Triệu chứng đau dạ dày cấp – 5 dấu hiệu điển hình hay gặp nhất

Cập nhật 01/08/2023

1.8K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:Nguyễn Thị Lan Anh

Chuyên mục:Tiêu hóa

Bệnh viêm loét dạ dày có thể tiến triển nặng thành viêm dạ dày mạn tính (hay viêm dạ dày mãn tính) nếu không được điều trị đúng cách. Do vậy, việc nhận biết sớm các triệu chứng đau dạ dày cấp sẽ giúp người bệnh bảo vệ sức khỏe của chính mình hiệu quả hơn. Cùng tìm hiểu các triệu chứng viêm loét dạ dày cấp với Tổ hợp y tế MEDIPLUS trong bài viết dưới đây nhé.

1. Triệu chứng đau dạ dày cấp hay gặp nhất

Đạu dạ dày cấp (viêm loét dạ dày cấp) là tình trạng lớp niêm mạc lót trong dạ dày bị tổn thương, có đặc tính khởi phát và diễn biến nhanh mà nguyên nhân gây bệnh thường gặp là nhiễm khuẩn HP, stress, thuốc chống viêm giảm đau steroid,…

Dựa vào thời gian khởi phát và mức độ bệnh, người ta chia bệnh đau dạ dày thành 2 loại khác nhau: cấp tính và mãn tính. Các triệu chứng bệnh viêm loét dạ dày cấp tính khởi phát đột ngột và thường gây ra cơn đau bụng dữ dội với những đặc điểm sau:

Nhận biết các triệu chứng đau dạ dày cấp biểu hiện ngay từ giai đoạn đầu

Nhận biết các triệu chứng đau dạ dày cấp biểu hiện ngay từ giai đoạn đầu

1.1. Thời điểm đau sau ăn 2-3 giờ

Nếu như đau dạ dày mạn tính thường xảy ra ngay sau ăn thì thời điểm xuất hiện cơn đau của cấp tính chính là sau ăn 2-3 giờ. Các triệu chứng viêm dạ dày cấp tính thường dữ dội, rầm rộ nhưng cũng có trường hợp đau âm ỉ, dai dẳng nên bạn tuyệt đối không được chủ quan khi gặp tình trạng này.

1.2. Đau bụng dữ dội kèm cảm giác nóng rát

Cảm giác đau bụng dữ dội vùng thượng vị chính là dấu hiệu đau dạ dày cấp tính đầu tiên, kèm theo đó là cảm giác nóng rát, cồn cào. Thông thường, tình trạng này xuất hiện sau ăn là do thức ăn tác động kích thích vào niêm mạc dạ dày làm tăng tiết acid gây viêm, sung huyết trở nên nặng nề hơn, gây nên các cơn đau dữ dội.

Triệu chứng đau dạ dày cấp thường xảy ra sau khi ăn 2-3 giờ nên hãy chú ý

Triệu chứng đau dạ dày cấp thường xảy ra sau khi ăn 2-3 giờ nên hãy chú ý

Nhưng cũng có một số người có cảm giác đau khi đang đói, sau ăn khoảng 2-3 tiếng hay lúc nửa đêm, gần sáng khiến họ có cảm giác mệt mỏi do mất ngủ, đau.

Một số trường hợp người bệnh không đau dữ dội mà âm ỉ, nóng rát, thỉnh thoảng đau quặn từng cơn. Không những vậy, bệnh nhân còn cảm thấy tức ngực, đau lan ra sau lưng.

1.3. Buồn nôn, nôn cũng là dấu hiệu cảnh báo

Bệnh nhân có thể gặp các dấu hiệu đau dạ dày khác như buồn nôn và nôn nhiều, ngay sau khi ăn, thức ăn được đưa hết ra ngoài. Khi đó, cơn đau bụng có thể giảm, nhưng nó lại xuất hiện sau một thời gian ngắn. Nếu nôn quá nhiều, thức ăn kèm theo dịch vàng có thể dính máu tươi khiến cho người bệnh mất nước và chất điện giải, cơ thể mệt mỏi và gầy sút.

Buồn nôn, nôn sau khi ăn là triệu chứng đau dạ dày cấp điển hình

Buồn nôn, nôn sau khi ăn là triệu chứng đau dạ dày cấp điển hình

Nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do dạ dày tăng cường tiết acid và co bóp quá mức. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt nôn do dạ dày với một số bệnh lý khác như:

  • Ngộ độc thực phẩm: Buồn nôn đi kèm với nhức đầu, chóng mặt, đau cơ, khó thở…
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Buồn nôn, nôn kèm theo ợ hơi, ợ chua, đau vùng sau xương ức lan lên cổ…
  • Viêm tụy cấp: Buồn nôn, nôn nhiều kèm theo đau dữ dội vùng thượng vị, đau lan sang trái và rau sau lưng…

1.4. Đi ngoài phân đen

Đi ngoài phân đen chính là triệu chứng đau dạ dày cấp tiếp theo. Các vết loét ở dạ dày làm tổn thương các mạch máu gây nên hiện tượng đi ngoài phân đen.

Phân của người bệnh đau dạ dày có màu đen kịt tương tự màu bã cà phê và có mùi khó chịu đặc trưng. Ở người đi ngoài phân đen nhiều thường kèm theo một số triệu chứng bất thường như mạch nhanh, hồi hộp, vã mồ hôi, đánh trống ngực, da mặt tái nhợt.

Những triệu chứng này là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sức khỏe hệ tiêu hóa của bệnh nhân đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

1.5. Các cơn đau diễn biến nhanh chóng

Các cơn đau của viêm dạ dày cấp tính thường khởi phát đột ngột với mức độ diễn biến nhanh chóng. Từ những biểu hiện đơn lẻ đến khi xuất hiện kèm theo các dấu hiệu khác diễn ra nhanh, từ những cơn đau âm ỉ trở nên dữ dội. Chính điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và công việc của người bệnh.

Nếu không được can thiệp cấp cứu kịp thời, đau dạ dày cấp có thể dẫn tới những biến chứng như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày…

Đau dạ dày cấp nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa

Đau dạ dày cấp nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn tới xuất huyết tiêu hóa

2. Cách xử lý nhanh khi bị đau dạ dày cấp

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng đau dạ dày cấp trên, bệnh nhân cần đi khám càng sớm càng tốt để nhanh chóng phát hiện và được chữa trị kịp thời. Bác sĩ sẽ thăm khám các triệu chứng lâm sàng, chỉ định thêm một số xét nghiệm cận lâm sàng khác như xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, chụp X-quang, nội soi dạ dày,… để có thông tin chính xác về tình trạng đang gặp phải.

Sau khi có chẩn đoán xác định, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân. Người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.

>>> Bạn cần biết: Đau dạ dày nên ăn gì? Kiêng ăn gì?

2.1. Dùng thuốc Tây y điều trị đau dạ dày cấp tính

Các bác sĩ sẽ điều trị triệu chứng, giảm đau, chống xuất tiết dịch vị, chống nôn và chống viêm. Nhóm thuốc được sử dụng để điều trị bệnh đau dạ dày cấp như:

  • Thuốc ức chế bơm proton (Omeprazole, Esomeprazole,…)
  • Thuốc giảm tiết acid dịch vị: Pepcid, Zantac,…
  • Thuốc kháng thụ thể H2: Cimetidin, famotidin,…
  • Thuốc trung hòa acid dịch vị (antacid): gastropulgite, maalox,…
  • Kháng sinh: Trong trường hợp xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm virus HP. Các kháng sinh thường dùng như là amoxicillin, tetracycline, clarithromycin,…
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày, bao chỗ loét: Bismuth subcitrat, sucralfat,…

Để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý tăng hay giảm liều. Nếu muốn sử dụng thêm thuốc khác phải thông báo với bác sĩ tránh sự tương tác thuốc hay phát sinh những tác dụng không mong muốn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Bạn có thể sẽ phải sử dụng thuốc Tây để điều trị viêm loét dạ dày cấp

Bạn có thể sẽ phải sử dụng thuốc Tây để điều trị viêm loét dạ dày cấp

2.2. Một số mẹo dân gian chữa bệnh viêm loét dày cấp tính

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể sử dụng một số dược liệu có sẵn trong tự nhiên như lá mơ lông, nghệ, mật ong… để cải thiện các triệu chứng đau dạ dày cấp. Tuy nhiên, mẹo dân gian chỉ nên áp dụng với các trường hợp bệnh nhẹ, giai đoạn đầu hoặc dùng hỗ trợ điều trị. Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.

>>> Chi tiết xem thêm: Cách chữa đau dạ dày dân gian tại nhà

3. Cách phòng ngừa viêm loét dạ dày cấp tính

Viêm loét dạ dày cấp tính có thể thể tái phát một phần do chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày, người bệnh cần có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Qua đó điều cần thiết nên:

  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm là điều cần thiết.
  • Hạn chế dùng các chất kích thích như rượu bia, đồ cay nóng,… ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày.
  • Tránh stress, căng thẳng trong công việc, hoặc là mất ngủ nhiều, điều này rất dễ khiến tình trạng đau dạ dày trở nặng.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn để nâng cao sức đề kháng.
  • Khám sức khỏe định kỳ hàng năm chủ đông hơn nếu có vấn đề về sức khỏe gặp phải.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về 5 triệu chứng đau dạ dày cấp điển hình nhất để nhận biết sớm và đưa ra liệu trình điều trị hiệu quả dứt điểm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc và cần tư vấn thêm, vui lòng gọi đến số Hotline 1900 3366.

*Bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa!

Đánh giá bài viết

    ĐĂNG KÝ NỘI SOI

    Đặt lịch nội soi tiêu hóa với Tiến sĩ Bác sĩ BV Bạch Mai tại MEDIPLUS



    Bài viết liên quan

    Xuất huyết dạ dày có chữa được không? 3 cách điều trị, 7 lưu ý

    Xuất huyết dạ dày là một tình trạng nguy hiểm khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương và chảy máu, gây ra nhiều biến…

    25 Th9, 2024
    217

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày có ăn đu đủ được không? 8 nhóm người cần kiêng

    Đu đủ được biết đến là một loại trái cây có lợi cho hệ tiêu hóa, trị táo bón rất tốt. Vậy người bị đau…

    16 Th9, 2024
    601

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày ruột nên ăn gì, kiêng gì Ở người lớn và trẻ nhỏ?

    Viêm dạ dày ruột là một triệu chứng mà niêm mạc ruột bị tổn thương do sự tấn công của các vi khuẩn, virus, ký…

    16 Th9, 2024
    617

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày ruột cấp nguyên nhân do đâu? Gợi ý 2 cách điều trị 

    Viêm dạ dày ruột cấp là tình trạng khá phổ biến hiện nay, gây nên bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Những triệu chứng cụ…

    16 Th9, 2024
    177

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám