Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không, điều trị thế nào?

Cập nhật 09/05/2023

4.4K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tiêu hóa

Nứt kẽ hậu môn có thể gây hiện tượng đi ngoài ra máu, đau rát quanh hậu môn khiến cho người bệnh khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để xác định chính xác nứt kẽ hậu môn là gì và làm sao để điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả.

Nứt kẽ hậu môn là gì?

Nứt kẽ hậu môn là một vết rách cấp tính theo chiều dọc hoặc vết loét hình ovan ở lớp biểu mô vảy của ống hậu môn. Tình trạng này gây đau dữ dội, đôi khi có chảy máu, đặc biệt là khi đi đại tiện. Đây là một trong những bệnh lý điển hình thường gây đau rát hậu môn và chảy máu khi đi đại tiện.

Hình ảnh bệnh học của nứt kẽ hậu môn

Hình ảnh bệnh học của nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn thường xảy ra ở tuổi trung niên, nhưng cũng là nguyên nhân chảy máu hậu môn hay gặp ở tuổi thiếu niên. Đa số các trường hợp sẽ khỏi bệnh trong vòng vài tuần với việc cải thiện tình trạng táo bón, nhưng một số ít nứt hậu môn sẽ thành mạn tính và cần phải điều trị bằng phẫu thuật.

Nguyên nhân bị nứt kẽ hậu môn do đâu?

Nứt kẽ hậu môn bệnh học có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, một số nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn phổ biến nhất hiện nay bao gồm:

  • Chấn thương vùng hậu môn hoặc ống hậu môn: Nguyên nhân chính gây triệu chứng nứt kẽ hậu môn là do những chấn thương ở vùng hậu môn hoặc hậu môn bị giãn quá căng khi đi đại tiện.
  • Hậu môn – trực tràng bị viêm nhiễm: Nếu bị viêm trực tràng, tế bào bị viêm sẽ sản sinh các nấm men khiến sức bền các tổ chức hậu môn suy giảm, vết nứt xuất hiện khi có sự căng dãn. Đặc biệt, nếu phân quá rắn đi qua vị trí này có thể làm rách lớp niêm mạc hậu môn – gây loét.
  • Do thiếu máu tại chỗ: Khiến vết loét xuất hiện ở niêm mạc hậu môn không thể lành lại. Tình trạng này còn gọi là loét thiếu máu.
  • Viêm xơ cơ thắt bên trong hậu môn: Tình trạng cơ thắt hậu môn phì đại, co thắt với lực mạnh làm vết loét không lành được. Việc tăng độ chặt của cơ thắt hậu môn làm cho máu vào nuôi vùng bị tổn thương kém và ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương. Từ đó gây bệnh nứt kẽ hậu môn.
  • Mắc bệnh xã hội lây qua đường tình dục: HIV, giang mai,…
  • Bệnh Crohn hoặc các bệnh viêm đại tràng khác, ung thư hậu môn – trực tràng.

Ngoài ra, các yếu tố về cơ địa, táo bón phải rặn nhiều khi đại tiện, quan hệ tình dục bằng đường hậu môn,… cũng có thể là những nguyên nhân gây nứt hậu môn.

Dấu hiệu khi bị nứt kẽ hậu môn biểu hiện ra ngoài như thế nào?

Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng, thế nhưng, triệu chứng nứt kẽ hậu môn sẽ khiến cho người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc sinh hoạt hàng ngày. Vậy dấu hiệu nào có thể giúp bạn nhận ra nứt kẽ hậu môn sớm? Dấu hiệu điển hình cảnh báo nứt hậu môn thường bao gồm:

  • Đau hậu môn dữ dội và cảm giác nóng rát trong và sau khi đi đại tiện, đau rát có thể kéo dài đến vài giờ. Đau làm cho bệnh nhân rất sợ đi đại tiện. Cơn đau trải qua 3 giai đoạn: Trong quá trình đại tiện, khối phân bắt đầu đi qua hậu môn. Sau vài phút sẽ thấy hết đau, cơn đau đột ngột tăng lên dữ dội rồi lại hết đau một cách đột ngột.
  • Ảnh hưởng tinh thần, thể chất: Bệnh nhân sợ đại tiện, cơ thể xanh xao, mệt mỏi, mất ngủ,…
  • Ngứa ngáy, khó chịu quanh hậu môn.
  • Có máu đỏ tươi dính phân hoặc giấy vệ sinh.
  • Có thể thấy một vết rách trên da bao quanh hậu môn.
  • Thường có da thừa và nhú hậu môn phì đại gần vị trí vết nứt.

*Lưu ý: Bên cạnh những triệu chứng trên, tùy thuộc cơ địa và mức độ bệnh,… bệnh nhân có thể gặp phải các biểu hiện khác. Nứt kẽ hậu môn và trĩ tuy là hai bệnh lý khác nhau nhưng rất dễ nhầm lẫn với nhau vì cả hai tình trạng này đều có thể gây chảy máu trực tràng.

>>>Có thể bạn quan tâm: Bệnh trĩ và các dấu hiệu nhận biết sớm

Đau, chảy máu là biểu hiện lâm sàng chính của nứt kẽ hậu môn

Đau, chảy máu là biểu hiện lâm sàng chính của nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn có nguy hiểm không?

Các vết nứt hậu môn thường không nguy hiểm. Tuy nhiên, chúng có thể liên quan đến các bệnh nghiêm trọng hơn như viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn. Ngoài ra, ung thư hậu môn có thể có hình ảnh đại thể là một khe nứt hậu môn. Các biến chứng của một khe nứt hậu môn có thể bao gồm:

  • Nứt kẽ hậu môn mãn tính: Tức là khe nứt tại hậu môn không lành lại được. Theo thời gian, điều này có thể gây ra mô sẹo rộng tại vị trí của khe nứt.
  • Đại tiện không tự chủ: Điều này có thể là kết quả của phẫu thuật điều trị vết nứt hậu môn mãn tính.
  • Rò hậu môn: Các đường hầm nhỏ được hình thành giữa kênh hậu môn và các cơ quan xung quanh, thường là các phần khác của ruột.
  • Hẹp hậu môn: Hậu môn trở nên bị thu hẹp bất thường là kết quả do co thắt cơ thắt hậu môn hoặc co thắt mô sẹo.
  • Gây hoại tử và ung thư hậu môn: Hiện tượng nứt kẽ hậu môn kèm theo  viêm nhiễm kéo dài sẽ khiến cho các tế bào niêm mạc hậu môn bị tổn thương dẫn đến hoại tử. Khi bị kích thích, tế bào niêm mạc bị tổn thương sẽ liên tục xâm lấn ra vùng xung quanh hậu môn và hình thành các khối u ác tính. Tình trạng hoại tử hậu môn cần phải được chữa trị kịp thời, để càng lâu thì tính mạng của bệnh nhân càng bị đe dọa
  • Gây thiếu máu nghiêm trọng: Tình trạng nứt kẽ hậu môn mãn tính đồng nghĩa với việc bệnh nhân thường xuyên bị chảy máu hậu môn mỗi khi đi đại tiện. Lượng máu chảy ra tỉ lệ thuận với mức độ nặng của bệnh, nếu kéo dài sẽ dẫn đến mất máu và thiếu máu nghiêm trọng, cơ thể suy nhược, suy giảm trí nhớ, hoa mắt chóng mặt, tụt huyết áp và choáng ngất. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân
  • Gây nhiễm trùng hậu môn: Các vết nứt tại hậu môn là môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng xâm nhập. Nếu hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ tình trạng viêm nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn. Hậu môn có biểu hiện sưng phồng ngứa ngáy, đau nhức dữ dội khi đi đại tiện, nếu không khắc phục hiệu quả vi khuẩn còn có thể xâm nhập qua các vết nứt vào mạch máu gây nhiễm trùng máu hoặc tấn công ngược dòng lên đường ruột gây viêm nhiễm và hình thành polyp hậu môn.
Nứt kẽ hậu môn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Nứt kẽ hậu môn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Bị nứt kẽ hậu môn cách xử lý và điều trị như thế nào?

Các khe nứt hậu môn thường lành trong vòng một vài tuần nếu bạn thực hiện các bước để giữ cho phân mềm, chẳng hạn như tăng lượng chất xơ và chất lỏng. Ngâm vùng hậu môn trong nước ấm trong 10 đến 20 phút vài lần một ngày, đặc biệt là sau khi đi tiêu, có thể giúp thư giãn cơ vòng và thúc đẩy quá trình hồi phục.

Nếu việc thay đổi chế độ ăn cũng như chế độ sinh hoạt mà các triệu chứng vẫn chưa được cải thiện, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số phương pháp điều trị phù hợp:

Phương pháp không phẫu thuật

Nitroglycerin (Rectiv) bôi bên ngoài, giúp tăng lưu lượng máu đến vết nứt và thúc đẩy quá trình chữa lành và giúp thư giãn cơ vòng hậu môn. Nitroglycerin thường được coi là lựa chọn điều trị y tế khi các biện pháp bảo tồn khác thất bại. Các tác dụng phụ có thể bao gồm nhức đầu, có thể nghiêm trọng.

Các loại kem gây tê tại chỗ như lidocaine hydrochloride (Xylocaine) có tác dụng giảm đau hiệu quả.

Tiêm Botulinum toxin loại A (Botox), để làm tê liệt cơ thắt hậu môn và thư giãn co thắt.

Thuốc huyết áp, chẳng hạn như nifedipine uống (Procardia) hoặc diltiazem (Cardizem) có thể giúp thư giãn cơ vòng hậu môn. Các loại thuốc này có thể được dùng bằng đường uống hoặc bôi bên ngoài và có thể được sử dụng khi nitroglycerin không hiệu quả hoặc gây ra các tác dụng phụ đáng kể.

*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà khi chưa có chỉ định từ các Bác sĩ chuyên khoa, tránh tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Dùng kem bôi theo chỉ định giúp giảm các tình trạng nứt kẽ vùng hậu môn

Dùng kem bôi theo chỉ định giúp giảm các tình trạng nứt kẽ vùng hậu môn

Phẫu thuật điều trị

Nếu tình trạng nứt hậu môn trở thành mãn tính không đáp ứng được với các phương pháp điều trị khác các bác sĩ cân nhắc thực hiện phẫu thuật cắt cơ vòng bên trong (LIS), bao gồm cắt một phần nhỏ cơ thắt hậu môn để giảm co thắt và đau, đồng thời thúc đẩy quá trình lành thương.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng đối với vết nứt mãn tính, phẫu thuật hiệu quả hơn nhiều so với bất kỳ phương pháp điều trị y tế nào. Tuy nhiên, phẫu thuật có một nguy cơ nhỏ gây ra tiểu tiện không kiểm soát.

Nứt kẽ hậu môn có tái phát không?

Các vết nứt ở hậu môn thường tự lành trong vòng vài tuần mà không cần điều trị. Nhưng chúng có thể dễ dàng quay trở lại nếu chúng gây ra bởi chứng táo bón mà vẫn chưa được điều trị. Một số thay đổi lối sống có thể giúp giảm bớt sự khó chịu và thúc đẩy quá trình chữa lành vết nứt hậu môn, cũng như ngăn ngừa tái phát

  • Thêm chất xơ vào chế độ ăn uống của bạn. Ăn khoảng 25-30 gam chất xơ mỗi ngày có thể giúp phân mềm và cải thiện quá trình chữa lành vết nứt. Thực phẩm giàu chất xơ bao gồm trái cây, rau, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Uống nước đầy đủ, ngăn ngừa táo bón.
  • Tránh rặn khi đi tiêu. Bởi nếu rặn sẽ làm căng lớp da tạo ra áp lực, có thể làm mở vết rách đang lành hoặc tạo ra vết rách mới.
Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ rất có lợi cho người nứt kẽ hậu môn

Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ rất có lợi cho người nứt kẽ hậu môn

Các khe nứt hậu môn có thể tái diễn dễ dàng. Bạn có thể giảm thiểu nguy cơ biến chứng nghiêm trọng bằng cách tuân thủ theo kế hoạch điều trị của bác sĩ và lịch trình chăm sóc sức khỏe dành riêng cho bạn.

Kết hợp cùng với các bác sĩ đầu ngành trong lĩnh vực chăm sóc sức khoẻ, MEDIPLUS mong muốn mang đến cho khách hàng hành trình chăm sóc sức khoẻ trọn vẹn và nâng cao chất lượng cuộc sống. Nếu cần được tư vấn thêm về các bệnh lý tiêu hoá hoặc đặt lịch khám, quý khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết

    ĐẶT LỊCH KHÁM, TƯ VẤN VỚI BÁC SĨ

    Bài viết liên quan

    Đau dạ dày nên uống nước ép gì? Gợi ý 6 loại 

    Khi bị đau dạ dày, chúng ta cần để đường tiêu hóa được nghỉ ngơi. Một chế độ ăn uống với nước ép là cách…

    23 Th11, 2024
    784

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Gợi ý] 6 cách chữa đau dạ dày bằng mật ong tại nhà 

    Mật ong được xem là món quà từ thiên nhiên, có tác dụng rất tốt với mọi người. Mật ong không chỉ giúp đẹp da…

    14 Th9, 2024
    522

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? 3 Lưu ý để phòng bệnh

    Viêm dạ dày tá tràng là một bệnh lý khá phổ biến trong cộng đồng hiện nay. Nhiều người thắc mắc rằng “viêm dạ dày…

    24 Th12, 2024
    379

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày ruột là gì? 3 Nguyên nhân và 2 cách điều trị

    Viêm dạ dày ruột thường do vi khuẩn, virus gây ra. Tình trạng này sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được…

    24 Th12, 2024
    302

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám