[Gợi ý] 5 loại thuốc trị Hp dạ dày tốt nhất hiện nay

Cập nhật 20/11/2024

35

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Helicobacter pylori (H. pylori) là một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng dạ dày của bạn. Nó có thể làm hỏng mô trong dạ dày và gây loét dạ dày tá tràng. Trong bài viết dưới đây, Mediplus gợi ý cho bạn 5 loại thuốc trị Hp dạ dày tốt nhất hiện nay. 

1. Vi khuẩn Hp lây qua đường nào?

Vi khuẩn Hp thường lây truyền từ người sang người qua nước bọt, qua thức ăn hoặc nước bị nhiễm phân. Ở các nước đang phát triển, sự kết hợp của nước không được xử lý, điều kiện đông đúc và vệ sinh kém góp phần làm tăng tỷ lệ mắc H. pylori. Một số con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp phổ biến là: 

Lây qua đường miệng 

Việc dùng chung các vật dụng sinh hoạt hàng ngày như bàn chải đánh răng, ly uống nước,..có thể gây ra việc lây nhiễm bệnh từ người này sang người khác. Và vi khuẩn Hp cũng có thể lây nhiễm qua đường nước bọt. Chính vì vậy nên việc gắp thức ăn cho nhau, hoặc những cử chỉ thân mật như hôn cũng có thể làm bệnh bị lây lan. 

Vi khuẩn Hp lây qua đường nào? Lây qua đường miệng 

Vi khuẩn Hp lây qua đường nào? Lây qua đường miệng

Lây qua đường phân – miệng

Vi khuẩn Hp sẽ được đào thải qua phân nên nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể làm tăng khả năng lây lan bệnh ở trong cộng đồng. Do đó, nếu vô tình bị dính phân vào tay mà không rửa sạch bằng xà phòng thì có thể sẽ khiến vi khuẩn bám lên thức ăn, đồ đạc và đi vào dạ dày. 

Thức ăn, nước uống nhiễm khuẩn

Các loại thực phẩm không vệ sinh hay nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm khuẩn sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm vi khuẩn Hp. Chính vì vậy nên bạn sẽ cần phải thận trọng với các loại thực phẩm ăn uống hàng ngày, đặc biệt ở các quán ăn vỉa hè hay hàng ăn vặt. 

Dụng cụ y tế

Một trong những nguyên nhân khác gây nhiễm khuẩn Hp đó là tới từ các dụng cụ y tế không đảm bảo vô khuẩn. Các dụng cụ, thiết bị nội soi dạ dày, nội soi tai, mũi, họng bị nhiễm khuẩn nhưng không vệ sinh, tiệt trùng sau khi sử dụng sẽ là tác nhân gây lây lan các mầm bệnh. 

Dụng cụ y tế không vô trùng cũng có thể lây lan khuẩn Hp

Dụng cụ y tế không vô trùng cũng có thể lây lan khuẩn Hp

Xem thêm: Đau thượng vị dạ dày là gì? 5 Nguyên nhân và Gợi ý 2 cách chữa

2. 5 thuốc trị Hp dạ dày tốt nhất hiện nay

Có rất nhiều cách điều trị vi khuẩn Hp tại nhà, và một trong số đó là sử dụng các loại thuốc trị vi khuẩn Hp dạ dày được các bác sĩ khuyên dùng. Một số loại thuốc phổ biến nhất mà bạn có thể tham khảo là: 

Amoxicillin

Amoxicillin là một loại thuốc trị Hp dạ dày được nhiều người sử dụng. Loại thuốc này có công dụng ngăn ngừa cũng như ức chế quá trình sinh trưởng của Hp dạ dày. Thông thường, amoxicillin sẽ được kết hợp với các loại thuốc kháng sinh điều trị Hp dạ dày khác để điều trị bệnh và ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát. 

Clarithromycin

Clarithromycin là loại kháng sinh thuộc nhóm thuốc Macrolid với công dụng ngăn chặn sự nhiễm trùng do các vi khuẩn gây ra, đồng thời cản trở sự phát triển của khuẩn Hp trong dạ dày. Loại thuốc này không có tác dụng với virus nên sẽ cần phải hiểu rõ cơ chế hoạt động để tránh sử dụng tràn lan và gây ra hiện tượng kháng kháng sinh. 

Điều trị khuẩn Hp sử dụng các loại thuốc kháng sinh

Điều trị khuẩn Hp sử dụng các loại thuốc kháng sinh

Metronidazol

Metronidazol thuộc nhóm thuốc tiêu diệt vi khuẩn kỵ khí, được dùng chung với một số loại thuốc kháng sinh khác và có công dụng điều trị vi khuẩn Hp hiệu quả. 

Levofloxacin

Levofloxacin là một loại thuốc kháng khuẩn tổng hợp được sử dụng rất phổ biến. Thuốc thường được dùng để loại bỏ vi khuẩn Hp thông qua đường uống hoặc tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch. 

Các thuốc điều trị bệnh lý dạ dày khác

Một số loại thuốc trị Hp dạ dày tốt nhất hiện nay khác mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn như: 

  • Thuốc Bismuth subcitrate là thuốc được dùng để bảo vệ niêm mạc thành dạ dày, hoạt động bằng cách tạo ra một lớp màng nhầy để bao bọc niêm mạc, tránh sự tác động của vi khuẩn. Loại thuốc này thường được chỉ định trong điều trị viêm loét dạ dày cấp, mãn tính và hội chứng khó tiêu. 
  • Một số thuốc thuộc nhóm ức chế bơm proton như Pantoprazole, Rabeprazole,…được dùng để điều tiết, giảm tiết acid trong dịch vị. 

Đón đọc:  5+ Cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà theo dân gian

3. Phác đồ điều trị vi khuẩn HP dạ dày

Nếu bạn đơn thuần chỉ dùng một loại thuốc trong quá trình điều trị thì sẽ khó có thể tiêu diệt vi khuẩn HP tận gốc. Chính vì vậy mà các bác sĩ thường sẽ kê các phác đồ điều trị với sự kết hợp của nhiều loại thuốc trị Hp dạ dày. Mỗi phác đồ thường sẽ kéo dài từ 7-14 ngày tùy từng tình trạng bệnh. 

Phác đồ 3 thuốc chuẩn

Phác đồ 3 thuốc chuẩn mới nhất này thường được áp dụng với bệnh nhân mới điều trị lần đầu hoặc có tình trạng bệnh ở mức độ nhiễm khuẩn nhẹ. Và thời gian điều trị trong phác đồ này là từ 7-14 ngày. Cụ thể: 

  • Thuốc ức chế bơm Proton (PPI) uống 2 lần/ngày
  • Clarithromycin uống liều 500mg/lần và uống 2 lần/ ngày
  • Amoxicillin uống liều 1g/lần và uống 2 lần/ ngày hoặc thay thế với metronidazol uống 500mg/lần và 2 lần/ngày.
Uống thuốc theo phác đồ 3 thuốc chuẩn

Uống thuốc theo phác đồ 3 thuốc chuẩn

Phác đồ 4 thuốc chuẩn

Khi áp dụng phác đồ 3 thuốc và không đạt hiệu quả hoặc trước đó người bệnh đã từng điều trị với thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolid. Thời gian điều trị với phác đồ 4 thuốc chuẩn là từ 7-14 ngày. Cụ thể: 

  • Thuốc ức chế bơm Proton (PPI) uống 2 lần/ngày
  • Tetracyclin uống 500mg/lần và 4 lần mỗi ngày
  • Metronidazole uống 500mg/lần và 2 lần/ngày hoặc thay thế bằng amoxicillin uống 1g/lần và uống 2 lần/ngày
  • Bismuth uống 4 lần một ngày.

Phác đồ điều trị HP nối tiếp

Phác đồ điều trị Hp nối tiếp được dùng trong trường hợp không đáp ứng được hiệu quả điều trị bệnh ở các phác đồ trên. Với phác đồ này, thời gian sẽ rút ngày còn 10 ngày. Cụ thể: 

  • Trong 5 ngày đầu, uống PPI 2 lần/ngày, kết hợp với Amoxicillin 1g/lần, 2 lần/ngày.
  • Trong 5 ngày tiếp theo, sử dụng kết hợp PPI 2 lần/ngày; Clarithromycin 500mg/lần, 2 lần/ngày và Tinidazole 500mg/lần và 2 lần/ngày.

Phác đồ điều trị hp dạ dày có levofloxacin

Phác đồ này sẽ sử dụng kết hợp 3 thuốc nhưng khác biệt ở chỗ sẽ dùng kèm theo thuốc kháng sinh Levofloxacin. Đây là phác đồ được sử dụng trong trường hợp phác đồ 4 thuốc và phác đồ điều trị Hp nối tiếp không có tác dụng tiêu diệt hết khuẩn Hp. Liệu trình này sẽ dùng thuốc liên tục trong 10 ngày. Cụ thể: 

  • Thuốc ức chế bơm Proton (PPI) uống 2 lần/ngày
  • Levofloxacin uống liều 500mg/lần và uống 2 lần/ ngày
  • Amoxicillin  uống liều 1g/lần và uống 2 lần/ ngày. 

Phác đồ cứu vãn

Phác đồ cứu vãn sẽ dùng 2 loại thuốc trị Hp dạ dày là thuốc Furazolidone và Rifabutin, được sử dụng sau cùng khi người bệnh dùng các phác đồ trên nhưng không hiệu quả. Tuy nhiên, nhược điểm của thuốc Rifabutin là sẽ có thể chọn lọc một số chủng Mycobacterium tuberculosis kháng thuốc, làm cản trở quá trình tiêu diệt khuẩn Hp. Cụ thể một số sự kết hợp như:  

  • Sử dụng kết hợp PPI, Levofloxacin, Rifabutin với liều 150mg/lần và uống 2 lần/ngày.
  • Sử dụng kết hợp PPI, Amoxicillin, Rifabutin uống liều 150mg/lần và 2 lần/ngày.
  • Sử dụng kết hợp PPI, Amoxicillin, Furazolidone uống liều 100mg/lần và 4 lần/ngày.

Sau mỗi đợt sử dụng thuốc, người bệnh sẽ được xác định hiệu quả điều trị với mỗi loại phác đồ và sẽ được kiểm tra thông qua xét nghiệm hơi thở, phân hoặc nội soi dạ dày. Nếu không loại trừ được vi khuẩn Hp thì bác sĩ sẽ chỉ định sang một phác đồ khác. 

Phác đồ cứu vãn được sử dụng khi các phác đồ trên không đạt hiệu quả

Phác đồ cứu vãn được sử dụng khi các phác đồ trên không đạt hiệu quả

Tìm hiểu: Bệnh viêm dạ dày có nguy hiểm không? có chữa khỏi được không?

4. Uống thuốc trị hp dạ dày cần lưu ý gì để đạt hiệu quả cao? 

Quá trình uống thuốc trị Hp dạ dày rất quan trọng để có thể tiêu diệt được vi khuẩn Hp cũng như chữa lành vết loét. Một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc mà người bệnh có thể áp dụng để làm giảm các tác dụng phụ không mong muốn là: 

  • Thông báo với bác sĩ về các vấn đề sức khỏe như dị ứng hay suy giảm miễn dịch cũng như các loại thuốc đang sử dụng trước khi được kê đơn thuốc trị Hp. 
  • Trong quá trình điều trị, cần tuân thủ theo phác đồ về số ngày điều trị, liều lượng và loại thuốc để tăng hiệu quả chữa bệnh. Nếu có bất kỳ triệu chứng hay bất thường nào ảnh hưởng đến cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày thì cần thông báo cho bác sĩ ngay. 
  • Ăn chín uống sôi với các loại thực phẩm vệ sinh. Tập thói quen ăn uống điều độ, đúng giờ, hoặc có thể chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để tránh tạo áp lực cho dạ dày. 
  • Khi đang dùng thuốc, cần tránh các loại thực phẩm kích thích dạ dày như ớt, tỏi, tiêu, hành hay các loại thức ăn chiên xào, nhiều dầu mỡ, cũng như không sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn. 
  • Bổ sung vào chế độ ăn uống nhiều loại rau xanh, trái cây để tăng sức đề kháng và uống đủ nước mỗi ngày. 
  • Tập thể dục điều độ, chơi các bộ môn thể thao nhẹ nhàng để cải thiện hệ miễn dịch. 
Tập thể dục điều độ, nhẹ nhàng

Tập thể dục điều độ, nhẹ nhàng

Xem thêm: Viêm dạ dày tá tràng có nguy hiểm không? 3 Lưu ý để phòng bệnh

5. Giải đáp thắc mắc khi uống thuốc trị Hp dạ dày

Một số thắc mắc thường gặp trong quá trình điều trị với thuốc Hp dạ dày là: 

  • Uống thuốc điều trị HP dạ dày có mệt không?

Đáp: Đa số thuốc điều trị Hp dạ dày là các loại thuốc kháng sinh nên trong quá trình điều trị người bệnh có thể có cảm giác mệt mỏi, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban,…

  • Uống thuốc điều trị HP bao lâu khỏi?

Đáp: Thông thường các phác đồ điều trị Hp dạ dày sẽ kéo dài từ 7-14 ngày tùy từng thể trạng và tình trạng bệnh. 

  • Điều trị HP bao lâu thì xét nghiệm lại? 

Đáp: Sau khi sử dụng xong các phác đồ điều trị khoảng 4 tuần là người bệnh có thể đi xét nghiệm lại. 

Trên đây là một số loại thuốc trị Hp dạ dày tốt nhất hiện nay. Việc loại bỏ hoàn toàn khuẩn Hp trong dạ dày là điều không dễ dàng nhưng không phải là không thể. Do đó, để đạt được hiệu quả cao trong điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo các phác đồ của bác sĩ, dùng đúng liều lượng và không tự ý ngưng thuốc.

*Lưu ý: Bài viết là kiến thức tổng hợp, không thay thế cho khám và điều trị y khoa.  

5/5 - (1 vote)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Viêm dạ dày ruột là gì? 3 Nguyên nhân và 2 cách điều trị

    Viêm dạ dày ruột thường do vi khuẩn, virus gây ra. Tình trạng này sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được…

    16 Th9, 2024
    186

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    5+ Cách chữa nóng rát dạ dày tại nhà theo dân gian

    Nóng rát dạ dày nên uống gì, ăn gì để mau khỏi là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Tình trạng nóng rát…

    12 Th10, 2024
    263

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Giải đáp] Viêm dạ dày có gây mệt mỏi không? Ở trẻ em và người lớn

    Viêm dạ dày là một tình trạng phổ biến ảnh hưởng đến dạ dày, gây ra các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, và…

    16 Th9, 2024
    245

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    6 Tác dụng của nghệ đen với dạ dày và 5 lưu ý khi dùng

    Nghệ đen là một loại gia vị phổ biến trong ẩm thực Việt Nam. Ngoài ra, nghệ đen còn được sử dụng làm thuốc chữa…

    20 Th11, 2024
    372

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám