Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng có nguy hiểm không? 3 Cách chữa

Cập nhật 13/04/2025

26

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng là một trong những triệu chứng khá phổ biến của bệnh dày. Triệu chứng này nghẹn cổ họng có thể gây ra nhiều khó khăn trong việc nhai nuốt thức ăn. Nhiều người thắc mắc rằng trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng có nguy hiểm hay không? Bài viết sau đây của Tổ hợp y tế MEDIPLUS sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc trên. 

1. Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng là gì?

Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng là bệnh lý khá thường gặp. Đây là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên trên, kích thích niêm mạc thực quản và vùng hầu họng, khiến người bệnh cảm thấy khó nuốt, nghẹn tức ở cổ họng. Triệu chứng có thể xảy ra khi nuốt thức ăn đặc, lỏng hoặc thậm chí cả nước bọt. Ở mức độ nặng, người bệnh có thể cảm thấy nghẹn liên tục, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng là khi axit dạ dày trào ngược lên trên

Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng là khi axit dạ dày trào ngược lên trên

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng

Trào ngược dạ dày gây nghẹn ở cổ họng chủ yếu do cơ vòng thực quản dưới bị yếu hoặc giãn, khiến axit và thức ăn trào ngược lên thực quản. Thông thường, cơ vòng này đóng chặt sau khi thức ăn đi vào dạ dày, nhưng nếu giãn bất thường, dịch vị có thể trào ngược, gây cảm giác nghẹn, khó nuốt. Các nguyên nhân phổ biến gồm có: 

  • Tăng áp lực vùng bụng: Phụ nữ mang thai thường bị trào ngược suốt thai kỳ do tử cung lớn dần tạo áp lực lên dạ dày, đẩy axit lên thực quản. Người béo phì cũng dễ mắc tình trạng này do áp lực trong ổ bụng cao.
  • Thói quen ăn uống không khoa học: Tiêu thụ nhiều đồ chiên rán, thực phẩm cay, sữa và các chế phẩm từ sữa có thể kích thích tiết axit dạ dày. Ăn quá no, nằm ngay sau khi ăn hoặc sử dụng rượu bia, cà phê, nước có gas cũng làm tăng nguy cơ trào ngược.
  • Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc điều trị hen suyễn (theophylline), thuốc huyết áp (chẹn kênh canxi), thuốc chống dị ứng (kháng histamin), thuốc giảm đau nhóm NSAID, thuốc an thần và chống trầm cảm có thể làm giãn cơ vòng thực quản, khiến axit dễ trào ngược hơn. Sử dụng quá liều hoặc không đúng cách có thể gây trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng. 
  • Thoát vị hoành: Khi phần trên của dạ dày bị đẩy lên qua cơ hoành, chức năng ngăn trào ngược của cơ hoành bị suy giảm, làm tăng nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này thường gặp ở người lớn tuổi, người béo phì hoặc những người thường xuyên mang vác nặng.
Trào ngược dạ dày nghẹn ở cổ họng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Trào ngược dạ dày nghẹn ở cổ họng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra

Tìm hiểu: Trào ngược dạ dày gây mệt mỏi: 5 Nguyên Nhân và 3 Cách chữa trị

3. Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng có nguy hiểm không?

Trào ngược dạ dày gây nghẹn ở cổ họng là tình trạng axit dạ dày trào ngược lên thực quản, kích thích niêm mạc và gây cảm giác khó nuốt, nghẹn tức ở cổ họng. Nếu không được điều trị sớm, tình trạng bệnh sẽ chuyển biến nặng và gây ra một số biến chứng nguy hiểm: 

  • Hẹp thực quản: Axit dạ dày gây viêm và hình thành mô sẹo trong thực quản, khiến đường tiêu hóa bị thu hẹp, gây khó nuốt nghiêm trọng hơn theo thời gian.
  • Suy giảm chức năng tiêu hóa: Người bệnh có thể thường xuyên nôn ói, ăn uống kém, mất nước, suy dinh dưỡng và tăng nguy cơ viêm phổi hít do thức ăn hoặc dịch vị tràn vào đường thở.
  • Nguy cơ ung thư thực quản: Tình trạng viêm kéo dài có thể dẫn đến thực quản Barrett – một yếu tố làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng khá nguy hiểm

Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng khá nguy hiểm

Do đó, trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng không chỉ gây khó chịu mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nghiêm trọng. Việc phát hiện và điều trị sớm bằng các phương pháp phù hợp là rất quan trọng để ngăn ngừa biến chứng.

Xem thêm: Trào ngược dạ dày gây đau lưng: 3 Nguyên nhân và 3 Cách chữa

4. Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng chẩn đoán thế nào?

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ khai thác thông tin về triệu chứng, tiền sử bệnh lý, chế độ ăn uống và loại thuốc người bệnh đang sử dụng. Để xác định chính xác nguyên nhân gây nuốt nghẹn, một số phương pháp chẩn đoán có thể được chỉ định, bao gồm:

  • Nội soi đường tiêu hóa trên: Bác sĩ có thể sử dụng ống nội soi có gắn đèn, sau đó đưa qua miệng xuống cổ họng để quan sát niêm mạc thực quản, dạ dày và tá tràng. Nếu cần, bác sĩ cũng có thể sinh thiết mô để phục vụ chẩn đoán.
  • Chụp X-quang đường tiêu hóa trên: Phương pháp này giúp đánh giá các tổn thương, biến chứng liên quan đến trào ngược dạ dày, đồng thời hỗ trợ phát hiện các bệnh lý khác ở đường tiêu hóa trên.
  • Đo độ pH trở kháng thực quản 24 giờ: Một ống mỏng được đưa qua mũi hoặc miệng vào dạ dày để theo dõi độ pH thực quản trong 24 giờ, giúp đánh giá số lần trào ngược, độ acid của dịch trào ngược và thời gian thực quản tiếp xúc với axit. Đây được xem là tiêu chuẩn vàng trong chẩn đoán trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng. 
  • Đo trở kháng thực quản độ phân giải cao (HRM) hoặc đo áp lực nhu động thực quản: Phương pháp này sử dụng dây đo có thụ thể cảm nhận áp lực để đánh giá hoạt động của cơ thắt thực quản trên, cơ thắt thực quản dưới và lực co bóp của thực quản. Đây là kỹ thuật hữu ích trong chẩn đoán các rối loạn vận động thực quản liên quan đến trào ngược dạ dày.
Trào ngược dạ dày được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp

Trào ngược dạ dày được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp

Các phương pháp trên giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng và lựa chọn hướng điều trị phù hợp nhằm giảm triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

5. 3 Cách điều trị trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng

Dưới đây là 3 cách điều trị trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng hiệu quả, được nhiều người áp dụng: 

Uống thuốc 

Dùng thuốc là phương pháp an toàn, dễ thực hiện và thường được ưu tiên trong điều trị trào ngược dạ dày gây nghẹn cổ họng. Bác sĩ có thể kê đơn một số nhóm thuốc giúp kiểm soát triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng, bao gồm:

  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Đây là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến nhất nhằm giảm tiết axit dạ dày, giúp giảm tổn thương niêm mạc thực quản. Một số loại thường được kê đơn gồm:
    • Esomeprazole
    • Lansoprazole
    • Omeprazole
  • Thuốc chẹn thụ thể H2: Nhóm thuốc này giúp giảm tiết axit dạ dày bằng cách ức chế hoạt động của histamin tại tế bào viền dạ dày. Thuốc chẹn H2 thường được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân không có khả năng phục hồi thực quản hoặc không đáp ứng tốt với PPI.
Uống thuốc để điều trị trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng

Uống thuốc để điều trị trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng

Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ. Trong một số trường hợp trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng nghiêm trọng hoặc điều trị nội khoa không hiệu quả, bác sĩ có thể cân nhắc các phương pháp can thiệp khác như phẫu thuật hoặc điều trị bổ trợ.

Thay đổi lối sống

Tất cả bệnh nhân mắc trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng đều cần điều chỉnh lối sống để hỗ trợ kiểm soát bệnh, giảm triệu chứng khó chịu và giúp thực quản phục hồi tốt hơn.  

Tránh các tác nhân kích thích thực quản

  • Không uống rượu, bia, cà phê và các thức uống có cồn.
  • Không hút thuốc lá để hạn chế nguy cơ làm tổn thương và kích thích thực quản.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

  • Chia nhỏ bữa ăn thành nhiều lần trong ngày thay vì chỉ ăn 3 bữa lớn để giảm áp lực lên dạ dày.
  • Ưu tiên các thực phẩm mềm, lỏng để dễ nuốt và giảm kích thích thực quản.
  • Hạn chế thực phẩm có tính kết dính cao như bơ đậu phộng, mứt vì có thể gây khó nuốt.
  • Cắt nhỏ thức ăn trước khi ăn để hỗ trợ người bệnh nuốt dễ dàng hơn.

Việc duy trì những thói quen lành mạnh này có thể giúp kiểm soát tốt triệu chứng trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bệnh tiến triển nặng hơn.

Phẫu thuật

Với những trường hợp trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng nặng, có nguy cơ biến chứng cao hoặc không đáp ứng với điều trị nội khoa, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật để kiểm soát bệnh. Các phương pháp phẫu thuật phổ biến bao gồm:

  • Phẫu thuật củng cố cơ vòng thực quản: Giúp thắt chặt cơ vòng thực quản dưới, ngăn axit trào ngược lên trên. Đây là phương pháp hiệu quả trong điều trị trào ngược dạ dày kéo dài.
  • Phẫu thuật nội soi qua đường miệng: Sử dụng ống nội soi đưa qua miệng để thực hiện thủ thuật chỉnh sửa cơ vòng thực quản mà không cần rạch mổ ngoài da.
  • Thủ thuật Stretta: Là phương pháp sử dụng sóng tần số vô tuyến để tạo ra mô sẹo nhỏ trên cơ vòng thực quản dưới, giúp tăng cường chức năng đóng mở của cơ vòng, giảm trào ngược.
  • Phẫu thuật Linx: Bác sĩ đặt một vòng nam châm nhỏ quanh cơ vòng thực quản để hỗ trợ quá trình đóng mở, giúp ngăn trào ngược nhưng vẫn cho phép thức ăn đi xuống dạ dày.
  • Phẫu thuật cắt bỏ một phần thực quản: Thường chỉ áp dụng trong trường hợp tổn thương thực quản nghiêm trọng hoặc có nguy cơ ung thư hóa.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả nhất

Phẫu thuật thường được chỉ định khi bệnh nhân gặp biến chứng nguy hiểm hoặc không đáp ứng với các phương pháp điều trị khác. Quyết định phẫu thuật cần được thực hiện sau khi đánh giá kỹ lưỡng tình trạng bệnh và nguy cơ tiềm ẩn.

6. Lời khuyên giúp phòng ngừa trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng

Bên cạnh các phương pháp điều trị chính, người bệnh cần chú ý điều chỉnh thói quen ăn uống và sinh hoạt để giảm triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn:

  • Ăn chậm, nhai kỹ: Tránh ăn quá nhanh để hạn chế nguy cơ bị nghẹn.
  • Ưu tiên thực phẩm mềm, dễ nuốt: Súp, canh, cháo, sinh tố, sữa chua, yến mạch, trà thảo dược… giúp tiêu hóa tốt hơn. Tránh thực phẩm cứng, dai, khó nuốt.
  • Uống nước đúng cách: Nên uống từng ngụm nhỏ thay vì uống quá nhanh, quá nhiều một lúc.
  • Xử lý khi bị nghẹn: Nếu cảm thấy nghẹn ở cổ họng, nên tạm dừng ăn uống, chờ thức ăn trôi xuống, có thể dùng tay vuốt nhẹ dọc sống lưng (giữa hai xương bả vai) để hỗ trợ.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa lớn, nên chia thành 5-6 bữa nhỏ/ngày để giảm áp lực cho dạ dày.
  • Đi lại nhẹ nhàng sau ăn: Nghỉ ngơi, vận động nhẹ trong 30 phút để hỗ trợ tiêu hóa, tránh nằm ngay sau khi ăn.
  • Hạn chế thực phẩm kích thích trào ngược: Cà chua, cam, quýt, đồ chiên rán, sô-cô-la, bạc hà,… có thể làm tăng triệu chứng.
  • Tránh các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá, cà phê làm tăng nguy cơ khô cổ họng, kích thích trào ngược.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Kiểm tra mỗi 6 tháng để theo dõi tình trạng bệnh và kịp thời điều trị nếu có biến chứng.

7.  Giải đáp thắc mắc khi trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng

Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng nên uống thuốc gì để nhanh khỏi?

Điều trị khó nuốt do trào ngược dạ dày ưu tiên dùng thuốc, chủ yếu là thuốc ức chế bơm proton (PPI) như esomeprazole, lansoprazole, omeprazole, pantoprazole, rabeprazole… (liều 1 lần/ngày) để giảm axit dạ dày và kiểm soát triệu chứng. Thuốc chẹn H2 cũng có thể hỗ trợ nhưng không phục hồi tổn thương thực quản.

Trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng có gây ra cảm giác khó thở không? 

Triệu chứng mỏi, nghẹn vùng cổ, cảm giác khó thở là dấu hiệu thường gặp của bệnh trào ngược dạ dày – thực quản, do axit trào ngược kích thích niêm mạc thực quản và ảnh hưởng đến vùng hầu họng.

Triệu chứng trào ngược dạ dày nghẹn cổ họng khá phổ biến. Nếu không được điều trị sớm, bệnh có thể gây ra các biến chứng khá nguy hiểm với người bệnh. Nếu thấy cổ họng bị nghẹn, khó thở, hãy nên đi khám ngay để được các bác sĩ chẩn đoán chi tiết về tình trạng của bệnh.

**Lưu ý: Bài viết là các kiến thức được chia sẻ, không thay thế cho khám, chẩn đoán và điều trị y khoa. 

Đánh giá bài viết

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    Co thắt đại tràng nên ăn gì, kiêng gì? Gợi ý thực đơn 7 ngày

    Viêm đại tràng co thắt là tình trạng viêm nhiễm kết hợp với sự xuất hiện của các vết loét, thường gây ra những cơn…

    05 Th10, 2024
    2.0K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Gợi ý] 14 cách chữa co thắt đại tràng tại nhà 

    Co thắt đại tràng, còn gọi là viêm đại tràng, gây đau quặn bụng từng cơn và các triệu chứng như sốt, buồn nôn, tiêu…

    24 Th12, 2024
    884

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày uống cafe được không? 7 Nguy cơ 

    Cafe được xem là thức uống quen thuộc với nhiều người. Loại thức uống này giúp bạn sảng khoái, tỉnh táo và hỗ trợ giảm…

    26 Th11, 2024
    607

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì? Gợi ý thực đơn 7 ngày

    Viêm loét dạ dày là tình trạng khá phổ biến hiện nay, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Chế…

    14 Th9, 2024
    813

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám