Ung thư dạ dày: Nguy hiểm tính mạng, dấu hiệu nào để nhận biết?

Cập nhật 12/08/2023

2.9K

Tham vấn y khoa:

Tác giả:MEDIPLUS

Chuyên mục:Tiêu hóa

Ung thư dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa gây tỷ lệ tử vong đứng thứ 3 ở nước ta. Theo Globocan, năm 2018 nước ta tăng thêm 17.527 ca bệnh mới và gây tử vong 15.065 trường hợp. Tuy nhiên khác với các bệnh lý ung thư khác, ung thư dạ dày có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Cùng tìm hiểu chi tiết về bệnh lý ung thư dạ dày qua bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích chăm sóc sức khỏe.

Ung thư dạ dày – Mối nguy tiềm ẩn

Bệnh ung thư dạ dày có su hướng tăng và tỷ lệ tử vong do mắc bệnh khá cao

Bệnh ung thư dạ dày có su hướng tăng và tỷ lệ tử vong do mắc bệnh khá cao

Ung thư dạ dày xảy ra khi các tế bào bên trong dạ dày tăng trưởng quá mức và phát triển tạo thành khối u. Quá trình phát triển thành ung thư thường sẽ kéo dài từ vài tháng đến vài năm. Do đó, nếu không đi khám sức khỏe định kỳ, tầm soát sớm thì rất khó để phát hiện bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Các tế bào ung thư sẽ gây tổn thương trực tiếp đến dạ dày, nhất là vị trí giao nhau giữa dạ dày – thực quản sau đó di căn sang khắp hệ tiêu hóa và các cơ quan xung quanh.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc ung thư dạ dày bao gồm:

  • Người nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter Pylori).
  • Người hút thuốc lá.
  • Người béo phì.
  • Những người có thói quen ăn mặn, thường xuyên ăn các loại thực phẩm chế biến sẵn.
  • Gia đình có tiền sử mắc ung thư dạ dày.
  • Người mắc các bệnh lý về tiêu hóa như viêm loét dạ dày – tá tràng, polyp dạ dày,…

Ung thư dạ dày là bệnh lý gây tử vong đứng thứ 3 ở nước ta, chỉ xếp sau ung thư gan và ung thư phổi. Ung thư dạ dày có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất vẫn là ở phụ nữ ngoài 50 tuổi, thường gặp ở nam hơn nữ và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.

Theo nghiên cứu cho thấy, ung thư dạ dày nếu phát hiện ngay từ giai đoạn đầu thì khả năng điều trị khỏi hoàn toàn lên đến 50%. Chính vì thế, khám sức khỏe định kỳ, phát hiện các yếu tố nguy cơ từ sớm là giải pháp hữu hiệu để ngăn ngừa bệnh ung thư.

Dấu hiệu ung thư dạ dày cần nhận biết sớm

Ung thư dạ dày giai đoạn khởi phát thường mơ hồ, khó phân biệt với các bệnh lý tiêu hóa khác. Một số dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày sớm người bệnh cần lưu ý:

  • Cảm giác ăn không ngon: Khi có khối u tại dạ dày, chức năng co bóp bị suy yếu khiến tích tụ thức ăn lại bên trong gây cảm giác đầy hơi, chướng bụng, ợ chua, ợ nóng. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác ăn không ngon, bụng chướng nên cũng không có cảm giác đói.
  • Ăn khó nuốt: Tình trạng ợ hơi thường xuyên lặp lại khi bị ung thư dạ dày sẽ khiến cho người bệnh có cảm giác nóng rát ở cổ họng. Khi đưa thức ăn vào sẽ có cảm giác khó nuốt hoặc mỗi lần nuốt thức ăn sẽ cảm thấy đau nhức ở cổ.
Nóng ở cổ, cảm giác ăn khó nuốt cũng là các dầu hiệu cảnh báo sớm

Nóng ở cổ, cảm giác ăn khó nuốt cũng là các dầu hiệu cảnh báo sớm

  • Mệt mỏi hoặc suy nhược: Khi ung thư dạ dày tiến triển nặng, các triệu chứng của bệnh sẽ ngày càng biểu hiện rõ rệt hơn. Những cảm giác đau đớn, khó chịu do bệnh gây ra sẽ khiến cho người bệnh cảm thấy rất mệt mỏi, suy nhược. Đồng thời, hệ tiêu hóa hoạt động kém cũng khiến cho chất dinh dưỡng khi đưa vào cơ thể không được hấp thu hết.
  • Giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân: Giảm cân là triệu chứng phổ biến khi mắc ung thư nói chung và ung thư dạ dày nói riêng. Khi bị bệnh, cân nặng sẽ giảm từ từ do chức năng của hệ tiêu hóa suy giảm khiến cơ thể khó hấp thu dưỡng chất trong thức ăn. Số cân nặng sẽ giảm nhanh khi bệnh tiến triển sang giai đoạn nặng, thậm chí giảm đến 15% trọng lượng chỉ trong 3 tháng.
  • Ợ chua khó tiêu: Khi bị tổn thương, hoạt động co bóp của dạ dày yếu đi gây  tích tụ một phần thức ăn bên trong dạ dày. Lượng thức ăn này theo thời gian sẽ bị oxy hóa, tạo thành khí gas gây hiện tượng ợ hơi, ợ chua, nhất là sau khi ăn. Ợ hơi là phản xạ thông thường sau khi ăn để tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên nếu triệu chứng này xuất hiện liên tục thì rất có thể đó là triệu chứng của ung thư dạ dày.
  • Đi ngoài ra máu, phân đen: Ung thư dạ dày dễ xảy ra tình trạng xuất huyết tiêu hóa khiến cho người bệnh có biểu hiện đi ngoài ra máu, đi ngoài phân đen. Chính vì thế, nếu tình trạng đi ngoài ra máu, phân đen thường xuyên xuất hiện thì có khả năng rất cao bạn đã mắc ung thư dạ dày.
  • Đau bụng từng cơn: Đau bụng thường là triệu chứng bùng phát đầu tiên của hầu hết các bệnh lý đường tiêu hóa. Triệu chứng đau bụng gây ra do tình trạng viêm loét bên trong dạ dày gây ra. Cảm giác đau thường xuất hiện sau khi ăn no do thức ăn tiếp xúc trực tiếp với vết loét hoặc khi bụng đói do tăng tiết axit dạ dày.
Ung thư dạ dày khiến người bệnh đau bụng từng cơn

Ung thư dạ dày khiến người bệnh đau bụng từng cơn

  • Sưng bụng đầy bụng bất thường: Viêm loét, tổn thương sẽ khiến cho chức năng tiêu hóa của dạ dày yếu đi, thức ăn không được tiêu hóa hết sẽ tích tụ một phần bên trong dạ dày. Lâu ngày lượng thức ăn dư thừa này sẽ bị oxy hóa, sinh hơi khiến người bệnh luôn có cảm giác chứa đầy hơi, chướng bụng.

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày là do đâu?

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày thường liên quan đến môi trường sống, thói quen ăn uống, di truyền và các tổn thương tiền ung thư như, cụ thể:

Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư dạ dày

Ung thư dạ dày cũng là một trong những bệnh lý liên quan đến di truyền. Theo chuyên gia tiêu hóa MEDIPLUS, đột biến các loại gen MLH1, PMS1, MSH2, TGFBR2, PMS2,… là những nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Chính vì thế, nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở những gia đình đã có người mắc bệnh sẽ cao hơn so với những người khác.

Nhiễm vi khuẩn HP

Nhiễm vi khuẩn HP làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Nhiễm vi khuẩn HP làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày

Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP) là một xoắn khuẩn gram âm thường cư trú ở bên dưới lớp chất nhầy của dạ dày. Khi ở bên trong dạ dày, vi khuẩn HP phát triển, sinh sôi rất nhanh và tiết ra các độc tố gây tổn thương, viêm loét niêm mạc dạ dày – tá tràng cấp hoặc mạn tính.

Hiện nay có khoảng hơn nửa dân số thế giới mang trong mình vi khuẩn HP, trong đó có khoảng 10% số người nhiễm HP sẽ bị viêm loét dạ – tá tràng và khoảng 3% người nhiễm HP sẽ tiến triển thành ung thư dạ dày.

Ban đầu khi vào trong dạ dày, vi khuẩn HP sẽ tấn công vào niêm mạc tạo thành các ổ viêm loét gây loét dạ dày tá tràng. Nếu các tổn thương này không được khắc phục sớm sẽ tiến triển nặng dần và phát triển thành ung thư. Loại vi khuẩn này lây truyền trực tiếp qua đường ăn uống do dùng chung bát đũa, cốc chén, dùng chung đồ dùng cá nhân,… Chính vì thế, thói quen ăn ngoài, đồ ăn không đảm bảo vệ sinh, không rửa tay trước khi ăn, dùng chung dụng cụ ăn uống với người mắc bệnh làm tăng nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Thức ăn nếu muốn xuống được dạ dày sẽ phải đi qua cơ vòng thực quản. Thông thường “cánh cửa” này sẽ đóng lại để ngăn không cho thức ăn và dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản trong quá trình co bóp. Tuy nhiên vì một lý do nào đó cơ vòng này bị hở khiến cho dịch vị và thức ăn từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

GERD tình trạng ợ hơi, ợ chua rất khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sống của người bệnh. Trào ngược dạ dày thực quản nếu không được xử trí sớm sẽ gây ra các bệnh lý nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là ung thư thực quản và ung thư dạ dày.

Viêm dạ dày

Viêm dạ dày là tình trạng viêm lớp niêm mạc dạ dày do nhiễm vi khuẩn, thói quen sinh hoạt không lành mạnh, hay thức khuya, uống nhiều rượu bia, hút thuốc lá. Các vết viêm loét ở dạ dày nếu không được điều trị sớm sẽ tiến triển nặng, gây biến chứng nghiêm trọng đến sức khỏe, nguy hiểm nhất là ung thư dạ dày.

Nhiễm vi rút Epstein-Barr

Virus Epstein – Barr (EBV) hay herpesvirus 4 là một loại virus herpes rất hay gặp ở người. Cụ thể, có đến 90% số người trưởng thành trên thế giới đã từng mắc loại virus này và cơ thể tự sinh ra kháng thể để chống lại nó. Theo thống kê, có đến 200.000 trường hợp mắc ung thư được xác định là có liên quan đến EBV, trong đó bao gồm cả ung thư dạ dày. EBV hoàn toàn có thể điều trị khỏi bằng chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý và kết hợp với việc dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ. Chính vì thế, để ngăn ngừa nguy cơ mắc ung thư thì nên điều trị sớm ngay từ khi phát hiện cơ thể nhiễm herpesvirus.

Tiền sử loét dạ dày hoặc polyp dạ dày

Các ổ viêm loét, ổ polyp viêm được xem là những bệnh lý tiền thân dẫn đến ung thư dạ dày, trong đó có polyp tế bào tuyến đáy và polyp u tuyến là hai dạng có nguy cơ gây ung thư cao nhất. Chính vì thế, điều trị càng sớm viêm loét dạ dày, loại bỏ polyp sẽ là cách phòng ngừa hiệu quả nhất để tránh dẫn đến ung thư dạ dày.

Dạ dày bị viêm loét lâu ngày không được điều trị rất dễ dẫn đến ung thư

Dạ dày bị viêm loét lâu ngày không được điều trị rất dễ dẫn đến ung thư

Ăn nhiều thực phẩm mặn, ngâm chua

Ăn đồ ăn đậm đà, muối chua là thói quen ăn uống phổ biến của hầu hết người dân Việt Nam. Tuy nhiên thói quen này lại tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư dạ dày mà đa phần mọi người đều không biết. Bởi trong các loại thức ăn này có chứa rất nhiều nitrat, khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành nitrit, chất này khi kết hợp với acid amin trong thực phẩm sẽ tạo thành nitrosamin – một chất làm tăng nguy cơ mắc ung thư. Bên cạnh đó, các loại dưa muối chua nếu không được bảo quản cẩn thận sẽ dễ nhiễm khuẩn làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

Tiếp xúc thường xuyên với môi trường độc

Môi trường sống ô nhiễm là một trong những yếu tố hàng đầu làm gia tăng tỷ lệ mắc ung thư của người dân. Theo đó, không khí đầy khói bụi, chứa các chất phóng xạ, nguồn nước chứa nhiều kim loại nặng, độc hại, nhiễm khuẩn là những điều kiện rất thuận lợi gây biến đổi tế bào trong quá trình phân chia. Các kiểu gen bị lỗi, tế bào phân chia quá mức có thể phát triển thành các khối u, nếu là u ác tính sẽ phát triển thành ung thư và di căn đi khắp các mô, cơ quan trong cơ thể.

Rượu bia và các chất kích thích

Bên trong khói thuốc lá có chứa hàm lượng lớn nicotin. Khi vào cơ thể, chất này sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều cortisol – chất này làm tăng tiết acid dạ dày (HCl) và pepsin gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Chính vì thế, bỏ thuốc lá là lựa chọn tốt nhất giúp bảo vệ sức khỏe, giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư dạ dày.

Thói quen thường xuyên sử dụng rượu bia cũng sẽ gây giảm tiết dịch nhầy bảo vệ bên trong niêm mạc dạ dày, tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây tổn thương, viêm loét dạ dày.

Thùa cân béo phì

Trong cơ thể, chất béo không chỉ đóng vai trò dự trữ năng lượng mà còn tham gia vào quá trình lan truyền thông tin. Thông tin mà chất béo lan truyền có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phản ứng hóa học của tế bào. Trường hợp lượng chất béo tích tụ quá nhiều có thể gây rối loạn quá trình phát tín hiệu, từ đó gây rối loạn quá trình phát triển của tế bào – yếu tố hàng đầu dẫn đến ung thư.

Hội chứng Lynch

Hội chứng Lynch là một hội chứng rối loạn di truyền có liên quan trực tiếp đến một số bệnh ung thư đường tiêu hóa như ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,… Hội chứng Lynch hình thành do cơ thể xuất hiện một hoặc nhiều kiểu gen bị lỗi, đột biến tạo điều kiện thuận lợi cho các tế bào bất thường tồn tại, phát triển bên trong cơ thể. Từ đó làm tăng nguy cơ tiến triển thành các loại ung thư, bao gồm cả ung thư dạ dày.

Hội chứng Peutz-Jeghers

Hội chứng Peutz-jeghers là hội chứng di truyền có liên quan đến tình trạng đột biến gen STK11 ở nhiễm sắc thể số 19 gây xuất hiện các polyp bên trong đường tiêu hóa. Hội chứng Peutz-jeghers nếu không được điều trị sớm sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư lên đến 90%, trong đó nguy cơ gây ung thư dạ dày lên đến 29%. Tầm soát định kỳ chính là biện pháp hiệu quả nhất để phát hiện, điều trị sớm, ngăn ngừa bệnh tiến triển thành ung thư.

Hội chứng Li-Fraumeni

Hội chứng Li-Fraumeni là bệnh lý liên quan đến di truyền trong gia đình, hình thành do sự đột biến gen TP53 tham gia mã hóa protein p53. Mọi loại đột biến gen đều tạo điều kiện thuận lợi hình thành nên các tế bào lạ phát triển bên trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc ung thư.

Bệnh đa polyp tuyến gia đình

Đa polyp tuyến gia đình (FAP) hình thành do bất thường kiểu gen APC (Adenomatous Polyposis Coli) làm xuất hiện các polyp bên trong đường tiêu hóa. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, các polyp này sẽ có nguy cơ cao tiến triển thành ung thư ở đại tràng, trực tràng, dạ dày.

Suy giảm miễn dịch biến đổi chung (CVID)

Suy giảm miễn dịch biến đổi chung là tình trạng khiếm khuyết của hệ thống miễn dịch gây rối loạn suy giảm miễn dịch bên trong cơ thể. Hệ miễn dịch suy giảm khiến cho các tác nhân bên ngoài dễ dàng xâm nhập, tấn công vào cơ thể làm cơ thể suy yếu, dễ mắc bệnh và khi đã mắc bệnh thì tăng nguy cơ tiến triển nặng, thậm chí hình thành ung thư.

Làm sao để chẩn đoán ung thư dạ dày?

Để chẩn đoán chính xác người bệnh có mắc ung thư dạ dày hay không, bác sĩ sẽ kết hợp thăm khám lâm sàng và chỉ định làm thêm các phương pháp cận lâm sàng như:

Nội soi dạ dày chẩn đoán bệnh sớm

Nội soi dạ dày là phương pháp sử dụng một ống mềm, nhỏ, đầu có gắn camera đầu kia nối với máy thu hình ảnh. Bác sĩ sẽ luồn đầu có gắn camera qua miệng để vào thực quản rồi xuống dạ dày, hình ảnh bên trong dạ dày sẽ được truyền đến màn hình bên kia, giúp bác sĩ có thể dễ dàng quan sát được những bất thường như ổ viêm loét, khối u,… bên trong dạ dày.

Nội soi dạ dày giúp phát hiện sớm nếu có dấu hiệu ung thư

Nội soi dạ dày giúp phát hiện sớm nếu có dấu hiệu ung thư

Trong quá trình nội soi dạ dày nếu phát hiện polyp có kích thước nhỏ thì không cần tiến hành loại bỏ ngay mà chỉ cần đi theo dõi sức khỏe định kỳ để kiểm tra sự phát triển của khối polyp. Khi đường kính polyp có kích thước khoảng 1cm thì bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hết trong quá trình nội soi.

Sinh thiết dạ dày

Để tiến hành sinh thiết cần phải lấy được mẫu mô tại vị trí tổn thương tại dạ dày. Mẫu mô sinh thiết sau đó được đem đi xử lý, nhuộm màu, cắt mỏng rồi soi dưới kính hiển vi nhằm phát hiện sự có mặt của các tế bào ác tính bên trong dạ dày. Từ đó giúp bác sĩ xác định được mức độ tổn thương cũng như nguyên nhân gây ung thư dạ dày ở bệnh nhân.

Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu cũng là một trong những kỹ thuật hay được áp dụng trong chẩn đoán ung thư dạ dày. Trong một số trường hợp, người mắc ung thư dạ dày sẽ có nồng độ kháng nguyên CEA (carcinoembryonic) và CA 19-9 trong máu tăng cao hơn so với bình thường. Chính vì thế, xét nghiệm máu giúp xác định sự gia tăng của các kháng nguyên này, từ đó làm căn cứ để bác sĩ chẩn đoán người bệnh có mắc ung thư dạ dày hay không.

Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp mắc ung thư dạ dày lại không tăng nồng độ kháng nguyên CEA và CA 19-9 hoặc có tăng nhưng không liên quan đến ung thư dạ dày. Lúc này, người bệnh sẽ được chỉ định làm thêm các xét nghiệm có giá trị chẩn đoán xác định khác để phát hiện chính xác vấn đề sức khỏe đang gặp phải.

Chẩn đoán hình ảnh

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như X-quang, CT, Chụp cộng hưởng từ (MRI) không chỉ giúp phát hiện, đánh giá những tổn thương bên trong dạ dày mà còn giúp theo dõi sự lây lan, di căn của các khối u. So với chụp X-quang thì chụp cắt lớp vi tính (CT scan) và chụp cộng hưởng từ (MRI) sẽ cho hình ảnh tổn thương rõ ràng, chi tiết hơn, giúp đánh giá mức độ tổn thương dạ dày được chính xác hơn. Cũng chính vì thế chi phí chụp cắt lớp và chụp cộng hưởng từ cũng cao hơn so với chụp X quang.

Điều trị ung thư dạ dày bằng cách nào hiệu quả?

Ung thư dạ dày là bệnh lý có tốc độ tiến triển, di căn nhanh, nếu không được điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong. Chính vì thế, ngay khi phát hiện những triệu chứng cảnh báo bệnh kể trên người bệnh nên nhanh chóng đi khám để được điều trị bằng các biện pháp sau:

Phẫu thuật loại bỏ ung thư

Tùy vào tình trạng, mức độ tiến triển của ung thư mà bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày và các tổ chức lân cận do tế bào ung thư di căn sang. Thông thường, phẫu thuật thường được chỉ định khi tình trạng bệnh đã tiến triển nặng nên phải cắt bỏ dạ dày để bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.

Phương pháp phẫu thuật cắt dạ dày giúp loại sạch tổ chức ung thư, giúp hạn chế, ngăn ngừa mầm mống ung thư phá hủy hệ tiêu hóa và các tổ chức lân cận. Hiện nay, có hai phương pháp phẫu thuật mà người bệnh có thể lựa chọn là mổ mở hoặc mổ nội soi. Đa phần mọi người sẽ lựa chọn điều trị mổ nội soi vì thời gian tiến hành nhanh, tính thẩm mỹ cao, vết thương nhanh lành, hạn chế nhiễm trùng.

Hóa trị có sử dụng hóa chất

Hóa trị (hay điều trị bằng hóa chất) là phương pháp dùng thuốc đường uống hoặc truyền tĩnh mạch đưa thuốc vào cơ thể người bệnh để ức chế sự phát triển, lây lan của các tế bào ung thư. Hóa trị thường kết hợp với xạ trị để điều trị cho bệnh nhân ung thư trong thời điểm trước hoặc sau khi phẫu thuật.

Tùy vào từng giai đoạn, tình trạng sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bằng hóa chất cho từng đối tượng riêng. Điều trị lâu ngày bằng hóa chất có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định nhưng những triệu chứng này sẽ nhanh chóng giảm dần sau khi dừng điều trị.

Xạ trị dùng chùm tia phóng xạ

Xạ trị là phương pháp sử dụng chùm tia phóng xạ với mức năng lượng được cân nhắc cẩn thận, kỹ càng để điều trị cho các trường hợp mắc ung thư. Chùm tia phóng xạ khi chiếu vào vị trí cần điều trị sẽ giúp phá hủy cũng như ức chế sự nhân lên của các tế bào ung thư, hạn chế tối đa nguy cơ tái phát tại chỗ và lan rộng của các tế bào ung thư. Chính vì thế đây là phương pháp hàng đầu áp dụng điều trị cho các bệnh nhân ung thư.

Xạ trị có thể được áp dụng cho những trường hợp ung thư đã di căn rộng đến các hạch và hệ thống cơ xương với mục đích giảm triệu chứng, kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.

Liệu pháp tích cực

Liệu pháp tích cực hay điều trị giảm nhẹ thường được chỉ định khi bệnh nhân bước vào giai đoạn cuối, gần như không có khả năng điều trị khỏi. Các biện pháp giúp làm giảm triệu chứng bệnh và nhận được sự chăm sóc tích cực của bác sĩ, điều dưỡng để giảm bớt đau đớn thể xác cũng như xoa dịu nỗi đau tâm lý mà bệnh nhân đang phải đối mặt.

Có thể ngăn ngừa ung thư dạ dày bằng cách nào?

Ung thư dạ dày có thể phòng ngừa sớm bằng các biện pháp sau đây:

Test và điều trị nhiễm HP

Vi khuẩn HP được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý nghiêm trọng ở đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày – tá tràng, xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, viêm phúc mạc,… đặc biệt là ung thư dạ dày. Chính vì thế, việc Test HP giúp phát hiện và điều trị sớm Hp chính là giải pháp hàng đầu giúp phòng ngừa hình thành ung thư dạ dày.

Bác sĩ có thể chỉ định làm xét nghiệm máu, xét nghiệm hơi thở, xét nghiệm phân, nội soi. Từ đó đưa ra phác đồ điều trị cụ thể để tiêu diệt vi khuẩn HP. Phổ biến nhất vẫn là phác đồ phối hợp kháng sinh như:

  • Phác đồ 3 thuốc: Amoxicillin 1g, PPI (thuốc ức chế bơm proton), Clarithromycin 500mg x 2 lần/ngày hoặc Amoxicillin 1g, PPI, Metronidazol dùng liên tục trong 10-14 ngày.
  • Phác đồ 4 thuốc có Bismuth: PPI, Bismuth, Tetracycline, Metronidazole.
  • Phác đồ 4 thuốc không có Bismuth: PPI, Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole dùng 10-14 ngày.

*Lưu ý: Không tự ý mua thuốc và điều trị khi chưa có sự chỉ định của Bác sĩ chuyên khoa, tránh những tác dụng không mong muốn ảnh hưởng tới sức khỏe.

Xác định sự có mặt của Hp bằng test qua hơi thở

Xác định sự có mặt của Hp bằng test qua hơi thở

Điều trị sớm các vết viêm loét dạ dày

Hiện nay viêm loét dạ dày có 2 hướng điều trị chính là:

Điều trị nội khoa

Nếu nguyên nhân gây viêm loét dạ dày được xác định là do vi khuẩn HP thì  điều trị bằng phác đồ 3 thuốc và phác đồ 4 thuốc. Tuy nhiên do tình trạng kháng thuốc ngày càng gia tăng nên hiện nay đa phần bệnh nhân sẽ được điều trị bằng phác đồ 4 thuốc. Trong thời gian điều trị, người bệnh sẽ phải ngừng sử dụng các thuốc NSAIDS để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Trong quá trình dùng thuốc nếu gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào thì người bệnh nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ để được khắc phục kịp thời.

Điều trị ngoại khoa

Trong trường hợp viêm loét dạ dày tiến triển phức tạp, điều trị bằng thuốc không đáp ứng thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định làm phẫu thuật để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.

Chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học

Ung thư dạ dày có thể phòng ngừa sớm bằng một số biện pháp sau:

  • Hạn chế ăn nhiều đồ ăn sẵn, đồ hộp, đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Không hút thuốc lá.
  • Tránh sử dụng các chất kính thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê,…
  • Tập luyện thể dục thể thao đều đặn hàng ngày.
  • Duy trì cân nặng.
  • Bổ sung thêm chất xơ, vitamin từ các loại trái cây, rau củ vào bữa ăn hàng ngày.
  • Xây dựng chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya.
  • Tránh làm việc quá sức, luôn giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, hạn chế stress, căng thẳng gây tăng áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 1-2 lần/năm, tầm soát sớm ung thư vú và các bệnh lý tiêu hóa nếu gia đình đã từng có người mắc bệnh.
  • Điều trị các bệnh lý tiêu hóa ngay khi mới phát hiện bệnh.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp người đọc có thêm kiến thức về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị cũng như phòng ngừa ung thư dạ dày từ sớm. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì, khách hàng vui lòng liên hệ Hotline 1900 3366 để nhận được tư vấn từ các chuyên gia tiêu hóa hàng đầu của MEDIPLUS!

*Bài viết mang tính tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán hoặc phác đồ điều trị y khoa!

5/5 - (1 vote)

    ĐẶT LỊCH HẸN KHÁM

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời với chuyên gia.


    Bài viết liên quan

    Đau thượng vị dạ dày nên ăn gì, kiêng gì? Gợi ý 4 cách chữa tại nhà

    Đau thượng vị dạ dày là một triệu chứng phổ biến của các bệnh liên quan đến dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ…

    16 Th9, 2024
    369

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Viêm dạ dày ruột có nguy hiểm không?  4 cách điều trị

    Viêm dạ dày ruột cấp là một bệnh lý làm cho chúng ta bị đau quặn bụng, tiêu chảy và buồn nôn. Để hiểu rõ…

    16 Th9, 2024
    253

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đau dạ dày ăn thịt gà được không? 6 Lưu ý khi dùng

    Thịt gà được dùng để chế biến nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng. Dù mang đến nhiều lợi ích nhưng không phải ai…

    28 Th9, 2024
    530

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    [Gợi ý] 14 cách chữa co thắt đại tràng tại nhà 

    Co thắt đại tràng, còn gọi là viêm đại tràng, gây đau quặn bụng từng cơn và các triệu chứng như sốt, buồn nôn, tiêu…

    13 Th9, 2024
    305

    Chuyên mục: Tiêu hóa

    Đăng ký khám

    Đặt hẹn ngay để nhận tư vấn và xếp lịch khám kịp thời

      DỊCH VỤ NỔI BẬT

      Gói tầm soát sớm ung thư đường tiêu hóa

      Tầm soát và phát hiện sớm ung thư…

      6.660.000đ

      Tư vấn miễn phí

      CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

      Chia sẻ

      facebook-messenger-icon
      Đặt khám