Trào ngược dạ dày ở trẻ em 1 – 7 tuổi: 4 Cách điều trị

Cập nhật 26/12/2024

34

Tác giả:Phạm Quang Nam

Chuyên mục:Tiêu hóa

Trẻ bị trào ngược dạ dày không phải hiếm gặp, tình trạng này có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Cùng MEDIPLUS tìm hiểu các nguyên nhân, nguy cơ gây bệnh cũng như cách điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em 1 – 7 tuổi ngay đây.  

1. Trào ngược dạ dày ở trẻ em là gì? Phân loại bệnh

Trào ngược dạ dày ở trẻ 1 tuổi – 7 tuổi là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp. Tình trạng này xảy ra khi thức ăn, dịch dạ dày hoặc không khí từ dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Trào ngược dạ dày ở trẻ 1 tuổi, 2 tuổi có thể đi kèm hoặc không kèm với các triệu chứng như nôn trớ và được chia thành hai nhóm chính: Trào ngược dạ dày sinh lý và trào ngược dạ dày bệnh lý.

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là gì? là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là gì? là tình trạng rối loạn tiêu hóa thường gặp

Trào ngược sinh lý

Trào ngược dạ dày sinh lý chủ yếu xảy ra ở trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi. Các biểu hiện thường thấy là nôn trớ hoặc ói sữa không quá thường xuyên. Tình trạng này thường chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn và giảm dần khi trẻ lớn hơn. Phần lớn trẻ sẽ tự khỏi khi đạt 12-14 tháng tuổi.

Nguyên nhân chính của trào ngược dạ dày sinh lý là do hệ tiêu hóa và cơ thắt thực quản dưới của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Cơ thắt thực quản, vốn giữ vai trò ngăn thức ăn trào ngược, còn yếu và chưa hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, tư thế cho bú không đúng cách cũng là yếu tố góp phần gây ra tình trạng này.

Dù phổ biến, trào ngược dạ dày sinh lý không phải là vấn đề nghiêm trọng và thường không ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của trẻ. Phụ huynh có thể cải thiện tình trạng bằng cách điều chỉnh tư thế bú hoặc chia nhỏ cữ bú.

Trào ngược bệnh lý

Trào ngược dạ dày bệnh lý thường gặp ở trẻ từ 1 tuổi trở lên, với các triệu chứng rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Trẻ có thể bị nôn trớ sữa thường xuyên, biếng ăn, chậm tăng cân, thậm chí suy dinh dưỡng. Tình trạng này không tự cải thiện mà thường kéo dài, đi kèm với nhiều triệu chứng khác như quấy khóc, khó ngủ hoặc thở khò khè.

Nguyên nhân của trào ngược dạ dày bệnh lý thường phức tạp, bao gồm các bệnh bẩm sinh như thoát vị cơ hoành, hẹp môn vị, hoặc màng chắn tá tràng. Những vấn đề này khiến cơ chế tiêu hóa bị cản trở, làm tăng nguy cơ trào ngược.

Trào ngược bệnh lý có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của trẻ nếu không được điều trị kịp thời. Khi nhận thấy các dấu hiệu kéo dài hoặc bất thường, nên cho bé đi khám để điều trị sớm. 

2. Trẻ bị trào ngược dạ dày có nguy hiểm không? Khi nào cần gặp bác sĩ?

Trẻ bị trào ngược dạ dày là tính trạng rất thường gặp. Theo nghiên cứu của KC Leung và cộng sự, tỷ lệ trẻ bị trào ngược dạ dày khá cao, chiếm khoảng 50% ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, 60-70% ở trẻ từ 3-4 tháng tuổi và giảm còn 5% ở trẻ dưới 12 tháng tuổi. Ở trẻ sinh non dưới 34 tuần tuổi, tỷ lệ này ước tính khoảng 22%.

Phần lớn các trường hợp trào ngược dạ dày ở trẻ em thuộc nhóm sinh lý và có thể tự khỏi khi trẻ lớn lên, thường không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu trào ngược kéo dài, không được chẩn đoán và điều trị đúng cách, trẻ có nguy cơ đối mặt với những biến chứng nghiêm trọng như:

  • Ngưng tim, ngưng thở.
  • Barrett thực quản 
  • Ung thư thực quản.

Ngoài các biến chứng nặng, trào ngược dạ dày kéo dài còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển thể chất và sức khỏe tổng thể của trẻ, bao gồm tình trạng suy dinh dưỡng, biếng ăn và chậm tăng trưởng.

Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em và các biến chứng

Triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em 1 tuổi, 2 tuổi…7 tuổi rất đa dạng, cụ thể: 

  • Trẻ thường xuyên ói, ọc sữa và sữa có thể trào qua mũi hoặc miệng.
  • Trẻ hay quấy khóc vô cớ, đặc biệt vào ban đêm.
  • Trẻ chậm tăng cân, suy dinh dưỡng do tiêu hóa và hấp thu kém.
  • Trẻ lớn có thể cảm thấy ợ nóng, đau ở vùng xương ức.
  • Ho khò khè, viêm phổi tái diễn nhiều lần.
  • Khó thở, tím tái, thậm chí ngưng thở nếu không được xử lý kịp thời.

Các triệu chứng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị sớm.

Khi nào cần đi khám Bác sĩ

Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các biểu hiện dưới đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe nghiêm trọng cần được thăm khám ngay:

  • Nôn nhiều lần: Đặc biệt khi nôn ra máu hoặc nôn dữ dội sau mỗi lần bú ở trẻ dưới 3 tháng tuổi.
  • Tiêu chảy hoặc tiêu máu: Các dấu hiệu rối loạn tiêu hóa nghiêm trọng.
  • Viêm phổi: Một trong những biến chứng nguy hiểm của trào ngược dạ dày.
  • Chậm tăng cân, bỏ ăn, bỏ uống: Dấu hiệu trẻ không hấp thu dinh dưỡng tốt.
  • Quấy khóc kéo dài: Trẻ khó chịu, quấy khóc hơn 2 giờ liên tục.
  • Lừ đừ, cảm giác không khỏe: Biểu hiện trẻ mất năng lượng, có thể liên quan đến bệnh lý nặng.
Cho bé đi khám khi thấy các dấu hiệu lạ

Cho bé đi khám khi thấy các dấu hiệu lạ

Khi thấy các triệu chứng trào ngược dạ dày ở trẻ em 3 tuổi – 7 tuổi, phụ huynh nên đưa bé đi khám ngay: 

  • Nôn nhiều lần: Kèm theo máu hoặc sụt cân.
  • Ợ nóng và đau: Thường xuyên cảm thấy đau ở vùng giữa ngực hoặc cổ họng.
  • Khó khăn khi nuốt: Cảm giác thức ăn bị mắc nghẹn lại trong cổ họng.
  • Khó thở: Thở khò khè, ho mãn tính, hoặc khàn giọng kéo dài.
  • Viêm phổi tái phát: Một dấu hiệu nguy hiểm cần được kiểm tra kỹ.

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em

Trào ngược dạ dày ở trẻ em có thể xuất phát từ các yếu tố sinh lý hoặc bệnh lý, ảnh hưởng bởi cả cấu trúc tiêu hóa chưa hoàn thiện và các bệnh lý nền. Một số nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ 1 tuổi – 6 tuổi như sau: 

  • Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện: Hệ tiêu hóa và dạ dày của trẻ nhỏ chưa phát triển đầy đủ, vị trí dạ dày nằm gần lồng ngực hơn so với người lớn, làm tăng nguy cơ trào ngược. Đây là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi – 7 tuổi. 
  • Cơ thắt thực quản hoạt động kém: Cơ thắt thực quản dưới chưa phát triển đủ mạnh, hoạt động đóng mở không hiệu quả, dễ để thức ăn trào ngược lên thực quản.
  • Thức ăn mềm lỏng: Chế độ ăn chủ yếu gồm sữa và cháo dễ dàng thoát qua khe hở nhỏ của cơ vòng thực quản, gây trào ngược.
  • Sử dụng sữa ngoài: Trẻ uống sữa bò dễ bị trào ngược hơn trẻ bú mẹ, do sữa bò tiêu hóa chậm, tồn tại lâu hơn trong dạ dày.
  • Tư thế bú không đúng: Trào ngược dạ dày ở trẻ 2 tuổi, 3 tuổi…có thể do tư thế bú không đúng. Tư thế nằm ngang khi bú, đặc biệt vào ban đêm, khiến dạ dày nằm ngang và tăng nguy cơ sữa trào ngược lên miệng.
  • Các bệnh lý bẩm sinh: Thoát vị cơ hoành, sa dạ dày mức độ nặng làm suy yếu cơ thắt thực quản dưới, dẫn đến trào ngược thường xuyên. Trào ngược dạ dày ở trẻ 1 tuổi thường do các bệnh lý gây nên.
  • Các bệnh nền khác: Trẻ bị bại não, nhiễm trùng toàn thân, hoặc mắc các bệnh như hở van tim cũng có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày thực quản.
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị trào ngược dạ dày

Những nguyên nhân này, dù là sinh lý hay bệnh lý, đều cần được phụ huynh lưu ý. Việc nhận biết và điều chỉnh sớm, như thay đổi tư thế bú hay kiểm tra bệnh lý nền, có thể giúp giảm tình trạng trào ngược và bảo vệ sức khỏe của trẻ.

4. Yếu tố nguy cơ gây trào ngược dạ dày ở trẻ em

Sau đây là một số yếu tố nguy cơ trào ngược dạ dày ở trẻ em 3 tuổi, 4 tuổi – 7 tuổi: 

  • Tư thế bú không đúng: Cho bé bú ở tư thế nằm ngang làm tăng nguy cơ sữa trào ngược từ dạ dày lên miệng. Tình trạng này khá thường gặp ở các bé sơ sinh và dưới 2 tuổi. 
  • Sử dụng sữa công thức: Trẻ bú sữa công thức dễ bị trào ngược hơn so với trẻ bú sữa mẹ, do sữa công thức khó tiêu hóa hơn. 
  • Chế độ ăn uống không phù hợp: Trào ngược dạ dày ở trẻ em 3 tuổi có thể do ăn uống không phù hợp. Tiêu thụ thực phẩm chứa caffeine hoặc đồ ăn nóng có thể kích thích trào ngược dạ dày.
  • Môi trường sống không lành mạnh: Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá có nguy cơ cao mắc các vấn đề về tiêu hóa. Đây cũng là nguy cơ gây ra tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi – 7 tuổi.
  • Tiền sử phẫu thuật: Trẻ từng phẫu thuật thực quản hoặc vùng bụng trên có nguy cơ cao bị trào ngược dạ dày do ảnh hưởng tới chức năng tiêu hóa.
Trẻ bị trào ngược dạ dày xuất phát từ nhiều nguy cơ

Trẻ bị trào ngược dạ dày xuất phát từ nhiều nguy cơ

5. Chẩn đoán trẻ trào ngược dạ dày thực quản

Để chẩn đoán trẻ bị trào ngược dạ dày thực quản, phụ huynh nên cho bé đi khám. Các bác sĩ sẽ thực hiện nhiều phương pháp hiện đại để chẩn đoán bệnh cho bé. 

Chụp X-quang ngực 

Chụp X-quang ngực là kỹ thuật hình ảnh giúp quan sát các cơ quan vùng ngực như tim, phổi, mạch máu, đường thở và hạch bạch huyết. Phương pháp này hỗ trợ bác sĩ phát hiện các dấu hiệu bất thường ở phổi, bao gồm những biến đổi có thể do dịch dạ dày gây ra.

Chụp X-quang thực quản – dạ dày – tá tràng (có cản quang)

Chụp X-quang đường tiêu hóa trên là kỹ thuật hình ảnh sử dụng chất cản quang để làm rõ cấu trúc của thực quản, dạ dày và tá tràng. Phương pháp này giúp các bác sĩ có thể phát hiện các dấu hiệu loét, bất thường trong đường tiêu hóa, hoặc các tình trạng gây tắc nghẽn hệ tiêu hóa.

Nội soi dạ dày

Nội soi tiêu hóa là phương pháp chẩn đoán giúp quan sát trực tiếp bên trong thực quản, dạ dày và tá tràng bằng cách sử dụng một ống mềm có đèn và camera. Phương pháp này cho phép bác sĩ phát hiện các bất thường, đánh giá mức độ tổn thương, phân loại tình trạng bệnh, và lấy mẫu sinh thiết để kiểm tra viêm nhiễm tiềm ẩn nếu cần.

Đo áp lực thực quản

Đo áp lực nhu động thực quản (HRM) là kỹ thuật hiện đại, được sử dụng phổ biến để đánh giá chức năng hoạt động của thực quản. Điều này giúp xác định hoạt động của từng phần trong quá trình nuốt. Phương pháp này hỗ trợ chẩn đoán các rối loạn vận động dạ dày thực quản, từ đó giúp phát hiện các vấn đề như khó nuốt hoặc trào ngược dạ dày ở trẻ em 4 tuổi, 5 tuổi, 6 tuổi, 7 tuổi. 

Đo áp lực thực quản để chẩn đoán bệnh cho bé

Theo dõi độ pH thực quản

Đo pH trở kháng thực quản 24 giờ là phương pháp chẩn đoán tình trạng trào ngược dạ dày dựa trên chỉ số pH và mức độ axit trong thực quản. Phương pháp sử dụng một catheter mềm, có nhiều cảm biến trở kháng và một cảm biến pH, được đưa qua mũi vào thực quản và dạ dày. Ống này được giữ cố định trong 24 giờ để ghi nhận dữ liệu. Nếu pH trong thực quản nhỏ hơn 4 trong ít nhất 5 giây, trào ngược được xác định là do axit, nếu pH trên 4 thì không phải do axit.

Nghiên cứu làm rỗng dạ dày

Thông thường, thức ăn sẽ rời khỏi dạ dày và di chuyển xuống ruột non trong khoảng 90 phút sau khi ăn. Tuy nhiên, nếu thức ăn ở lại quá lâu trong dạ dày, nó có thể biến thành bezoar (chất rắn), gây tắc nghẽn hệ tiêu hóa.

Phương pháp nghiên cứu làm rỗng dạ dày được áp dụng để theo dõi quá trình tiêu hóa và kiểm tra xem thức ăn có được đưa vào ruột non một cách bình thường hay không. Dựa vào kết quả này, bác sĩ có thể đề xuất các phương pháp điều trị phù hợp, giúp phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

6. 4 Điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em

Có nhiều cách để điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ 1 tuổi – 7 tuổi. Phổ biến nhất là: 

Điều trị trào ngược theo triệu chứng

Phương pháp này được dùng để điều trị trào ngược dạ dày cho trẻ từ 1 tuổi. Cách điều trị như sau: 

Bước 1: Điều trị trào ngược dạ dày cho bé không dùng thuốc

  • Giữ trẻ đứng sau khi bú khoảng 30 phút trước khi cho nằm.
  • Dùng gối chuyên dụng để bé nằm.
  • Làm ợ hơi sau mỗi lần bú.
  • Tránh các yếu tố tăng áp lực ổ bụng như ho, bón, quần áo chật.
  • Tránh các thuốc và thực phẩm làm giảm cơ thắt thực quản (chẳng hạn socola, khói thuốc).
  • Làm đặc thức ăn cho trẻ bú bình và chia nhỏ bữa ăn.
  • Nếu nghi ngờ dị ứng protein sữa bò, dùng sữa thủy phân hoặc loại trừ sữa bò trong chế độ ăn mẹ.

Bước 2: Điều trị bằng thuốc

  • Nếu bước 1 không hiệu quả sau 1 tuần hoặc triệu chứng nặng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc.
  • Sử dụng thuốc kết hợp với phương pháp không dùng thuốc.
Điều trị dạ dày ở trẻ em bằng thuốc

Điều trị dạ dày ở trẻ em bằng thuốc

Bổ sung calo

Một số trẻ bị trào ngược dạ dày gặp khó khăn trong việc tăng cân do thường xuyên nôn trớ. Để ngăn ngừa suy dinh dưỡng, bác sĩ có thể chỉ định bổ sung calo bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và bổ sung các sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt, cung cấp năng lượng cao và dễ tiêu hóa cho trẻ. Cách này giúp hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ 5 tuổi, 6 tuổi, 7 tuổi. 

Bổ sung thực phẩm qua ống

Đối với những trẻ bị trào ngược dạ dày do bệnh lý bẩm sinh hoặc sinh non, trẻ thường nôn hoặc buồn ngủ ngay sau khi ăn. Trong những trường hợp này, phương pháp bổ sung thực phẩm qua ống thông có thể là lựa chọn thích hợp. Sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ được truyền qua một ống nhỏ đặt trong mũi, gọi là ống thông mũi dạ dày, giúp đưa thức ăn qua thực quản vào dạ dày. Ngoài ra, có thể sử dụng ống thông mũi tá tràng, dẫn thức ăn vòng qua dạ dày để cung cấp dinh dưỡng cho trẻ.

Phẫu thuật

Trong trường hợp trào ngược dạ dày ở trẻ em nghiêm trọng, đặc biệt khi có triệu chứng hô hấp nặng như cơn ngưng thở hoặc bệnh phổi mãn tính, phẫu thuật có thể được xem xét. Phẫu thuật cơ thắt thực quản dưới giúp thắt chặt cơ vòng, ngăn axit chảy ngược vào thực quản. 

Phẫu thuật để điều trị cho bé

Sau phẫu thuật, trẻ có thể ăn nhẹ sau khoảng 1 ngày. Nếu chức năng van hoạt động tốt, trẻ có thể trở lại chế độ ăn uống bình thường sau khoảng 1 tuần. Phương pháp này thường dùng để trị trào ngược dạ dày ở trẻ em 6 tuổi, 7 tuổi. 

7. Cách chăm sóc và phòng ngừa trào ngược dạ dày ở trẻ

Cách chăm sóc cho trẻ bị trào ngược dạ dày

Khi chăm sóc trẻ bị trào ngược dạ dày, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Bố mẹ nên chọn thức ăn dễ tiêu, giàu dinh dưỡng như thịt gà, cá, gạo lứt, súp lơ và hạn chế thực phẩm béo, cay nóng hay axit. 

Cần chú ý chế độ ăn uống khi chăm bé bị trào ngược dạ dày

Cần chú ý chế độ ăn uống khi chăm bé bị trào ngược dạ dày

Cũng cần chú ý đến thức uống, nên cho trẻ uống nước ép táo, chuối và sữa pha với bột ngũ cốc hoặc bột gạo để hỗ trợ tiêu hóa và giảm tình trạng trào ngược. Cách này giúp tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ 7 tuổi được cải thiện rất tốt. 

Cách phòng ngừa tình trạng trào ngược dạ dày ở trẻ

Để phòng ngừa trào ngược dạ dày ở trẻ em, bố mẹ cần lưu ý:

  • Để bé mặc đồ rộng, thoáng và thoải mái.
  • Đảm bảo khoảng cách 3 tiếng giữa bữa ăn và giờ ngủ.
  • Cho bé ăn nhiều bữa nhỏ.
  • Bế trẻ thẳng đứng khoảng 30 phút sau khi ăn, tránh để bé nằm ngay.
  • Hạn chế thực phẩm axit, cay, caffeine và chất béo có hại.
  • Cho trẻ bú ở tư thế đầu cao 30 độ và duy trì tư thế này khi ngủ hoặc nằm nghiêng bên trái để giảm triệu chứng trào ngược.

Bài viết trên đây của MEDIPLUS đã chia sẻ các cách hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày ở trẻ em 1 – 7 tuổi. Hy vọng những thông tin trên mang lại nhiều giá trị hữu ích với bạn đọc. 

*Lưu ý: Bài viết không thay thế cho khám với bác sĩ sĩ, chẩn đoán và điều trị y khoa. 

5/5 - (1 bình chọn)

    Đặt lịch khám bệnh

    Bài viết liên quan

    [Gợi ý] 5 loại thuốc trị Hp dạ dày tốt nhất hiện nay

    Helicobacter pylori (H. pylori) là một loại vi khuẩn gây nhiễm trùng dạ dày của bạn. Nó có thể làm hỏng mô trong dạ dày…

    20 Th11, 2024
    254

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Giải đáp] Bao tử và dạ dày có giống nhau không?

    Dạ dày và bao tử là một cơ quan duy nhất trong hệ tiêu hóa, nằm giữa thực quản và ruột non. Đây là một…

    24 Th12, 2024
    277

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Lá khổ sâm chữa dạ dày được không? 2 Lưu ý khi dùng

    Lá khổ sâm – một loại thảo dược dân gian quen thuộc, được cho là có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày.…

    27 Th11, 2024
    115

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày ăn táo được không? 7 lợi ích và 8 lưu ý 

    Đau dạ dày ăn táo được không? là câu hỏi mà nhiều người thường thắc mắc. Táo là loại trái cây giàu dinh dưỡng và…

    24 Th12, 2024
    3.8K

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám