Trào ngược dịch mật, hậu quả khó lường

Cập nhật 09/05/2023

2.1K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tiêu hóa

Trào ngược dịch mật là một bệnh lý tiêu hoá gây ra ảnh hưởng xấu đến  sức khoẻ mà nhiều người bệnh không lường trước được. Vậy mức độ nguy hiểm của trào ngược dịch mật như thế nào? Hãy để chuyên gia tiêu hóa của MEDIPLUS giải thích cho bạn thông qua bài viết dưới đây!

Trào ngược dịch mật là gì?

Dịch mật là dịch tiêu hoá được tiết ra từ gan và dự trữ tại túi mật, vai trò chính là giúp tiêu hoá chất béo trong thức ăn. Khi chúng ta tiêu thụ thức ăn giàu chất béo sẽ kích thích túi mật tiết dịch mật vào tá tràng để thực hiện chức năng của nó.

Giữa tá tràng và dạ dày có cấu trúc gọi là “môn vị” có bản chất là các thớ cơ vòng giúp điều chỉnh lưu lượng nhũ trấp đi từ dạ dày xuống ruột non một chiều. Do đó, trong trường hợp bình thường, dịch mật được tiết vào tá tràng sẽ hoà trộn với nhũ trấp rồi đi xuống đoạn sau của ruột non mà không đi ngược lên dạ dày.

>> Xem thêm bài viết: Hẹp môn vị: Cần điều trị sớm, tránh biến chứng sau này

Trào ngược dịch mật có thể ảnh hưởng đến dạ dày và thực quản

Trào ngược dịch mật có thể ảnh hưởng đến dạ dày và thực quản

Trong trường hợp rối loạn hoạt động cơ vòng môn vị, thường là đóng không kín thì dịch mật có khả năng trào ngược lên lại dạ dày gây kích ứng và viêm dạ dày. Thậm chí dịch mật có thể trào ngược lên cả thực quản cùng với acid dạ dày gây kích ứng và viêm thực quản.

Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng trên, hoặc được chẩn đoán trào ngược acid dịch vị mà việc chữa trị trong một thời gian dài vẫn không dứt điểm, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tiến hành chẩn đoán, điều trị trào ngược dịch mật.

Nguyên nhân trào ngược dịch mật do đâu?

Dịch mật sau khi được  bài tiết vào tá tràng sẽ đi một chiều xuống đoạn dưới ruột non để thực hiện chức năng tiêu hoá thức ăn. Tuy nhiên, một số nguyên nhân sau có thể khiến dịch mật trào ngược lên đoạn trên của ống tiêu hoá:

  • Phẫu thuật: Một số phương pháp phẫu thuật chẳng hạn như phẫu thuật cắt bỏ dạ dày một phần hoặc hoàn toàn làm mất cơ vòng môn vị. Do đó, hỗn hợp dịch mật – nhũ trấp tại tá tràng vẫn có khả năng trào ngược lên dạ dày.
  • Viêm loét dạ dày: Các vết viêm loét trên niêm mạc dạ dày khi lành lại sẽ hình thành các mô sẹo. Các sẹo này có thể làm tắc nghẽn đường lưu thông của thức ăn từ dạ dày xuống tá tràng do đó khiến áp lực trong dạ dày tăng lên. Điều này khiến cho dịch tiêu hoá từ dạ dày dễ dàng trào ngược lên thực quản, có thể đem theo dịch mật làm kích ứng thực quản.
  • Cắt bỏ túi mật: Các bệnh nhân trải qua phẫu thuật cắt bỏ túi mật thường dễ trào ngược dịch mật hơn so với người bình thường.
  • Rối loạn hoạt động các van tiêu hoá: Cơ vòng môn vị và cơ thắt thực quản dưới là hai cấu trúc giúp thức ăn lưu thông trong ống tiêu hoá theo một chiều nhất định. Nếu hoạt động các cơ này bị suy yếu (đóng không kín) sẽ gây ra hiện tượng trào ngược dịch tiêu hoá.

Những dấu hiệu và triệu chứng trào ngược dịch mật

Trên thực tế lâm sàng, rất khó để phân biệt được giữa hai bệnh trào ngược acid dạ dày và trào ngược dịch mật. Hai tình trạng đôi khi xảy ra cùng lúc và có các triệu chứng tương tự nhau, bao gồm:

  • Đau quặn bụng vùng thượng vị.
  • Buồn nôn, nôn ói ra dịch có màu vàng xanh (màu của dịch mật).
  • Ợ chua, ợ nóng.
  • Giảm cân không kiểm soát.
  • Có thể đi kèm ho, khan tiếng.

Người bệnh cần chủ động tới bệnh viện để thăm khám và chẩn đoán chính xác nếu thường xuyên có các triệu chứng trên, hoặc trào ngược, sụt cân đột ngột mà chưa rõ nguyên nhân.

Trào ngược dịch mật gây ra những triệu chứng khó chịu

Trào ngược dịch mật gây ra những triệu chứng khó chịu

Chẩn đoán trào ngược dịch mật bằng cách nào?

Quá trình chẩn đoán trào ngược dịch mật thường trải qua các bước sau:

Bước 1: Chẩn đoán bệnh lý trào ngược dịch tiêu hoá. Bác sĩ sẽ thăm khám và hỏi bệnh để xác định chính xác tình trạng trào ngược dịch tiêu hóa. Dựa vào các triệu chứng như đau vùng thượng vị, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng,… và những thông tin khai thác được, bác sĩ sẽ có bước đầu chẩn đoán được tình trạng bệnh lý hiện tại của người bệnh.

Bước 2: Chẩn đoán phân biệt với trào ngược acid dạ dày. Để chẩn đoán chính xác  có phải bạn đang bị trào ngược dịch mật hay không, bác sĩ sẽ chỉ định  thực hiện các test loại trừ nguyên nhân khác, trong đó đặc biệt phải loại trừ trào ngược acid dạ dày do các triệu chứng của hai bệnh lý này rất giống nhau.

Một số phương pháp chẩn đoán thường được chỉ định trong trường hợp này là:

  • Nội soi tiêu hóa: Nội soi giúp bác sĩ quan sát thấy các vết viêm loét, sự xuất hiện của dịch mật trong dạ dày và hỗ trợ đánh giá mức độ bệnh thông qua kết quả thu được. Trong phương pháp này, bệnh nhân sẽ được đặt một ống nội soi thông từ miệng xuống dạ dày. Trên ống nội soi có gắn các thiết bị ghi hình ảnh cho phép quan sát các cấu trúc mà ống nội soi đi qua.
  • Test lưu động acid (Ambulatory acid test): Một ống nhỏ có gắn cảm biến pH được thông từ mũi xuống đoạn dưới thực quản. Phương pháp này được thực hiện trong 24 giờ giúp xác định thời điểm và mức độ trào ngược acid dạ dày (giúp loại trừ trào ngược acid dạ dày). Phương pháp này giúp loại trừ trường hợp trào ngược dạ dày, thực quản cho người bệnh.
  • Test trở kháng thực quản (Esophageal impedance): Test này nhằm phát hiện ra lượng khí và chất lỏng trào ngược lên thực quản mà không có tính acid (như dịch mật). Test này thường được làm kèm với test lưu động acid để phát hiện sự trào ngược của những chất mà đầu dò pH không phát hiện ra được.

Biến chứng khó lường do trào ngược dịch mật

Khi dịch mật trào ngược lên các phần trên của ống tiêu hoá (bao gồm thực quản và dạ dày) sẽ gây kích ứng niêm mạc tại các vị trí này. Tình trạng trào ngược nếu diễn ra trong một thời gian dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Barrett thực quản (Barrett’s esophagus): là bệnh lý tiêu hoá điển hình bởi sự thay đổi màu sắc và tổn thương thực thể tế bào lót phần dưới của thực quản. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chưa được làm sáng tỏ, tuy nhiên trào ngược dịch tiêu hoá là yếu tố nguy cơ dẫn đến Barrett thực quản.
Barrett thực quản (Barrett's esophagus)

Barrett thực quản (Barrett’s esophagus)

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD): Dịch mật khi bị trào ngược lên dạ dày có thể gây kích ứng và gây viêm dạ dày. Dạ dày bị kích ứng quá mức là yếu tố nguy cơ gây ra các cơn trào ngược dịch vị lên thực quản trong GERD.
  • Ung thư thực quản: Mặc dù chưa có bằng chứng cụ thể trên người nhưng trong các nghiên cứu trên động vật, trào ngược dịch mật được chứng minh có thể dẫn đến ung thư thực quản.
Ung thư thực quản một dạng biến chứng nguy hiểm do trào ngược dịch mật

Ung thư thực quản một dạng biến chứng nguy hiểm do trào ngược dịch mật

Phương pháp điều trị

Sau khi có kết quả chẩn đoán, tuỳ vào từng trường hợp và nguyên nhân dẫn đến trào ngược dịch mật mà bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp. Một số phương pháp điều trị trào ngược dịch mật thường được bác sĩ chỉ định bao gồm:

+ Điều trị bằng thuốc: các nhóm thuốc thường sử dụng:

  • Nhóm giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hoá (đau bụng, buồn nôn): Acid ursodeoxycholic.
  • Nhóm thuốc giảm dịch mật: gồm các thuốc Colestid, Cisaprid, Questran.
  • Nhóm thuốc ức chế bơm Proton (PPIs): gồm các thuốc Omeprazol, Rabeprazol, Esomeprazol,…
Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dịch mật

Sử dụng thuốc điều trị trào ngược dịch mật

*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc tự điều trị khi chưa có chỉ định từ các Bác sĩ chuyên khoa, tránh tác dụng phụ hoặc biến chứng không mong muốn.

+ Phẫu thuật: Được chỉ định khi việc điều trị bằng thuốc thất bại, có hai phương pháp phẫu thuật thường được sử dụng:

  • Phương pháp Anti-reflux: Phương pháp này có vai trò giúp cơ vòng thực quản “khép chặt hơn”, từ đó dịch tiêu hoá không thể trào ngược từ dạ dày lên thực quản. Thực hiện bằng cách khâu vòng một phần thực quản nằm gần cơ thắt thực quản.
  • Phương pháp Roux-en-Y: trong phương pháp này, ống dẫn mật của bệnh nhân thay vì nối với tá tràng sẽ được các bác sĩ dẫn nối với hỗng tràng (phần sau của tá tràng). Thủ thuật này có tác dụng kéo dài khoảng cách giữa nơi tiết dịch mật và môn vị, ngăn chặn sự trào ngược dịch mật lên dạ dày.

Cho tới hiện nay, vẫn chưa có biện pháp nào thật sự hiệu quả và chữa dứt điểm tình trạng trào ngược dịch mật ngoài phẫu thuật ngoài nối ống mật và hỗng tràng. Các phương pháp chủ yếu làm giảm tình trạng trào ngược dạ dày thực quản.

Chính vì thế, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định và phác đồ điều trị của Bác sĩ. Ngoài ra cũng cần lưu ý trong chế độ sinh hoạt nghỉ ngôi khoa học và ăn uống hạn chế tối đa các chất kích thích, rượu bia, socola, bạc hà hay các thức ăn chua cay…

Trên đây là những thông tin cơ bản về tình trạng trào ngược dịch mật, hy vọng bài viết đã mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Để đăng ký trải nghiệm dịch vụ tại MEDIPLUS cũng như nhận tư vấn từ các chuyên gia, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay Hotline 1900 3366 Tổ hợp Y tế MEDIPLUS để được hỗ trợ nhanh nhất.

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đau dạ dày ăn bánh chưng được không? 7 nhóm người cần kiêng

    Bánh chưng là món ăn truyền thống quen thuộc trong dịp lễ Tết, nhưng đối với những người bị đau dạ dày, liệu có nên…

    22 Th9, 2024
    229

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    14 thuốc dạ dày cho trẻ em và 5 lưu ý khi dùng

    Chọn đúng thuốc dạ dày cho trẻ em là bước đầu tiên giúp giảm nhẹ triệu chứng và bảo vệ sức khỏe của bé. Tuy…

    21 Th11, 2024
    58

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn được cà tím không? 4 nhóm người cần kiêng

    Cà tím là một loại rau củ quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày, chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên,…

    22 Th9, 2024
    461

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm loét dạ dày có chữa khỏi được không? Gợi ý 4 cách chữa hiệu quả

    Viêm loét dạ dày là một bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người trên thế giới. Vậy viêm loét dạ dày có…

    14 Th9, 2024
    215

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám