau dạ dày phải làm sao? 3 Cách khắc phục

Cập nhật 24/02/2025

74

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Cơn đau dạ dày xuất hiện vào đêm khuya thường làm bạn khó chịu và mất ngủ. Cảm giác đau âm ỉ, nóng rát hay đầy bụng khiến bạn lo lắng không biết phải làm gì. Nếu bạn chưa biết nửa đêm đau dạ dày phải làm sao, hãy tham khảo ngay 3 cách khắc phục cơn đau dạ dày hiệu quả được Tổ hợp Y tế Mediplus chia sẻ dưới đây.

1. Nửa đêm đau dạ dày là bị làm sao?

Cơn đau dạ dày thường xuất hiện ở vùng thượng vị và đi kèm với các triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn mửa, đặc biệt vào ban đêm. Khi gặp tình trạng này, bạn nên tìm hiểu các biện pháp giảm đau dạ dày ban đêm và thực hiện ngay để bảo vệ sức khỏe.

Cơn đau dạ dày ban đêm thường có tính chất âm ỉ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Một số trường hợp có thể cảm nhận cơn đau quặn đột ngột tại một thời điểm, khiến người bệnh khó chịu và tỉnh giấc. Tình trạng này thường xảy ra vào khoảng 1 – 2 giờ sáng, khi cơ thể đang trong trạng thái ngủ sâu. Nếu đau dạ dày vào ban đêm xảy ra thường xuyên, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám bệnh để xác định nguyên nhân và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Nửa đêm đau dạ dày là bị làm sao?

Nửa đêm đau dạ dày là bị làm sao?

Tìm hiểu: Đau dạ dày có phải đi nghĩa vụ không? 4 Lưu ý

2. 4 Nguyên nhân gây đau dạ dày ban đêm

Để có thể giảm đau dạ dày vào ban đêm một cách hiệu quả, việc đầu tiên cần làm là xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dựa trên nguyên nhân cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và phương pháp điều trị phù hợp nhất cho từng trường hợp bệnh nhân.

Vì thói quen ăn uống không khoa học

Tại sao đau dạ dày về đêm? Do thói quen ăn uống không hợp lý là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng đau dạ dày vào ban đêm. Có thể liệt kê một số nguyên nhân cụ thể như:

  • Tiêu thụ thực phẩm ôi thiu, mốc hỏng: Thực phẩm bị ôi thiu là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Khi nạp vào cơ thể, chúng dễ gây ngộ độc thực phẩm, dẫn đến đau bụng dữ dội kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, tiêu chảy hoặc nôn mửa.
  • Ăn các món khó tiêu: Việc sử dụng thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán hoặc thức ăn cay nóng vào buổi tối khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn hơn. Những loại thức ăn này tồn đọng trong dạ dày lâu hơn, kích thích sản xuất acid dư thừa, gây cảm giác đầy hơi hoặc đau âm ỉ.
  • Ăn tối quá no: Vào buổi tối, cơ thể ít vận động, việc ăn quá no khiến thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn, tạo áp lực lớn lên hệ tiêu hóa. Quá trình lên men của thức ăn làm tăng lượng acid, dẫn đến nguy cơ hình thành vết loét và gây ra các cơn đau khó chịu.
Đau dạ dày ban đêm do thói quen ăn uống không lành mạnh

Đau dạ dày ban đêm do thói quen ăn uống không lành mạnh

Tìm hểu thêm: Đau dạ dày tiêu chảy: 3 nguyên nhân và 2 cách chữa

Cơn đau dạ dày vào ban đêm có thể xuất phát từ các bệnh lý về dạ dày

Cơn đau dạ dày xuất hiện vào ban đêm có thể liên quan đến các bệnh lý về dạ dày, bao gồm:

  • Viêm loét dạ dày: Những vết loét ở dạ dày gây cảm giác nóng rát vùng thượng vị. Cơn đau thường tăng lên sau bữa ăn hoặc khi dạ dày trống rỗng, đặc biệt sau khi ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ hoặc đồ ăn chế biến sẵn. Vì ban đêm là khoảng thời gian giữa các bữa ăn dài nhất, cơn đau có thể kéo dài và dữ dội hơn.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Tình trạng này thường xảy ra khi lượng acid trong dạ dày tăng cao, khiến thức ăn trào ngược lên thực quản. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, đau rát sau xương ức và đau bụng. Nguyên nhân phổ biến là ăn quá nhiều, nằm ngay sau bữa ăn hoặc sử dụng thức ăn khó tiêu. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể gây viêm loét thực quản.
  • Hội chứng ruột kích thích: Người mắc hội chứng ruột kích thích thường gặp các triệu chứng đầy hơi và chướng bụng, đặc biệt sau khi ăn. Ăn nhiều vào buổi tối có thể làm nặng thêm tình trạng này, gây đau dạ dày khó chịu vào ban đêm.
  • Bệnh Crohn: Đây là một bệnh lý viêm mạn tính ảnh hưởng đến niêm mạc đường tiêu hóa. Bệnh Crohn cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn gây ra những cơn đau dạ dày kéo dài vào ban đêm, gây khó chịu và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người bệnh.
Đau dạ dày ban đêm do mắc phải bệnh viêm loét dạ dày

Đau dạ dày ban đêm do mắc phải bệnh viêm loét dạ dày

Do chế độ sinh hoạt và làm việc thiếu khoa học

Việc thức khuya khiến các cơ quan trong cơ thể, bao gồm cả dạ dày, phải làm việc nhiều hơn, dù ban đêm đáng lẽ là thời gian để nghỉ ngơi sau một ngày dài. Nếu tình trạng này kéo dài, dạ dày sẽ bị quá tải do phải hoạt động liên tục, dẫn đến các cơn đau vào ban đêm.

Bên cạnh đó, khi tinh thần bị căng thẳng hoặc lo âu, lượng acid trong dạ dày sẽ tăng lên đáng kể. Nếu không được trung hòa, acid này có thể dần phá hủy lớp niêm mạc, gây viêm loét dạ dày và làm xuất hiện những cơn đau khó chịu vào ban đêm.

Cơn đau dạ dày vào ban đêm có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý khác

Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng đau dạ dày, bao gồm:

  • Sỏi mật: Đây là nguyên nhân phổ biến gây ra các cơn đau dạ dày, đặc biệt vào ban đêm. Khi sỏi mắc kẹt trong ống mật, nó gây ra những cơn đau dữ dội kéo dài ở vùng bụng trên, thường tăng sau các bữa ăn giàu chất béo và xuất hiện khi cơ thể đang nghỉ ngơi. Triệu chứng có thể kèm theo sốt cao, buồn nôn, nôn, vàng da, vàng mắt, và phân màu nhạt.
  • Sỏi thận: Khi sỏi di chuyển trong niệu quản, bệnh nhân thường cảm nhận cơn đau nhói đột ngột ở vùng lưng, sau đó lan ra vùng bụng và dạ dày. Mức độ đau thay đổi tùy thuộc vào vị trí của sỏi trong hệ tiết niệu.
  • Bệnh lý về tim: Trong một số trường hợp hiếm gặp, đau dạ dày có thể là dấu hiệu của thiếu máu cơ tim, đặc biệt ở những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
  • Viêm ruột thừa: Cơn đau bắt đầu quanh rốn, sau đó lan xuống vùng bụng dưới bên phải và trở nên nghiêm trọng hơn khi vận động. Nếu không được điều trị kịp thời, ruột thừa có thể vỡ, gây viêm phúc mạc, đe dọa tính mạng. Đây là trường hợp khẩn cấp và cần được can thiệp kịp thời.
Đau dạ dày ban đêm do một số bệnh lý viêm ruột thừa

Đau dạ dày ban đêm do một số bệnh lý viêm ruột thừa

Xem thêm: Thức khuya có bị đau dạ dày không? 4 Lưu ý

3. Cơn đau dạ dày ban đêm gây nguy hiểm không?

Cơn đau dạ dày vào ban đêm có nguy hiểm hay không là câu hỏi mà nhiều người quan tâm. Như đã đề cập, tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, nó có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là ung thư dạ dày, đe dọa tính mạng hoặc gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Đây là một vấn đề sức khỏe cần được quan tâm, đặc biệt khi cơn đau trở nên dữ dội và quằn quại. Trong trường hợp này, người bệnh nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được bác sĩ kiểm tra. Với các trường hợp nhẹ hơn, có thể áp dụng các cách giảm đau dạ dày ban đêm tại nhà tạm thời, sau đó cần đến bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Xem thêm: Cắt dạ dày sống được bao lâu? Theo 4 phương pháp hiện nay

4. Khi nào nên đi gặp bác sĩ?

Phần lớn các trường hợp đau dạ dày vào ban đêm không yêu cầu phải gặp bác sĩ ngay lập tức. Thông thường, việc cải thiện tình trạng này tập trung vào điều trị nguyên nhân, điều chỉnh lối sống và xây dựng chế độ ăn uống hợp lý.

Các cơn đau thường kéo dài trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hàng giờ hoặc tái diễn nhiều lần trong tuần, gây ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và giấc ngủ, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị kịp thời.

Làm gì khi bị đau dạ dày dữ dội? Đi gặp bác sĩ

Làm gì khi bị đau dạ dày dữ dội? Đi gặp bác sĩ

Đặc biệt, nếu đau dạ dày ban đêm đi kèm các triệu chứng dưới đây, cần đến cơ sở y tế ngay:

  • Cơn đau dữ dội không rõ nguyên nhân, không giảm dù đã dùng thuốc.
  • Sốt cao.
  • Bụng bị đầy hơi, đau khi chạm vào.
  • Da và mắt có dấu hiệu vàng.
  • Cảm giác buồn nôn, nôn, hoặc nôn ra máu.
  • Phân có máu.
  • Cơn đau xuất hiện khi đang mang thai.

Đón đọc: Cắt polyp đại tràng có mọc lại không? 5 Cách phòng ngừa

5. Nửa đêm đau dạ dày phải làm sao? 3 Cách khắc phục

Cơn đau dạ dày vào ban đêm không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Để khắc phục tình trạng này, dưới đây là một số phương pháp giảm đau dạ dày vào ban đêm hiệu quả và an toàn mà bạn có thể tham khảo:

Biện pháp xử lý nửa đêm đau dạ dày ở mức độ nhẹ

Khi cơn đau vùng thượng vị chỉ ở mức độ nhẹ và không liên quan đến bệnh lý nghiêm trọng, bạn có thể cải thiện bằng cách chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và giảm tải công việc. Dưới đây là một số cách giảm đau bụng đêm:

  • Uống nước ấm: Khi đau dạ dày, cơ thể có xu hướng mất nước do đổ mồ hôi. Uống nước ấm không chỉ làm dịu thần kinh và cơ ở dạ dày mà còn giúp bổ sung lượng nước cần thiết. Bạn có thể thêm vài lát gừng hoặc uống trà gừng để tăng hiệu quả làm ấm cơ thể.
  • Ăn bánh mì mềm: Nếu cơn đau xuất hiện do bỏ bữa tối, ăn một lát bánh mì mềm sẽ giúp giảm nhanh cảm giác khó chịu. Bánh mì không chỉ bổ sung năng lượng mà còn hấp thụ axit trong dạ dày, giảm thiểu triệu chứng khó chịu.
  • Uống mật ong pha nước ấm: Pha khoảng 2-3 thìa mật ong với nước ấm và uống chậm rãi có thể giúp cân bằng dịch vị, làm dịu cơn đau. Ngoài ra, mật ong cung cấp năng lượng, giảm cảm giác đói nếu bạn lỡ bỏ bữa tối.
  • Dùng tinh bột nghệ kết hợp mật ong: Nghệ chứa curcumin – một chất có khả năng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, trong khi mật ong giàu vitamin và chất kháng khuẩn. Pha 2 thìa cà phê bột nghệ với nước ấm, thêm 1 thìa mật ong hoặc một chút sữa tươi, uống thường xuyên để cải thiện tình trạng đau dạ dày vào ban đêm.
Nửa đêm đau dạ dày phải làm sao? Uống mật ong pha nước ấm

Nửa đêm đau dạ dày phải làm sao? Uống mật ong pha nước ấm

Cách xử lý khi nửa đêm đau dạ dày do các bệnh lý 

Khi cơn đau dạ dày vào ban đêm xuất hiện thường xuyên, đột ngột và gây cảm giác đau nhói, dữ dội, bệnh nhân cần lập tức đến bệnh viện để thăm khám. Đặc biệt, nếu mức độ đau ngày càng tăng kèm theo các triệu chứng như khó thở, sốt, buồn nôn, nôn ói, sụt cân đột ngột, đau quặn bụng hoặc nôn ra máu, đó có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng như viêm tụy cấp, ung thư dạ dày, viêm loét dạ dày thực quản hay áp xe gan. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nguy hiểm hoặc tử vong.

Dựa trên nguyên nhân và mức độ đau, bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ chặt chẽ các chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Ngoài ra, bệnh nhân cần tránh sử dụng thuốc không được bác sĩ chỉ định hoặc các loại thuốc không rõ nguồn gốc để tránh những tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn.

Dùng thuốc (cần tham khảo và tư vấn bác sĩ)

Điều trị bằng Tây y

Cách làm giảm cơn đau dạ dày ngay lập tức bằng phương pháp Tây y hiện nay được ưa chuộng vì hiệu quả cao mà nó mang lại. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng thuốc mà chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Tùy vào tình trạng cụ thể của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc thích hợp, bao gồm:

  • Thuốc điều trị vi khuẩn HP
  • Thuốc ức chế bơm proton
  • Thuốc kháng axit
  • Thuốc điều trị axit dạ dày
  • Thuốc ức chế histamin H2
Sử dụng thuốc Tây y để điều trị cơn đau dạ dày

Sử dụng thuốc Tây y để điều trị cơn đau dạ dày

Sử dụng các phương pháp chữa bệnh bằng Đông y

Dưới đây là một số bài thuốc Đông y có thể hỗ trợ điều trị đau dạ dày hiệu quả:

  • Bài thuốc 1: Sử dụng các vị thuốc bao gồm cam thảo (4g), xuyên luyên tử (10g), tô nganh, chỉ xác, bạch linh, sài hồ, hương phu, bạch thược, diên hồ mỗi vị 12g. Các vị thuốc này đem sắc cùng nước cho đến khi còn lại khoảng 2/3 lượng nước ban đầu. Dùng nước thuốc hàng ngày để cải thiện tình trạng đau dạ dày.
  • Bài thuốc 2: Ngũ linh chi (48g) và bồ hoàng (50g) nghiền thành bột mịn, sau đó trộn đều. Mỗi ngày dùng khoảng 15g bột thuốc, pha với nước và uống 4 lần trong ngày.
  • Bài thuốc 3: Chuẩn bị các vị binh lang, cam thảo mỗi vị 10g; phật thủ, tam tiên, lai phục tử mỗi vị 45g; hương phụ 25g; trần bì, hoắc hương mỗi vị 15g. Đem tất cả các vị thuốc cho vào 2 lít nước và sắc nhỏ lửa cho đến khi còn lại 250ml. Uống thuốc khi còn ấm, mỗi ngày uống 3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.

6. Các cách phòng tránh cơn đau dạ dày vào ban đêm

Để ngăn ngừa và hỗ trợ kiểm soát cơn đau vùng thượng vị vào ban đêm, người bệnh cần chú ý những điểm sau:

  • Cân đối giữa công việc và nghỉ ngơi, duy trì tâm trạng thoải mái và vui vẻ.
  • Lập kế hoạch và duy trì một chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh. 
  • Hạn chế tiếp xúc với thuốc lá, rượu bia và các chất gây nghiện.
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm cay nóng, có vị chua, thực phẩm chế biến sẵn hoặc nhiều dầu mỡ.
  • Duy trì thói quen tập luyện thể dục thường xuyên và đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng mỗi ngày.
Các cách phòng tránh cơn đau dạ dày vào ban đêm

Các cách phòng tránh cơn đau dạ dày vào ban đêm

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết từ Tổ hợp Y tế Mediplus đã cung cấp cho bạn những thông tin bổ ích về nửa đêm đau dạ dày phải làm sao. Nếu cần tư vấn thêm thông tin vui lòng liên hệ tới hotline 1900.3366 để nhận được sự hỗ trợ tận tình!

*Lưu ý: Bài viết là các kiến thức tổng hợp, không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa. 

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Trào ngược dạ dày kiêng gì, ăn gì? 4 Lưu ý để phòng ngừa 

    Trào ngược dạ dày là một trong những vấn đề tiêu hóa phổ biến hiện nay, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của nhiều…

    15 Th12, 2024
    167

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    6 Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Cho Bà Bầu hiệu quả

    Trào ngược dạ dày là tình trạng thường gặp ở phụ nữ mang thai, gây ra nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe.…

    14 Th2, 2025
    99

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Gợi ý] 6 cách chữa đau dạ dày bằng mật ong tại nhà 

    Mật ong được xem là món quà từ thiên nhiên, có tác dụng rất tốt với mọi người. Mật ong không chỉ giúp đẹp da…

    14 Th9, 2024
    762

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Xuất huyết dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? 4 lưu ý 

    Xuất huyết dạ dày là tình trạng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và khả năng tiêu hóa của người bệnh. Chế…

    24 Th12, 2024
    1.2K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám