[Gợi ý] 7 loại thuốc đau dạ dày cho bà bầu và 2 lưu ý 

Cập nhật 21/11/2024

459

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Nguyên nhân nào gây đau dạ dày ở phụ nữ mang thai? Khi bị đau dạ dày cần phải làm sao? Loại thuốc đau dạ dày cho bà bầu an toàn hiện nay là gì? Tham khảo giải đáp Mediplus chi tiết của qua bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân khiến bà bầu đau dạ dày khi mang thai

Những nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau dạ dày 3 tháng đầu:

Vấn đề ốm nghén

Hiện tượng ốm nghén thường xuất hiện ở 3 tháng đầu trong thai kỳ của thai phụ, tạo cho mẹ bầu cảm giác buồn nôn. Cơn buồn nôn có thể kích thích đến dạ dày khiến dạ dày co bóp quá mức, từ đó phát sinh các cơn đau và tăng tiết dịch vị.

Thuốc đau dạ dày cho bà bầu được dùng phổ biến hiện nay là loại nào?

Thuốc đau dạ dày cho bà bầu được dùng phổ biến hiện nay là loại nào?

Tinh thần căng thẳng

Khi tinh thần cảm thấy lo âu căng thẳng hay suy nghĩ nhiều trong quá trình mang thai thì sẽ dễ làm tăng áp lực lên dây thần kinh khiến nhu động ruột giảm, axit trong dạ dày bị bài tiết quá mức gây nên hiện tượng đau dạ dày.

Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh

Khi mang thai, các mẹ bầu ăn một lượng thực phẩm khá lớn, các bữa ăn cũng thất thường, không đúng bữa nên khả năng bị đau dạ dày cao.

Tình trạng giãn nở tử cung

Tình trạng giãn nở tử cung thường bắt đầu từ tháng thứ 4. Khi thai nhi ngày càng lớn thì tử cung sẽ giãn nở về phía dạ dày, gây kích thích lên dạ dày và ống hậu môn đặc biệt là vào 3 tháng cuối của thai kỳ.

Nội tiết tố bất thường

Do Progesterone tăng lên khiến nhu động ruột giảm đi, từ đó tăng áp lực lên ổ bụng, kích thích dạ dày khiến dạ dày bị co bóp thường xuyên. Việc dạ dày thường xuyên phải hoạt động là nguyên nhân gây ra những cơn đau và tiết nhiều dịch vị.

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày ở bà bầu

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày ở bà bầu

Bệnh dạ dày 

Nếu thai phụ có bác bệnh lý về dạ dày, đại tràng hay rối loạn tiêu hoá kèm theo các triệu chứng cồn cào bụng, đau dọc theo khung đại tràng, đau vùng thượng vị, đại tiện bất thường, buồn nôn, ăn không ngon,…thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời, không nên tự dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Tìm hiểu: Viêm dạ dày ruột cấp nguyên nhân do đâu? Gợi ý 2 cách điều trị

2. 5 loại thuốc đau dạ dày cho bà bầu tốt nhất hiện nay

Những loại thuốc điều trị và hỗ trợ đau dạ dày cho bà bầu:

Thuốc Yumangel

Thuốc Yumangel có công dụng điều trị giảm tiết axit dạ dày, giảm các triệu chứng buồn nôn, ợ chua, ợ nóng, từ đó giảm đau dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Các mẹ bầu có thể dùng sản phẩm trực tiếp không pha loãng với nước, uống trước ăn từ 30 phút hoặc sau ăn từ 1 đến 2 giờ. Liều dùng: 2 đến 4 gói mỗi ngày, 1 lần uống từ 1 đến 2 gói.

Thuốc Sucralfate

Thuốc Sucralfate có công dụng điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày, viêm loét dạ dày cũng như giảm các đơn đau và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Thuốc trào ngược dạ dày cho bà bầu này có thể dùng khoảng trước khi ăn 1 tiếng và dùng 4 gói/ngày.

Thuốc Gastropulgite

Thuốc Gastropulgite có công dụng trong hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày hoặc đau dạ dày, giúp mẹ bầu giảm các triệu chứng ợ hơi, ợ nóng, trào ngược dạ dày, đau thượng vị đồng thời giảm bớt tình trạng đầy bụng hoặc tiêu chảy. Sản phẩm có thể dùng cho bà bầu trước ăn 30 phút hoặc sau ăn 1 giờ. Mỗi ngày dùng từ 2 – 4 gói, pha loãng với nửa cốc nước.

Thuốc Omeprazol

Thuốc Omeprazol có tác dụng giảm đau dạ dày, giảm tiết axit trong dạ dày cũng như các triệu chứng khó chịu như ợ nóng, ợ chua, khó tiêu,… Sản phẩm có thể dùng cho bà bầu trong khoảng từ 2 – 8 tuần tuỳ tình trạng bệnh với liều dùng từ 10 – 40 mg/ngày.

Thuốc Pepsane

Thuốc Pepsane giúp làm giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày, giảm cảm giác nóng rát, giúp ăn uống ngon miệng và tiêu hoá tốt hơn. Bà bầu có thể uống trước ăn từ 15 phút đến 30 phút với liều dùng từ 1 – 3g/ngày, uống trực tiếp với nước không cần pha loãng.

Thuốc Pepsane hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày

Thuốc Pepsane hỗ trợ giảm trào ngược dạ dày

Thuốc Phosphalugel giúp giảm nóng rát dạ dày

Thuốc Phosphalugel là sản phẩm chống trào ngược dạ dày và được sử dụng phổ biến với tên gọi là thuốc dạ dày chữ P. Thành phần chính của sản phẩm là nhôm phosphat, đây là sản phẩm thuộc nhóm kháng axit, an toàn cho phụ nữ mang thai nhưng cần tránh dùng ở liều cao. 

Sản phẩm có công dụng giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, làm dịu các cơn đau dạ dày, bỏng rát hay tình trạng khó chịu do axit dạ dày gây ra. Bên cạnh đó, sản phẩm còn tạo một lớp màng bảo vệ như chất nhầy để che phủ niêm mạc của đường tiêu hoá tránh bị tổn thương do axit dạ dày quá mức. Sản phẩm có thể dùng 1-2 gói/ngày trước khi ăn hoặc khi triệu chứng vừa khởi phát.

Thuốc Metoclopramide

Thuốc Metoclopramide giúp hỗ trợ trào ngược dạ dày. Đây là hiện tượng mà axit của dạ dày tràn lên họng hoặc miệng. Sản phẩm có công dụng ức chế kích thích thụ thể gây buồn nôn ở trung ương thần kinh và vùng ngoại biên. Vì thế sản phẩm Metoclopramide thường được dùng để dự phòng điều trị các chứng buồn nôn hay gặp ở mẹ bầu.

Metoclopramide được cho là an toàn với phụ nữ mang thai nhưng khi dùng vào 3 tháng cuối thai kỳ thì sẽ có thể xuất hiện hội chứng ngoại tháp ở trẻ sơ sinh. Vì vậy nếu dùng thuốc trong giai đoạn này cần thận trọng theo dõi.

Metoclopramide có thể dùng 10mg/lần, tối đa 3 lần/ngày, uống trước bữa ăn 30 phút và uống lúc đi ngủ.

Đón đọc: 14 thuốc dạ dày cho trẻ em và 5 lưu ý khi dùng

3. 2 Lưu ý cho mẹ bầu khi ăn uống, sinh hoạt để chữa đau dạ dày 

Mẹ bầu bị đau dạ dày cần phải lưu ý những điều sau:

Vấn đề ăn uống

Không chỉ đối với riêng mẹ bầu mà tất cả những bệnh nhân gặp các bệnh lý về dạ dày và tiêu hoá cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học để cải thiện tình trạng đau dạ dày và phòng tránh các biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là mẹ bầu cần lưu ý các vấn đề về chế độ ăn uống như sau:

  • Tránh xa các loại thực phẩm có thể làm kích thích dạ dày hoặc tăng tiết dịch vị axit, từ đó hạn chế các tình trạng đau dạ dày, trào ngược, buồn nôn, ợ chua,…như các thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, thức uống có cồn ga, cafe, thuốc lá,…
  • Tăng cường bổ sung rau xanh giàu chất xơ, trái cây để cung cấp vitamin, khoáng chất đặc biệt là các chất xơ, vừa giúp giảm đau dạ dày vừa phòng tránh táo bón hay gặp ở các mẹ bầu.
Thai phụ đau dạ dày cần có chế độ ăn uống lành mạnh

Thai phụ đau dạ dày cần có chế độ ăn uống lành mạnh

  • Mẹ bầu cần ưu tiên bổ sung các loại thực phẩm nấu chín mềm và loãng như cháo, súp, canh. Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu bị đau dạ dày có thể kể thêm như đậu bắp, trứng, sữa,…cần bổ sung trong thực đơn hàng ngày.
  • Mẹ bầu không nên ăn quá nhiều và quá no trong mỗi bữa ăn thay vào đó là chia nhỏ bữa ăn trong ngày từ 4-5 bữa.
  • Khi ăn cần nhai chậm và nuốt kỹ để thức ăn dễ tiêu hoá
  • Sau khi ăn cần đi lại nhẹ nhàng tránh nằm ngay sau khi ăn.

Thói quen sinh hoạt

Những thói quen sinh hoạt giúp mẹ bầu giảm đau dạ dày:

  • Tránh xa các áp lực, căng thẳng, stress nếu không mức độ đau dạ dày sẽ càng nghiêm trọng.
Thai phụ cần giữ tinh thần thoải mái, hạn chế stress

Thai phụ cần giữ tinh thần thoải mái, hạn chế stress

  • Mẹ bầu nên dành thời gian nhiều để nghỉ ngơi thư giãn. Đặc biệt là mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng bằng cách ngồi thiền, yoga, đi bộ,…mỗi ngày.
  • Mẹ bầu nên đi khám theo lịch trình và hướng dẫn của bác sĩ để kiểm soát bệnh cũng như theo dõi và đánh giá được sự phát triển của thai nhi trong bụng.
  • Đặc biệt lưu ý là mẹ bầu không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào mà không có chỉ định của bác sĩ bởi thuốc có thể gây hại đến sự phát triển của thai nhi, gây dị tật quái thai,…Việc sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ.
Tập yoga giúp tinh thần thoải mái

Tập yoga giúp tinh thần thoải mái

Tham khảo: Chi phí cắt polyp dạ dày bao nhiêu tiền? Ở đâu tốt?

4. Giải đáp thắc mắc khi mẹ bầu đau dạ dày

Có bầu uống thuốc chữ Y được không?

Thuốc dạ dày chữ Y cho bà bầu được coi là sản phẩm an toàn đối với phụ nữ mang thai nhưng tránh dùng liều cao vì có thể bị tác dụng phụ không mong muốn.

Bà bầu đau dạ dày nên uống gì?

Bà bầu nếu bị đau dạ dày thì nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và kê đơn.

Yumangel có dùng được cho bà bầu?

Yumangel có thể dùng để điều trị các chứng buồn nôn, ợ nóng, ợ chua và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Trên đây là những gợi ý về thuốc đau dạ dày cho bà bầu. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, các mẹ bầu cần đến những cơ sở uy tín để khám và được bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp.

*Lưu ý: Bài viết không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa.

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Viêm dạ dày HP dương tính có nguy hiểm không? 

    Sau khi tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán, nếu kết quả cho thấy vi khuẩn HP dương tính, điều đó có nghĩa là bệnh…

    24 Th12, 2024
    442

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Trào ngược dạ dày nên uống gì? 3 Lưu ý 

    Trào ngược dạ dày nên uống gì đang là câu hỏi nhận được nhiều người quan tâm. Việc chọn lựa đúng đồ uống để bảo…

    03 Th1, 2025
    57

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Gợi ý] 6 cách chữa đau dạ dày bằng mật ong tại nhà 

    Mật ong được xem là món quà từ thiên nhiên, có tác dụng rất tốt với mọi người. Mật ong không chỉ giúp đẹp da…

    14 Th9, 2024
    465

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Thuốc dạ dày chữ P uống trước hay sau ăn? 6 Lưu ý khi dùng

    Việc sử dụng thuốc dạ dày chữ P đúng cách là điều quan trọng để chăm sóc sức khỏe hệ tiêu hóa. Nhiều người vẫn…

    28 Th9, 2024
    1.6K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám