Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi: 5 Nguyên Nhân và 3 Cách chữa trị

Cập nhật 13/04/2025

25

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Trào ngược dạ dày là bệnh lý phổ biến ở người trưởng thành, không chỉ gây ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người bệnh mà còn có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy nguyên nhân khiến trào ngược dạ dày gây mệt mỏi, chán ăn là gì? Cách điều trị như thế nào? Hãy cùng Phòng khám Mediplus lý giải về tình trạng này trong bài viết dưới đây. 

1. Nguyên nhân khiến trào ngược dạ dày gây mệt mỏi

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Và một số nguyên nhân phổ biến mà nhiều người thường gặp phải đó là: 

Tổn thương thực quản

Trào ngược dạ dày gây suy nhược cơ thể, mệt mỏi có thể do bị tổn thương thực quản. Khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ dẫn tới viêm thực quản, gây đau, khó nuốt và khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi. 

Axit dạ dày mạnh khi tiếp xúc với niêm mạc sẽ làm kích ứng và tổn thương niêm mạc thực quản. Niêm mạc thực quản bị tổn thương, dẫn tới viêm thực quản, sẽ khiến cho nó bị co thắt, gây khó nuốt thức ăn và nước. Từ đó sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy mệt mỏi vì sẽ phải dùng sức nhiều hơn khi ăn và uống.

Thực quản bị tổn thương khiến người bệnh bị khó nuốt, đau đớn

Thực quản bị tổn thương khiến người bệnh bị khó nuốt, đau đớn

Thiếu máu

Thiếu máu cũng là nguyên nhân khiến cho trào ngược dạ dày gây mệt mỏi. Vì khi bị trào ngược dạ dày, sẽ làm tổn thương niêm mạc thực quản, gây viêm, từ đó làm giảm khả năng hấp thụ vitamin B12 và sắt của cơ thể. 

Cả hai chất này đều là những dưỡng chất cần thiết cho quá trình tạo máu. Và nếu cơ thể thiếu B12 và sắt thì sẽ không sản sinh đủ hồng cầu, dẫn tới việc thiếu máu. Thiếu máu sẽ khiến cơ thể người bệnh bị mệt mỏi, khó thở và hoa mắt, chóng mặt. 

Mất ngủ

Người bị trào ngược dạ dày kèm mất ngủ cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng mệt mỏi. Vì trào ngược dạ dày có xu hướng hay xảy ra vào ban đêm. Điều này khiến cho người bệnh luôn cảm thấy khó chịu, đau nhức và mất ngủ. Nếu mất ngủ kéo dài thì người bệnh sẽ dễ bị mệt mỏi và không còn đủ sức lực cho các hoạt động trong ngày. 

Do tác dụng phụ của thuốc Tây

Người bệnh khi bị trào ngược dạ dày sẽ phải sử dụng các loại thuốc để giảm các triệu chứng. Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh tự ý dùng thuốc không theo đơn hoặc không hỏi ý kiến bác sĩ như các loại thuốc histamin, thuốc ức chế bơm proton sẽ khiến cơ thể bị mệt mỏi. 

Các loại thuốc này sẽ làm cho cơ thể người bệnh không hấp thu được sắt và vitamin B12 hiệu quả nên dẫn tới việc thiếu hụt chất dinh dưỡng, khiến người bệnh bị thiếu máu và gây mệt mỏi. 

Một số loại thuốc tây khi tự ý sử dụng có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng

Một số loại thuốc tây khi tự ý sử dụng có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt chất dinh dưỡng

Trào ngược dạ dày làm giấc ngủ bị ngắt quãng

Trào ngược dạ dày ở một số người thường xảy ra nặng hơn khi đi ngủ vì khi đó cơ thể ở trong tư thế nằm. Lúc này, trọng lực sẽ không giữ cho axit không bị trào ngược lên thực quản hay dạ dày. Điều này sẽ làm cho giấc ngủ bị ngắt quãng, khiến người bệnh thường xuyên thức giấc vào ban đêm. 

Xem thêm: Trào ngược dạ dày gây đau lưng: 3 Nguyên nhân và 3 Cách chữa

2. Những ai có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày gây mệt mỏi

Tất cả mọi người đều có khả năng bị trào ngược dạ dày, tuy nhiên có một số trường hợp có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày gây mệt mỏi, bao gồm: 

  • Người làm việc căng thẳng: Những người thường xuyên phải đối mặt với các áp lực công việc sẽ rất dễ bị trào ngược dạ dày. Điều này được hình thành do thói quen ăn uống không điều độ khiến dạ dày hoạt động bất ổn. 
  • Phụ nữ mang thai: Khi mang thai, cơ thể phụ nữ sẽ xảy ra quá trình thay đổi nội tiết tố, kết hợp với áp lực của tử cung lên dạ dày sẽ làm tăng tiết axit trào ngược. Đây cũng có thể coi là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai cuối thai kỳ.
  • Người trẻ có lối sống không lành mạnh: Người trẻ tuổi hiện nay thường có lối sống không lành mạnh, sử dụng thuốc lá, rượu bia hoặc ít vận động sẽ làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày. Những thói quen xấu này không chỉ ảnh hưởng tới vấn đề tiêu hoá mà còn gây ra nhiều biến chứng cho sức khoẻ tổng thể. 
  • Người cao tuổi: Người cao tuổi bị suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, trong đó có cả cơ thắt thực quản. Điều này sẽ giúp lý giải tại sao nhóm đối tượng này thường gặp khó khăn trong việc kiểm soát các triệu chứng của trào ngược dạ dày. 
Trào ngược dạ dày thường xảy ra ở giai đoạn cuối thai kỳ

Trào ngược dạ dày thường xảy ra ở giai đoạn cuối thai kỳ

3. Chẩn đoán tình trạng trào ngược dạ dày gây mệt mỏi

Trào ngược dạ dày gây đau mỏi vai gáy hay gây mệt mỏi đều có thể được chẩn đoán một cách chính xác bằng các phương pháp như sau: 

Khám lâm sàng

Ban đầu khi tới khám, các bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng bằng cách hỏi chi tiết về tình trạng bệnh, triệu chứng cũng như thói quen sinh hoạt của người bệnh. Các triệu chứng dù là đơn giản nhất như ợ nóng, khó nuốt, cảm thấy mệt mỏi trong nhiều ngày sẽ là cơ sở để các bác sĩ nghi ngờ bệnh. 

Nội soi dạ dày (Nội soi bằng ống mềm)

Nội soi dạ dày sử dụng một camera nhỏ ở đầu ống mềm để kiểm tra trực quan hệ tiêu hóa trên. Camera giúp cung cấp hình ảnh bên trong thực quản và dạ dày. Kết quả xét nghiệm có thể không cho biết khi nào trào ngược xảy ra, nhưng nội soi có thể phát hiện tình trạng viêm thực quản hoặc các biến chứng khác.
Nội soi cũng có thể được sử dụng để lấy mẫu mô, được gọi là sinh thiết, để xét nghiệm các biến chứng như thực quản Barrett. Trong một số trường hợp, nếu thấy hẹp thực quản, có thể kéo giãn thực quản trong quá trình này. 

Nội soi dạ dày sử dụng một camera nhỏ ở đầu ống mềm để kiểm tra trực quan hệ tiêu hóa trên

Nội soi dạ dày sử dụng một camera nhỏ ở đầu ống mềm để kiểm tra trực quan hệ tiêu hóa trên

Đo pH 24 giờ (Đo độ pH trong thực quản)

Một màn hình được đặt trong thực quản để xác định thời điểm và thời gian axit dạ dày trào ngược ở đó. Màn hình kết nối với một máy tính nhỏ đeo quanh eo hoặc có dây đeo qua vai người bệnh.

Màn hình có thể là một ống mỏng, mềm dẻo, được gọi là ống thông, được luồn qua mũi vào thực quản. Hoặc có thể là một viên nang được đặt vào thực quản trong quá trình nội soi. Viên nang này sẽ đi vào phân sau khoảng hai ngày.

Đo áp lực nhu động trong thực quản (Manometry thực quản – HRM)

Xét nghiệm này đo các cơn co thắt cơ nhịp nhàng ở thực quản khi nuốt. Đo áp lực thực quản cũng đo sự phối hợp và lực tác dụng của các cơ thực quản. Xét nghiệm này thường được thực hiện ở những người gặp khó khăn khi nuốt.

Chụp X-quang thực quản – dạ dày – tá tràng với chất cản quang

Chụp X-quang được thực hiện sau khi uống một chất lỏng dạng phấn phủ (còn gọi là cản quang) và lấp đầy lớp lót bên trong của đường tiêu hóa. Lớp phủ cho phép bác sĩ nhìn thấy hình bóng của thực quản và dạ dày. Điều này đặc biệt hữu ích cho những người gặp khó khăn khi nuốt.

Đôi khi, chụp X-quang được thực hiện sau khi nuốt viên bari. Điều này có thể giúp chẩn đoán tình trạng hẹp thực quản gây cản trở việc nuốt.

Tham khảo: 7 Cách làm sạch họng khi bị trào ngược dạ dày tại nhà

4. Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi có nguy hiểm không? Khi nào cần khám bác sĩ?

Vậy trào ngược dạ dày có gây chóng mặt không hay trào ngược dạ dày có gây khó thở không? là những câu hỏi mà rất nhiều người thắc mắc. Dưới đây sẽ là những giải đáp chi tiết. 

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi là tình trạng phổ biến và thường gặp ở những người đang mắc căn bệnh này. Bệnh không gây nguy hiểm tới sức khoẻ nếu được phát hiện và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, nếu không điều trị thì bệnh có thể gây ra một số biến chứng cho sức khoẻ. Chính vì vậy nên việc thăm khám định kỳ là yếu tố quan trọng nhất với người bệnh hoặc người có nguy cơ cao mắc trào ngược dạ dày. 

Trào ngược dạ dày không gây nguy hiểm tới sức khoẻ nếu được phát hiện và điều trị kịp thời

Trào ngược dạ dày không gây nguy hiểm tới sức khoẻ nếu được phát hiện và điều trị kịp thời

Khi nào cần khám bác sĩ?

Khi gặp phải các dấu hiệu sau, người bệnh sẽ cần tới khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị:

  • Triệu chứng kéo dài không thuyên giảm: Các triệu chứng như khó nuốt, ợ nóng, đau ngực kéo dài dù đã thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống thì đó là lúc mà người bệnh cần tìm tới các bác sĩ. 
  • Mệt mỏi ảnh hưởng đến sinh hoạt: Mệt mỏi là tình trạng thường gặp khi bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên nếu bị mệt mỏi lâu ngày, gây suy giảm năng lượng thì đó là dấu hiệu mà cơ thể không còn khả năng tự cân bằng. Điều này sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động, gián đoạn cuộc sống hàng ngày của người bệnh. 
  • Xuất hiện triệu chứng nguy hiểm: Một số triệu chứng như khó thở, khàn giọng hoặc nuốt nghẹn là các triệu chứng nguy hiểm và cần được đặc biệt lưu ý. Đây có thể là dấu hiệu của các tổn thương thực quản nặng và làm ảnh hưởng tới hệ hô hấp. 
  • Nghi ngờ biến chứng nghiêm trọng: Khi người bệnh có các biến chứng nặng như nôn ra máu, sụt cân không rõ nguyên nhân thì cần tới các bệnh viện để được kiểm tra và can thiệp y tế ngay. 

5. 3 Cách chữa trị trào ngược dạ dày gây mệt mỏi

Khi bị trào ngược dạ dày gây mệt mỏi, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp để điều trị triệu chứng một cách hiệu quả. 

Điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học

Chế độ ăn uống lành mạnh là một trong những phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây mệt mỏi. Người bệnh cần hạn chế các loại thực phẩm và đồ uống gây trào ngược dạ dày như đồ ăn nhiều chất béo, rượu, bia, chất kích thích hoặc đồ uống có cồn. Vì nhóm thực phẩm này có thể khiến dạ dày sản sinh ra nhiều axit hơn. 

Người bệnh cũng nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để tránh tình trạng ăn quá no, và không nên ăn sát giờ đi ngủ. Việc điều chỉnh này có thể giúp giảm tiết axit trong dạ dày, từ đó giảm kích ứng niêm mạc thực quản, cải thiện tình trạng bệnh và giúp người bệnh không bị mệt mỏi. 

Chế độ ăn uống lành mạnh là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây mệt mỏi

Chế độ ăn uống lành mạnh là phương pháp hiệu quả để khắc phục tình trạng trào ngược dạ dày gây mệt mỏi

Thay đổi lối sống và giờ giấc sinh hoạt lành mạnh hơn

Một số thay đổi nhỏ trong lối sống cũng sẽ giúp người bệnh khắc phục được tình trạng trào ngược dạ dày gây mệt mỏi, bao gồm: 

  • Sau khi ăn, người bệnh cần hạn chế nằm để tránh axit dạ dày trào ngược lên thực quản. 
  • Nâng cao phần đầu giường khi ngủ có thể giúp giảm các áp lực lên dạ dày để tránh trào ngược. 
  • Người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, tránh mặc đồ quá chật để gây áp lực lên dạ dày. 

Sử dụng thuốc

Tuỳ vào từng tình trạng bệnh và cơ địa của người bệnh mà các bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giúp điều trị trào ngược dạ dày khác nhau:

  • Các loại thuốc kháng axit, giúp trung hòa axit dạ dày để giảm các triệu chứng trào ngược dạ dày như ợ chua, khó nuốt, ợ nóng,…
  • Các loại thuốc ức chế bơm proton giúp giảm sản sinh ra axit dạ dày. 
  • Các loại thuốc prokinetic giúp tăng nhu động dạ dày, thúc đẩy thức ăn đi xuống ruột non nhanh hơn và giảm các triệu chứng trào ngược. 

Kiểm soát stress và áp lực trong công việc

Giữ một tinh thần lạc quan, hạn chế căng thẳng và stress sẽ giúp người bệnh có được giấc ngủ ngon và sâu hơn, không bị ảnh hưởng bởi trào ngược dạ dày. 

Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng để giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược

Giữ tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng để giúp cải thiện các triệu chứng trào ngược

6. 2 Lời khuyên để phòng tránh trào ngược dạ dày gây mệt mỏi

Một số lời khuyên để giúp bạn có thể phòng tránh được tình trạng trào ngược dạ dày gây mệt mỏi là: 

Cải thiện ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học

Cải thiện chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh, khoa học là cách để phòng ngừa được tình trạng trào ngược dạ dày nói riêng và các bệnh lý khác nói chung. Bạn nên bổ sung vào chế độ ăn các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, rau xanh, hoa quả, ăn thành nhiều bữa trong ngày. 

Đặc biệt, bạn có thể dành ra 30-45 phút mỗi ngày để vận động với các bài tập thể dục thể thao phù hợp cho sức khoẻ. Điều này sẽ giúp bạn có được cơ thể khoẻ mạnh cũng như hạn chế các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày. 

Thăm khám bác sĩ định kỳ (3-6 tháng để theo dõi)

Thăm khám bác sĩ định kỳ là điều cực kỳ nên làm với người đang bị trào ngược dạ dày và cả những người có nguy cơ mắc phải bệnh lý này. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện sớm những bất thường trong dạ dày và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm cho sức khoẻ. 

Thăm khám bác sĩ định kỳ là điều cực kỳ nên làm với người đang bị trào ngược dạ dày

Thăm khám bác sĩ định kỳ là điều cực kỳ nên làm với người đang bị trào ngược dạ dày

7 Khám, nội soi trào ngược dạ dày gây mệt mỏi ở đâu tốt?

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều đơn vị, phòng khám và bệnh viện cung cấp dịch vụ nội soi dạ dày uy tín và chất lượng. Và tổ hợp y tế Mediplus cũng là một trong số đó. Mediplus sở hữu đội ngũ chuyên gia, bác sĩ hàng đầu trong ngành, có thể kể tới là TS.BS Phạm Bình Nguyên là bác sĩ Nội tiêu hoá – Nội soi tiêu hoá của bệnh viện Bạch Mai và ThS.BS Lê Văn Vinh là bác sĩ nội soi tiêu hoá tại Viện nghiên cứu và Đào tạo tiêu hoá gan mật,…

Mediplus còn đặc biệt chú trọng trong việc đầu tư vào các trang thiết bị để phục vụ cho quá trình thăm khám. Đây cũng là nơi sở hữu công nghệ nội soi hiện đại nhất thế giới hiện nay đó là BLI X390 được nhập khẩu từ Nhật Bản. Công nghệ này sẽ cho phép bác sĩ nhận được hình ảnh sắc nét được nhuộm màu bằng ánh sáng BLI – LCI phóng đại hình ảnh gấp 390 lần. Điều này sẽ giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác các dấu hiệu bất thường của người bệnh. 

Đội ngũ y bác sĩ tại Mediplus đang tiến hành nội soi dạ dày

Đội ngũ y bác sĩ tại Mediplus đang tiến hành nội soi dạ dày

Ngoài ra, tổ hợp y tế Mediplus còn tự hào là cơ sở y tế tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ 4.0 vào thăm khám và điều trị bệnh, đã được Bộ công nghệ và truyền thông cũng như Bộ Y tế công bố. Khi tới đây thăm khám, người bệnh sẽ được hỗ trợ nhiệt tình bởi đội ngũ nhân viên. Các bước từ đặt lịch, trả kết quả đều được trả qua app điện thoại nên sẽ giảm bớt thời gian chờ đợi cho người bệnh. 

Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp bạn lý giải được tình trạng trào ngược dạ dày gây mệt mỏi. Việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt kết hợp thăm khám định kỳ sẽ giúp cải thiện được tình trạng bệnh đáng kể. Do đó, khi phát hiện những triệu chứng hay dấu hiệu bất thường, bạn không nên chủ quan mà cần tới thăm khám bác sĩ ngay để có được biện pháp điều trị kịp thời. 

**Lưu ý: Bài viết không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa. 

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Gợi ý 4 cách chữa tại nhà

    Đau thượng vị dạ dày là một triệu chứng phổ biến của các bệnh liên quan đến dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ…

    16 Th9, 2024
    825

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn đu đủ được không? 8 nhóm người cần kiêng

    Đu đủ được biết đến là một loại trái cây có lợi cho hệ tiêu hóa, trị táo bón rất tốt. Vậy người bị đau…

    16 Th9, 2024
    3.6K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có di truyền không? 7 Lưu ý

    Chắc hẳn nhiều cha mẹ khi bị đau dạ dày đã phải đặt ra câu hỏi không biết liệu đau dạ dày có di truyền…

    18 Th2, 2025
    182

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn được rau muống không? 7 Lưu ý

    Nhiều người hiện nay thắc mắc liệu đau dạ dày có ăn được rau muống không? Hãy cùng Tổ hợp Y tế Mediplus tìm hiểu…

    14 Th9, 2024
    2.6K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám